Các nơi trên thế giới dùng chiến lược nào để đối phó Covid-19?
Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang áp dụng những chiến lược khác nhau để đối phó với đại dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp do biến chủng Delta.
Các phụ nữ đeo khẩu trang bước đi trên đường phố Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).
Australia
Australia đã theo đuổi chiến lược “Không Covid-19″, cấm hoàn toàn du khách nước ngoài, các bang ban hành lệnh phong tỏa bất cứ khi nào xuất hiện các chùm ca bệnh trong cộng đồng.
Tuy nhiên, mới đây, Thủ tướng Scott Morrison phát tín hiệu rằng, khi 70% dân số được tiêm chủng, nước này sẽ dỡ bỏ các lệnh hạn chế, phong tỏa để không ảnh hưởng đến nền kinh tế.
New Zealand
Chính phủ của Thủ tướng Jacinda Ardern cũng theo đuổi chiến lược “không khoan nhượng với Covid-19″. Theo đó, New Zealand cấm gần như toàn bộ hoạt động đi lại quốc tế, áp lệnh phong tỏa khi xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong bối cảnh tốc độ chương trình tiêm chủng còn hạn chế, rất ít dấu hiệu cho thấy New Zealand sẽ sớm nới lỏng kiểm soát biên giới.
Trung Quốc
Trung Quốc kiên định với chiến lược “Không Covid-19″ (Ảnh: Bloomberg).
Giới chức Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược không ca nhiễm, không khoan nhượng với Covid-19. Phong tỏa nhanh chóng, xét nghiệm diện rộng là hai trong số những biện pháp mà Trung Quốc áp dụng triệt để nhằm đối phó với đà lây lan của Covid-19 khi dịch bùng phát ở Vũ Hán và tái bùng phát mới đây tại một số địa phương.
Video đang HOT
Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 80% dân số trưởng thành vào cuối năm nay để đạt được miễn dịch cộng đồng. Đến nay, Trung Quốc đã tiêm khoảng 2 tỷ liều vắc xin Covid-19 cho người dân.
Hong Kong
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục là một trong những nơi áp dụng chính sách cách ly và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất thế giới để đạt mục tiêu “Không Covid-19″.
Chỉ một tuần sau khi cắt ngắn thời gian cách ly cho du khách đã tiêm chủng từ các quốc gia có nguy cơ tầm trung như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, chính quyền Hong Kong quyết định áp dụng trở lại quy định cách ly bắt buộc tối thiểu 14 ngày tại khách sạn đối với du khách đã tiêm chủng từ các quốc gia này. Quy định có hiệu lực từ ngày 20/8.
Thái Lan
Thái Lan đặt mục tiêu mở cửa vào tháng 10 nhờ chương trình tiêm chủng (Ảnh: Bloomberg).
Số ca nhiễm ở Thái Lan vẫn ở mức cao do tốc độ chương trình tiêm chủng còn hạn chế. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã đặt mục tiêu mở cửa trở lại với du khách quốc tế từ ngày 14/10. Hiện tại, du khách đã tiêm chủng có thể tới đảo Phuket – một mô hình mà giới chức Thái Lan tin rằng có thể khả thi để tiến tới mở cửa hoàn toàn.
Singapore
Singapore tiếp tục duy trì biện pháp kiểm soát biên giới, áp dụng các lệnh hạn chế nhằm phòng dịch. Tuy vậy, những thành công của chương trình tiêm chủng giúp Singapore xác định sống chung với Covid-19. Các lệnh hạn chế dần dần được nới lỏng và quy định đeo khẩu trang bắt buộc có thể sẽ là biện pháp hạn chế cuối cùng phải duy trì.
Mỹ
Với việc triển khai chương trình tiêm chủng nhanh chóng, Mỹ không còn phải áp dụng chính sách phong tỏa, và cũng gỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế. Hoạt động lữ hành quốc tế cũng đã được nối lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh trở lại, gây sức ép lên hệ thống y tế, giới chức y tế Mỹ khuyến cáo người dân dù đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Liên minh châu Âu (EU)
Nhiều nước EU xác định sống chung với Covid-19 (Ảnh: AFP).
Cuộc chiến chống Covid-19 ở EU đã chuyển sang cuộc chiến lâu dài khi khối này tìm cách sống chung với Covid-19. Ở các nước như Pháp, Đức và Italia, các nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện đều yêu cầu khách phải có chứng nhận đã tiêm chủng. Đến nay, EU đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 53% dân số của khối.
Lý giải bí ẩn bang ở Ấn Độ ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng bất thường
Nếu có sách lịch sử về đại dịch COVID-19 ở Ấn Độ, chắc chắn các tác giả sẽ dành một chương để viết về bí ẩn của Kerala: Tại sao một bang nhỏ bé nhưng lại ghi nhận số ca nhiễm gia tăng không tương xứng?
Một người đàn ông mặc đồ bảo hộ đứng cạnh trạm xét nghiệm COVID-19 di động bên ngoài trụ sở chính quyền quận Ernakulam ở Kochi, bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong những tuần gần đây, khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn Ấn Độ có xu hướng giảm đáng kể sau khi trải qua làn sóng dịch bệnh thứ 2, không thể tin rằng dịch bệnh đang diễn biến phức tạp chỉ ở Kerala, bang miền nam nước này. Số ca mắc tại Kerala đã tăng vọt, từ chiếm một nửa số ca mắc mới hàng ngày của Ấn Độ trong nhiều tuần, lên đến 2/3 ca mắc hiện tại của đất nước.
Trong khi các bang khác đều chứng kiến số ca COVID-19 gia tăng ổn định, chỉ có Kerala đang "lội ngược dòng". Hôm 29/8, Kerala đã ghi nhận thêm 29.836 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, con số cao nhất trong 8 tuần trở lại đây, chiếm 70% trong tổng số 42.513 trường hợp mắc mới của cả nước, dù bang này chỉ là nơi sinh sống của khoảng 3% trong số 1,3 tỷ dân Ấn Độ.
Các chuyên gia đang cảnh báo một đợt bùng phát COVID-19 mạnh mẽ có thể xảy ra vào khoảng tháng 10 tới, trong mùa lễ hội cao điểm của đất nước. Song, chính quyền bang Kerala đã gây tranh cãi khi vẫn cho phép tổ chức lễ hội, dẫn đến nhiều cuộc tụ tập đông người. Sau mỗi lễ hội, lại có hàng loạt ca mắc mới được ghi nhận.
Lo ngại về số ca mắc liên tục tăng cao của tiểu bang, Bộ trưởng Y tế Rajesh Bhushan đã viết thư cho chính phủ bày tỏ mối lo ngại của mình và đề xuất các biện pháp phòng dịch, bao gồm tăng cường ngăn chặn, truy vết tiếp xúc, xét nghiệm và dĩ nhiên không thể thiếu tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Kerala Veena George cho biết trên 70% người dân đã được tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, 25% đã tiêm đủ hai mũi.
Một số chuyên gia nhận định số ca nhiễm cao trên thực tế là dấu hiệu cho thấy sự thành công của Kerala. Các nhà phân tích lập luận cho rằng Kerala đang triển khai xét nghiệm hàng loạt và báo cáo số liệu của mình một cách trung thực. Các bệnh viện tại Kerala cũng chưa quá tải, không thiếu giường chăm sóc tích cực (ICU) hoặc ôxy. Tỷ lệ tử vong tại bang này vẫn ở mức thấp nhất Ấn Độ, chỉ 0,5% so với mức trung bình của cả nước là 1,25%.
Một nhân viên y tế xét nghiệm cho một người phụ nữ tại trường Cao đẳng Y tế Ernakulam ở Kochi ở Kerala, Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa xã
Ngoài sự buông lỏng việc tổ chức các lễ hội, một nhóm quan chức y tế New Delhi đã được cử đến Kerala vào tháng trước để tìm hiểu lý do tại sao số ca mắc không giảm. Họ đã tìm ra một nguyên nhân khác. Khi người dân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, họ không tuân thủ các quy định phòng dịch tại nhà. Thay vì tự cách ly, họ vẫn tiếp xúc với gia đình, họ hàng và lây lan virus cho họ.
Nhóm nghiên cứu ở New Delhi phát hiện ra rằng 35% ca nhiễm mới tại bang Kerala đã được phát hiện tại nhà. Ông George nói với các phương tiện truyền thông địa phương rằng: "Điều này là do việc duy trì giãn cách xã hội trong gia đình còn lỏng lẻo".
Usha Pillai, một nhà thiết kế thời trang sống tại Kochi cho biết: "Tại lễ hội Onam gần đây, tôi thấy người hàng xóm của mình vẫn ăn mừng với gia đình và bạn bè. Trước đó, ngừoi này nói với chúng tôi rằng anh đã mắc COVID-19, nhưng vẫn ngồi xung quanh mọi người và không đeo khẩu trang. Sau đó, vợ và bố mẹ anh đều có kết quả dương tính với virus".
Hiện giới chức đang thắt chặt yêu cầu người dân đảm bảo tuân thủ các quy tắc cách ly tại nhà. Nếu các gia đình không có phòng riêng để tự cách ly, tiểu bang sẽ đảm bảo sắp xếp chỗ ở cho họ.
Những con bò trú mưa bên ngoài một cửa hàng đóng cửa ở Kochi, bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh: AP
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến số ca mắc COVID-19 gia tăng đáng chú ý của Kerala đó là đây là một bang đông dân cư và có rất nhiều người cao tuổi.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho rằng Kerala đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công trong việc đối phó với đại dịch trước đó. Giả thuyết này cho rằng do Kerala này đã ngăn chặn hiệu quả làn sóng dịch COVID-19 trước đó, nên có rất nhiều người không nhiễm virus SARS-CoV-2 và chưa có kháng thể ngừa bệnh, không giống như các bang khác đã phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh tàn khốc trước đó.
Theo một cuộc khảo sát của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ vào tháng trước, 68% người Ấn Độ đã có kháng thể ngăn virus SARS-CoV-2, cho thấy họ đã từng mắc COVID-19. Ở một số bang, con số này lên tới 72%. Còn số liệu tại bang Kerala là 43%.
Trong khi Kerala đang vật lộn với số ca mắc tăng vọt, phần còn lại của quốc gia này dường như đã yên bình hơn. Tuần trước, Ấn Độ đã đạt được mốc quan trọng khi lần đầu tiên tiêm chủng 10 triệu mũi/ngày nhờ nguồn cung vaccine được cải thiện. Khoảng một nửa dân số trưởng thành của nước này - 940 triệu người - đã được tiêm chủng. Trong đó, 37% đã được tiêm 1 mũi và 10% được tiêm 2 mũi.
Cảnh sát kiểm tra một người đi đường vì nghi ngờ vi phạm các quy tắc phòng dịch ở Kochi, bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh: AP
Nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Soumya Swaminathan nhận định Ấn Độ có thể đang bước vào một giai đoạn "dễ kiểm soát" hơn do nước này đã vượt qua các đỉnh dịch trước đó.
"Chúng ta có thể đang bước vào một giai đoạn mang tính đặc hữu khi sự lây lan virus chỉ ở mức độ thấp hoặc trung bình", bà nói.
Số ca mắc giảm đang thúc đẩy nhiều bang ở Ấn Độ mở cửa trở lại trường học, mặc dù phụ huynh vẫn cảnh giác. Các trường học ở thủ đô New Delhi dự kiến sẽ khai giảng vào ngày 1/9. Nhiều hạn chế dự kiến cũng sẽ được dỡ bỏ, mặc dù giới chức không chắc rằng liệu làn sóng thứ 3 có ập đến hay không và kêu gọi mọi người tiếp tục cảnh giác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngay cả khi làn sóng thứ ba xuất hiện, nó sẽ ít nghiêm trọng hơn so với làn sóng thứ hai. Thay vào đó, lo lắng hiện tại là nếu các ca mắc ở Kerala không giảm đi, bang này có nguy cơ trở thành điểm nóng của biến thể Delta.
Cựu Giám đốc Y tế bang Kerala Rajeev Sadanandan cho biết. "Mối lo ngại chính là sự xuất hiện của các biến thể mới và nguy hiểm. Đó là lý do tại sao Kerala phải tập trung vào việc điều trị các ca bệnh của mình".
Ca nCoV Israel tăng kỷ lục Israel ghi nhận kỷ lục gần 11.000 ca nhiễm nCoV mới trong đợt bùng phát vì biến chủng Delta, giữa lúc các trường học chuẩn bị tái mở cửa. Bộ Y tế Israel hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 10.947 ca nhiễm nCoV, vượt kỷ lục 10.118 ca mới vào ngày 18/1, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.066.352. Số...