Các nhà sản xuất chip sẵn sàng cho năm tăng trưởng mới
Bất chấp những rủi ro tiềm năng, doanh thu ngành bán dẫn lần đầu tiên sẵn sàng vượt mức 500 tỉ USD trong năm 2022.
Theo Bloomberg, nếu các ước tính được giữ nguyên, 2022 có thể là năm đầu tiên trong nhiều thập niên ngành công nghiệp chất bán dẫn ghi nhận mức tăng doanh số trong năm thứ ba liên tiếp. Doanh số bán hàng tăng vọt khi chip lan rộng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dùng, trở thành thành phần thiết yếu của các sản phẩm từ ô tô, thiết bị thông minh đến quần áo.
Sự tăng trưởng liên tục được kỳ vọng trong năm nay sẽ đánh dấu bước ngoặt cho thị trường chip vốn bị khóa trong một vòng luẩn quẩn của chính nó: nhu cầu tăng vọt, tăng sản lượng chip lấp đầy nhà kho và chuỗi cung ứng tạo ra tình trạng dư thừa, sau đó doanh số bán hàng sụp đổ. Tình trạng này đã lặp đi lặp lại, nhiều đến mức các nhà đầu tư coi đó là điều hiển nhiên.
Video đang HOT
Nhưng các nhà sản xuất chip đang theo đuổi con đường tăng trưởng bền vững
Tuy nhiên, các nhà sản xuất chip lớn như Intel Corp và Micron Technology cho rằng lần này đã khác. Và họ có thể đúng. Ngày nay, chip được dùng trong rất nhiều sản phẩm, thay vì chỉ tập trung trong máy tính và thiết bị di động như trước đây, do đó nguy cơ dư thừa sản lượng thấp hơn.
Thiếu hụt chip toàn cầu và những khó khăn trong chuỗi cung ứng khiến các công ty bán dẫn có nguy cơ gặp phải sự cố sớm hơn. Hầu hết giám đốc điều hành trong ngành đã cảnh báo tình trạng thiếu hụt sẽ không giảm bớt cho đến nửa cuối năm nay, một số sản phẩm tiếp tục bị trì hoãn do khan hiếm thành phần cho đến năm 2023.
Ngành công nghiệp chip có thể không bao giờ thoát khỏi bản chất “tàu lượn siêu tốc” của nó, nhưng sự bùng nổ nhu cầu hiện tại có thể chỉ kéo dài đến năm 2025. Ngành công nghiệp chip hiện nay ít phụ thuộc hơn vào máy tính và điện thoại thông minh để bán được hàng, nhưng đó vẫn là động lực tăng trưởng lớn nhất của ngành.
Nếu có nhiều năm tăng trưởng ở phía trước, ngành công nghiệp chip sẽ cần phải mở rộng công suất. Các nhà máy phải tiêu tốn hàng tỉ USD và mất nhiều năm để đi vào sản xuất. Nhưng nếu xét về mặt tích cực, nguồn cung eo hẹp sẽ giúp ngành chip dễ dàng tránh được một vụ tai nạn khác.
Samsung, Renesas, SK Hynix đồng loạt từ chối tiết lộ thông tin khách hàng cho Mỹ
Nhiều nhà sản xuất chip châu Á tham gia cùng Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) trong việc giữ kín thông tin chi tiết khách hàng.
Theo Nikkei, Samsung Electronics, SK Hynix hôm 8.11 đã đồng ý cung cấp dữ liệu chuỗi cung ứng theo yêu cầu từ phía Mỹ. Tuy nhiên, giống như TSMC, cả hai hãng chip nhớ Hàn Quốc đều giữ lại thông tin chi tiết liên quan đến khách hàng.
Nhiều công ty từ chối tiết lộ chi tiết dữ liệu khách hàng cho phía Mỹ
Nhà sản xuất chip Renesas Electronics và Kioxia Holdings của Nhật Bản đã tuân thủ lời kêu gọi của chính phủ Mỹ về việc tự nguyện cung cấp dữ liệu, nhằm giúp xác định các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng cả hai công ty cũng từ chối tiết lộ chi tiết dữ liệu khách hàng.
"Trong vài tuần qua, tôi đã nói chuyện với giám đốc điều hành (CEO) của một số công ty bán dẫn, bao gồm cả TSMC, để yêu cầu họ tuân thủ lời kêu gọi. Tất cả CEO mà tôi đã đối thoại đều nói rằng đó là một ý kiến hay", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói trong cuộc họp báo hôm 9.11. Trước cáo buộc của Trung Quốc cho rằng chính phủ Mỹ đang ép buộc các công ty công nghệ tiết lộ thông tin mật, bà Raimondo đáp lại "thật nực cười khi cho rằng đó là sự ép buộc vì nó là tự nguyện".
Cuối tháng 9.2021, Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu các công ty bán dẫn tiết lộ dữ liệu trong 14 lĩnh vực bao gồm sản phẩm, đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Thời hạn để trả lời là ngày 8.11. Chính quyền Washington coi việc trao đổi thông tin không đầy đủ giữa các nhà sản xuất chip và người mua chip là nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chất bán dẫn trên toàn cầu.
Theo Nikkei, General Motors và BMW đã tiết lộ thông tin mua bán và các thông tin khác cho Bộ Thương mại Mỹ. Trong khi đó, TSMC và những hãng khác tỏ thái độ phản đối tiết lộ bí mật công ty, cho rằng việc này có thể gây hại cho họ trong khi đàm phán hợp đồng.
TSMC khẳng định không tiết lộ chi tiết thông tin khách hàng cho Mỹ Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 8.11 nói đã không tiết lộ thông tin chi tiết nào về khách hàng trong phản hồi trước yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chip của Mỹ, theo Nikkei. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) là một trong số các công ty bán dẫn lớn được chính phủ Mỹ yêu...