Các nhà sản xuất iPhone và laptop đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Từ iPhone cho tới máy tính, các nhà sản xuất đằng sau phần lớn các thiết bị điện tử của thế giới đang chuẩn bị di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc để đến những địa điểm như Đông Âu, Mexico và Đông Nam Á.
Chủ tịch của Foxconn Technology Group, ông Terry Gou đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị khi ông mở ra một nhà máy sản xuất màn hình trị giá 10 tỷ USD ngay trong trung tâm nước Mỹ, một động thái như thể đã được báo trước. Khi mà căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang, các đồng nghiệp Đài Loan của ông đã lên kế hoạch chuyển sản xuất ra nước ngoài hoặc tạo ra các phương án dự phòng.
Các tập đoàn lớn nhất Đài Loan tạo thành một liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Họ lắp ráp các thiết bị từ các cơ sở sản xuất của Trung Quốc như HP Inc. và Dell, sau đó dán nhãn hiệu của họ lên các sản phẩm. Trong tuần vừa qua, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm cả các giám đốc điều hành của Pegatron Corp và Inventec Corp. đã tuyên bố rằng họ đã tìm ra được cách để giảm thiểu tác động của một cuộc chiến thương mại. Mặc dù Donald Trump chưa đả động đến các thiết bị điện tử tiêu dùng, họ sợ rằng họ sẽ nằm trong 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc mà bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các chính sách của Trump, từ đó xoá bỏ đi lợi nhuận mỏng manh mà họ hiện có.
Liao Syh-Jang, giám đốc điều hành của nhà sản xuất iPhone Pegatron cho hay: “Chúng tôi đã khởi động một cơ chế để giảm rủi ro của chúng tôi từ những tranh chấp thương mại.” Trong thời gian ngắn hạn, họ có thể sẽ bổ sung thêm sức tải tại Cộng hoà Séc, Mexico và ở quê nhà. Trong thời gian dài hạn hơn, công ty sẽ mở ra những cửa tiệm tại Ấn Độ và Đông Nam Á, theo giám đốc tài chính Charles bổ sung.
Sáu nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất của Đài Loan, bao gồm Compal Electronics Inc., Foxconn Hon Hai Precision Industry Co., Inventec, Pegatron, Quanta Computer Inc., và Wistron Corp đã thu về 296 tỷ USD doanh thu trong năm 2017, ngang ngửa với tổng số GDP của Pakistan. Mặc dù dữ liệu của chính phủ cho thấy các khoản đầu tư của các công ty Đài Loan tại Trung Quốc đã đạt đỉnh điểm vào năm 2010, họ vẫn giữ một sự hiện diện ghê gớm: 15 trong số 20 nhà xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á sang Mỹ trong năm 2016 đều có bắt nguồn từ Đài Loan. Mỗi công ty trong số đó là 15 công ty con của 6 nhà sản xuất hợp đồng.
Động thái sắp tới của họ cho thấy một xu hướng nhanh chóng trong những năm gần đây. Chi phí lao động gia tăng khiến cho nhiều người phải cân nhắc những lựa chọn thay thế, bao gồm thiết lập các cơ sở với quy mô nhỏ hơn ở nơi khác để tiến gần tới thị trường trong khu vực. Giờ đây, những cơ sở này trở thành những căn cứ để mở rộng.
Video đang HOT
Wu Chung-shu, chủ tịch của Viện nghiên cứu kinh tế Chung-Hua cho biết; “Việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ là rất quan trọng đối với các công ty Đài Loan, khi mà tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không mất đi một sớm một chiều.”
Những công ty khác mà đang chuẩn bị cho bước ngoặt này có Inventec, một nhà cung cấp quan trọng của Apple, và ngoài ra còn có Quanta và Compal. Hai hãng Quanta và Compal sản xuất laptop cho các thương hiệu lớn của thế giới. Họ cho biết họ có thể bổ sung sức tải cho các cơ sở không phải của Trung Quốc khi cần thiết.
Phó chủ tịch của Compal, ông Ray Chen cho biết việc lắp ráp laptop bên ngoài Trung Quốc có thể tốn ít nhất thêm 3% cho mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, giải pháp thay thế không hợp lý cho lắm: do tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty chỉ trên 3% có một chút vào quý trước. Mức lợi nhuận mỏng manh này có thể bị thuế quan xoá sạch. Đó cũng là một hiện trạng trong toàn ngành. Đối thủ Quanta có tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ khoảng 4,5%.
Giám đốc điều hành của Inventec, ông David Ho chia sẻ với nhà phân tích: “Chúng tôi đang thực hiện các bước điều chỉnh để nếu thuế quan mới cho 200 tỷ USD hàng xuất khẩu Trung Quốc có đánh vào đi chăng nữa, chúng tôi vẫn sẽ có thể giảm thiểu được thiệt hại.” Hiện tại David Ho đang giám sát đơn vị sản xuất AirPods và HomePods, cũng như các sản phẩm loa thông minh của Sonos Inc.
Tuy nhiên, nhiều kế hoạch dự phòng này vẫn chưa được hoàn thiện, và các giám đốc điều hành rất thận trọng với cam kết này, nhất là khi có những thách thức trong việc di dời sản xuất vĩnh viễn, cả về mặt hậu cần và chính trị. Nhiều công ty Đài Loan không muốn kích động Trung Quốc. Và hiện cũng có ít dấu hiệu cho thấy sẽ có một cuộc di cư toàn diện. Ông Ho cho biết Inventec còn bổ sung thêm ít nhất 1 cơ sở mới tại Trung Quốc mà sẽ bắt đầu sản xuất vào năm tới.
Tuy nhiên, những động thái của Donald Trump không khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Chủ tịch của Quanta, ông Barry Lam cho biết công ty của ông sẽ tăng cường sản xuất ở California và Tennessee hoặc ở Đức. Chen từ Compal cho biết họ cũng sẽ làm điều tương tự tại Mexico, Ba Lan, Đài Loan hoặc Việt Nam.
Theo Tri Thuc Tre
Chuyên gia: Trung Quốc sẽ không đầu hàng dù bị kề dao vào cổ
Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ nguy hiểm nhất 40 năm qua, nhưng Bắc Kinh nhất quyết sẽ không đầu hàng dù có bị kề dao vào cổ, một chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Có lẽ không nơi đâu ngoài nước Mỹ mà Tổng thống Trump lại dồn nhiều tâm trí như Trung Quốc.
Giới quan sát, các chuyên gia đang nhảy vào cuộc tranh luận về động cơ thực sự của việc Washington đẩy mạnh cuộc chiến thương mại chống lại Bắc Kinh, một chiến lược to lớn được dẫn dắt bởi Tổng thống Donald Trump mà nhiều người cho là để ngăn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ông He Weiwen, cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng chính quyền Trump không hề giấu diếm ý định kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc thông qua các mức thuế quan mà nước này áp đặt. Nhiều người đồng thuận với nhận định này.
Gần như tất cả đều đồng ý rằng thuế quan chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch ngăn Trung Quốc đánh bật Mỹ ra khỏi vị trí nền kinh tế số 1 thế giới của Tổng thống Trump. Một số ý kiến còn lo ngại 2 quốc gia có thể sẽ rơi vào kịch bản đối đầu để tranh giành vị trí thống trị toàn cầu như những gì đã xảy ra với Mỹ và Liên Xô trong thế kỷ trước.
Tông thông Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Những người chỉ trích ông Tập nhận định các chính sách như &'Made in China 2025' và sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã khiến phương Tây cảnh giác, buộc Mỹ phải ngăn chặn Trung Quốc trước khi họ có thể xây dựng được những công nghệ quan trọng.
Một ví dụ điển hình là chính quyền Trump đã nhanh chóng hạ bệ tập đoàn ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, liên tiếp đưa ra các gói thuế quan khổng lồ đánh vào hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc, gây ra cuộc chiến thương mại có quy mô và cường độ lớn nhất trong lịch sử.
Tuy nhiên các quan chức Mỹ lại nói họ không hề muốn ngăn cản Trung Quốc phát triển, họ chỉ muốn ngăn Trung Quốc vi phạm luật và ăn cắp sở hữu trí tuệ - những cáo buộc mà Bắc Kinh liên tục phủ nhận.
"Cuộc chiến thương mại giúp Trung Quốc hiểu được về cách mà một chiến tranh lạnh bắt đầu", An Gang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách công Pangoal, Trung Quốc nhận định.
Giới lãnh đạo và người dân Trung Quốc từng rất hoan nghênh sự trỗi dậy của Tổng thống Trump, người mà họ đánh giá là nhà giao dịch thực dụng có thể thu hẹp mức thâm hụt thương mại lên tới 375 tỷ USD giữa 2 quốc gia. Nhưng gió đã đổi chiều, các quan chức chóp bu của nền kinh tế thứ 2 thế giới giờ đang phải đau đầu tìm ra giải pháp cho liên tiếp những đợt đánh thuế thẳng tay từ nhà lãnh đạo Mỹ.
Trung Quốc từng không dưới một lần đề cập tới các phương án đối phó với Mỹ như áp thuế ôtô, chất bán dẫn và máy bay Boeing. Chỉ có điều họ vẫn chưa dám mạnh tay thực sự. Ông Wang Huiyao, cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh giờ đây đã sẵn lòng đàm phán nhưng chính những chiến lược gây áp lực của ông Trump đã phản tác dụng khi làm người Trung Quốc "nóng mắt" và khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong họ.
"Nếu bạn muốn ông Trump nhớ, hãy giáng một cú thật mạnh và thật đau", Wei Jianguo, cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay.
Theo Bloomberg, đây là lúc bản năng chiến đấu tự nhiên của Trung Quốc trở lại. Dù vậy, họ có vẻ như vẫn đang chờ đợi thời cơ phản đòn, có thể là đợt bầu cử giữa kỳ tới đây của Mỹ. Nhiều người Trung Quốc được hỏi cho thấy cơ hội sẽ mở ra cho Trung Quốc nếu đảng Cộng hòa của ông Trump thất thế.
"Chúng tôi đang nói chuyện với Trung Quốc và họ cũng muốn thế. Họ chỉ không thể đưa ra các thỏa thuận mà chúng ta có thể chấp nhận. Vậy nên chúng ta sẽ chỉ đi tới bất cứ thỏa thuận nào khi giành được điều gì đó công bằng cho nước Mỹ", ông Trump nói trong buổi họp nội các.
Thực tế thì chẳng một ai có thể nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết cho mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay, khi mà ông Trump có thể thay đổi cục diện bất cứ lúc nào - như cách mà ông từng áp dụng với NAFTA, Liên minh Châu Âu và Triều Tiên - thì đối với Trung Quốc, nhà lãnh đạo Mỹ luôn bỏ qua các cơ hội có thể giảm căng thẳng giữa hai bên.
"Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ nguy hiểm nhất trong 40 năm qua. Nếu Tổng thống Trump kề dao vào cổ chúng ta, chúng ta bằng mọi giá sẽ không đầu hàng", Lu Xiang, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.
Theo Danviet/Song Hy
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể sắp chấm dứt Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực để giải quyết cuộc chiến thương mại căng thẳng trước khi lãnh đạo hai nước có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới. Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Trung Quốc năm 2017 (Ảnh: Reuters) Theo Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...