Các nhà phát hành game phải bảo vệ thông tin người dùng, tuân thủ Luật An ninh mạng
Các doanh nghiệp cung cấp phát hành game có hành vi thu thập dữ liệu cá nhân, phân tích dữ liệu, lưu trữ dữ liệu người dùng, bắt buộc phải có máy chủ để lưu trữ dữ liệu này ở Việt Nam.
Phải có công cụ, biện pháp để đảm bảo an ninh ngăn chặn nguy cơ lộ lọt dữ liệu này.
Các nhà phát hành game phải tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng. (Ảnh minh họa.)
Theo đại diện Bộ Công an, Luật An ninh mạng có hiệu lực và trong đó có những điểm mà các doanh nghiệp cung cấp game tại Việt Nam phải tuân thủ, cụ thể: Game được cung cấp tại Việt Nam phải được cấp phép. Các doanh nghiệp cung cấp phát hành game có hành vi thu thập dữ liệu cá nhân, phân tích dữ liệu, lưu trữ dữ liệu người dùng, bắt buộc phải có máy chủ để lưu trữ dữ liệu này ở Việt Nam. Phải có công cụ, biện pháp để đảm bảo an ninh ngăn chặn nguy cơ lộ lọt dữ liệu này.
Video đang HOT
Không được để xảy ra các hành vi trao đổi trong cộng đồng game để thực hiện các hành vi chống phá an ninh của Việt Nam như kích động bạo lực, gây rối trật tự công cộng. Nghiêm cấm phát hành game đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Đơn vị phát hành game phải phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chức năng của Bộ Công an trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể khi cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng thì phải phối hợp cung cấp.
Trong thời gian từ năm 2017 đến nay, Bộ TT&TT đã thiết lập cơ chế phối hợp với Google, Apple và Facebook trong việc chặn, gỡ hoặc dừng quảng cáo cho các game không phép phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện nay, trên hai chợ ứng dụng đã gỡ bỏ tổng cộng 142 game vi phạm phát hành không phép vào thị trường Việt Nam, trong đó có 104 game cờ bạc đổi thưởng, 38 game có nội dung bạo lực.
Trong thời gian qua, Cục PTTH&TTĐT phát hiện một số trò chơi điện tử phát hành phát hành xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam thông qua App Store và Google Play Store, có hành vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể: game có yếu tố cờ bạc, đổi thưởng; game có nội dung bạo lực, hình ảnh hở , dung tục, vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam; game xuyên tạc và vi phạm lịch sử của Việt Nam; game dù không có nội dung vi phạm nhưng lại phát hành không phép. Sau khi xác định các game vi phạm, Bộ sẽ thực hiện các biện pháp xóa, chặn ứng dụng game khỏi Google Play Store, App Store, đồng thời thực hiện các biện pháp chặn dòng tiền thanh toán cho game.
Theo quan điểm của Bộ TT&TT, game online tác động nhiều nhất là giới trẻ, mà giới trẻ cần bảo vệ chặt chẽ hơn hơn trên môi trường mạng do đó các yêu cầu về nội dung yêu cầu các nhà sản xuất và phát hành game phải thực hiện nghiêm túc.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thời gian qua một số doanh nghiệp trong nước đứng tên xin giấy phép cung cấp dịch vụ game nhưng thực chất chỉ là đại lý phát hành game cho các doanh nghiệp nước ngoài. Việc hợp tác này thực chất chỉ là “vỏ bọc”, doanh nghiệp Việt Nam không phải là đơn vị kinh doanh thực sự mà chỉ là trung gian đứng ra thu tiền ở Việt Nam và chuyển tiền về cho công ty ở nước ngoài.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Công an cho hay, pháp luật Việt Nam đang tạo điều kiện hết sức cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn, mở công ty ở Việt Nam nhưng việc các doanh nghiệp game nước ngoài kinh doanh núp bóng các công ty “bình phong” hay đại lý ở trong nước là vi phạm pháp luật Việt Nam. Do đó, đề nghị các doanh nghiệp nước ngoài nghiên cứu lựa chọn hợp tác đúng luật với các doanh nghiệp trong nước đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện để cung cấp game vào Việt Nam.
Theo ITC News
Cách mạng 4.0 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo cấp quốc gia 'Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam'.
Sáng ngày 24/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ ba 'CMCN lần thứ 4 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng' do TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì.
Theo chia sẻ của ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông, việc lộ, lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến vì các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin ở nước ta chưa bẳng các nước phát triển. Nhiều vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra như: đánh cắp thông tin cá nhân trên không gian mạng, rao bán thông tin cá nhân...
TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì phiên thảo luận thứ 3
Về hành lang pháp lý trong việc bảo vệ thông tin cá nhân, Việt Nam đã có Luật An ninh mạng nhưng quy định mới dừng ở mức khung chung, các cơ quan liên quan đang tiếp tục nghiên cứu nên điều quan trọng nhất khi sống trong môi trường số đó là phải bắt nguồn từ nhận thức của người sử dụng, đặc biệt các thông tin liên quan đến bên thứ ba để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Còn Thiếu tướng Lê Minh Mạng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đánh giá: tội phạm an ninh mạng đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng với phạm vi rộng, tính chất xuyên quốc gia, ẩn danh cao nên trở thành thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn của toàn cầu.
Tại Việt Nam, một số biểu hiện phổ biến của tội phạm là: sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, kích động, biểu tình, sử dụng, thông tin giả, sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục. Tấn công mạng, cài cắm mã độc, gián điệp, tấn công tổ chức tài chính, ngân hàng, đánh cắp dữ liệu người dùng. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các cuộc gọi mạo danh. Tổ chức đánh bạc quy mô lớn, hình thành đường dây xuyên quốc gia...
Với tình hình trên, nước ta đã thông qua Luật An ninh mạng và đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức trên không gian mạng.
Theo pháp luật việt nam
Facebook, Twitter bị Nga buộc tuân thủ luật an ninh mạng Sau Anh, người đứng đầu cơ quan giám sát truyền thông Liên bang Nga Alexander Zharov vừa tuyên bố Twitter và Facebook có 9 tháng để tuân thủ luật an ninh mạng của nước này. Ảnh minh họa: Social Barrel. Theo Vietnamplus, ngày 6.3, dự luật trên đã được Hạ viện Nga thông qua tại lần tranh luận thứ hai, theo đó dự...