Các nhà tài phiệt Nga đồng loạt đòi EU bồi thường
Các ông trùm kinh doanh hàng đầu của Nga đang đâm đơn kiện Liên minh châu Âu (EU), tìm cách loại bỏ các lệnh trừng phạt cá nhân.
Cựu chủ tịch CLB Chelsea Abramovich đòi EU bồi thường 1 triệu USD. Ảnh: Reuters
Theo một bài viết đăng trên Tạp chí Phố Wall (WSJ) ngày 17/7, tỷ phú Roman Abramovich và các nhà tài phiệt khác của Nga, trước đó bị EU áp đặt các lệnh trừng phạt do cáo buộc liên quan đến cuộc xung đột diễn ra giữa Nga và Ukraine, đang khởi kiện EU tại một tòa án châu Âu. Nhóm doanh nhân này cáo buộc các lệnh trừng phạt xâm phạm quyền của họ.
Cụ thể, cựu chủ tịch CLB Chelsea Abramovich, ông trùm khai khoáng và kim loại Alisher Usmanov, cũng như Mikhail Fridman và Petr Aven – hai ông chủ lâu năm của Ngân hàng Alfa, một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga, đều đã đệ đơn kiện lên Tòa án chung của EU. Họ yêu cầu tòa án cấp cao thứ hai của khối hủy bỏ các lệnh trừng phạt, cho rằng quyền của họ đã bị xâm phạm và không chấp nhận cáo buộc có mối quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin. Nhà tỷ phú Abramovich cho rằng bản thân mình mang cả quốc tịch Bồ Đào Nha, nên các lệnh trừng phạt của EU đã vi phạm các quyền cơ bản mà được chính liên minh này bảo vệ.
Thậm chí một số nhà tài phiệt còn đòi EU bồi thường. Tuy nhiên, số tiền bồi thường dường như chỉ mang ý nghĩa biểu tượng thay vì thực sự có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhà tỷ phú Nga. Ông Abramovich đang đòi Hội đồng châu Âu (EC) bồi thường 1 triệu USD, và ông sẽ quyên góp số tiền đó cho một tổ chức từ thiện được thành lập để nhận tiền bán CLB bóng đá Chelsea.
Trong khi đó, ông Usmanov và em gái Gulbakhor Ismailova cho rằng EU cũng đóng một vai trò nào đó trong cuộc xung đột đang diễn ra. Họ cũng đòi EU bồi thường 20.000 USD để trang trải các chi phí pháp lý. Trong hồ sơ khởi kiện, Usmanov nói những cáo buộc của EU đã khiến một số giao dịch kinh doanh của ông thất bại và khiến ít nhất ba công ty con đứng trước bờ vực phá sản. Ông trùm cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến nhân viên của mình và gia đình họ.
Video đang HOT
Đầu tuần trước, dẫn các nguồn giấu tên, hãng Bloomberg đưa tin EU đang xem xét loại bỏ các lệnh trừng phạt mà họ đã áp dụng đối với một số công dân Nga. Khoảng 40 người Nga đã tìm cách ra khỏi danh sách trừng phạt, trong đó khoảng 30 người khởi kiện ra tòa và 10 người khác giải quyết trực tiếp với EU. Các luật sư EU cũng thừa nhận một số vụ kiện tụng có thể sẽ thu được kết quả nghiêng về phía các công dân Nga vì các biện pháp trừng phạt được áp dụng dựa trên những bằng chứng yếu kém hoặc sai sự thật.
Trong vài tháng qua, EU đã áp các lệnh trừng phạt đối với hàng trăm công dân Nga, bao gồm các quan chức hàng đầu, lãnh đạo doanh nghiệp và các thành viên gia đình của họ vì những vai trò bị cáo buộc trong cuộc xung đột ở Ukraine. Các hạn chế thường bao gồm đóng băng tài sản và cấm đi lại.
Từ cuối tháng 2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sau khi cáo buộc quốc gia láng giềng không thực hiện các điều khoản của các thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó đến nay, Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine tuyên bố là một quốc gia trung lập và cam kết không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Về phần mình, Kiev khẳng định hoạt động quân sự của Nga là hoàn toàn vô cớ.
Nga tăng cường khai thác vàng ở châu Phi để đối phó lệnh trừng phạt
Đối mặt với các hậu quả tài chính quốc tế do cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đang tăng cường khai thác và nhập khẩu vàng từ các nước châu Phi nhằm hạn chế những tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ảnh minh họa: BI
Đó là nhận định của chuyên gia phân tích Jędrzej Czerep thuộc Chương trình Trung Đông và Châu Phi của Viện Vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM) mới đây.
Theo ông Czerep, có một "cơn sốt tìm vàng" ở một số quốc gia châu Phi sau một loạt phát hiện về các mỏ mới ở Sahara và Sahel. Nó cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với vàng trên thị trường toàn cầu trong những năm gần đây, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19. Do đó, trung tâm khai thác vàng ở lục địa này đang chuyển từ khu vực Nam Phi truyền thống sang các khu vực bất ổn ở Sahel và Tây Phi, nơi Nga đang củng cố ảnh hưởng của mình.
Tại Sudan, nơi khai thác khoảng 100 tấn vàng hàng năm, hoạt động khai thác vàng đã thay thế khai thác dầu thô. Ghana và Mali cũng có các hoạt động tương tự.
Phần lớn giao dịch vàng châu Phi, đặc biệt là trong các mỏ mới, nằm ngoài kiểm soát của nhà nước. Ví dụ, Burkina Faso ghi nhận năm 2018 chỉ có 300 kg vàng được sản xuất bởi các nhóm nhỏ, độc lập, trong khi ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 15-20 tấn. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Sudan thông báo chỉ có khoảng 20% lượng vàng được xuất khẩu qua các kênh chính thức ở nước này.
Kể từ năm 2010, Ngân hàng trung ương Nga đã liên tục tăng dự trữ vàng của mình. Ngoài việc mua vào từ các nhà sản xuất trong nước (Siberia), Nga phần lớn nhập khẩu vàng từ các nước châu Phi, chủ yếu là qua các kênh không chính thức.
Triển vọng tiếp cận vàng là một trong những lý do khiến Nga tăng cường hiện diện quân sự và kinh doanh ở châu Phi trong những năm gần đây, thông qua hỗ trợ chính trị và mở ra không gian hoạt động cho các nhà tài phiệt muốn vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo cách này, kể từ năm 2017, Moskva đã xây dựng quan hệ đối tác với chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) của Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng cầm quyền nước này và kiểm soát một phần lớn hoạt động khai thác vàng của Sudan. Nhờ sự hỗ trợ của ông Dagalo, trong những năm gần đây, Nga có thể nhập khẩu không chính thức từ nước này tới 30 tấn mỗi năm, trong khi giá trị nhập khẩu chính thức là rất nhỏ.
Hoạt động này ở châu Phi đã góp phần bảo vệ tương đối tốt hệ thống tài chính của Nga trước những tác động từ những lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây. Sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, vàng đã giúp duy trì giá trị của đồng rúp, bất chấp chi phí ngày càng tăng từ cuộc xung đột và thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bất kể những hạn chế được áp đặt, Nga vẫn có khả năng bán vàng một cách không chính thức thông qua các nước thứ ba hoặc bên ngoài các kênh của ngân hàng trung ương. Điều này cho phép các nhà chức trách Nga phục hồi và ổn định giá trị của đồng rúp sau những lần mất giá ban đầu. Vàng cũng có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay và đầu tư vốn cho các doanh nhân và giới tài phiệt Nga có tài sản ở nước ngoài bị phong tỏa.
Tóm lại, Nga đã mở rộng hiện diện ở châu Phi trong vài năm qua, cho phép các thực thể từ Nga thu được vàng theo cách không chính thức, qua đó giúp tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống tài chính của Moskva.
Hàng loạt nhà tài phiệt Nga mở làn sóng kiện EU vì các lệnh trừng phạt Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án. Roman Abramovich, cựu chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Chelsea, là một trong những ông trùm người Nga đang tìm cách đưa EU ra tòa vì các lệnh trừng phạt. Ảnh: EPA-EFE Ít nhất 20 trong số các ông trùm...