Các nhà nghiên cứu nêu ra chỉ số tiên lượng tử vong do coronavirus
Các nhà khoa học nêu ra một yếu tố tiên lượng tình trạng tử vong do coronavirus. Theo đó, việc xét nghiệm máu có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mắc COVID-19.
Thông tin này được báo Izvestia của Nga dẫn nguồn các nhà nghiên cứu từ Đại học Verona và Bệnh viện đa khoa thuộc Đại học Padua của Ý cùng với các đồng nghiệp Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học đã phân tích một số bài báo khoa học về nồng độ tiểu cầu ở bệnh nhân coronavirus. Kết quả cho thấy thành phần máu này giảm đáng kể ở những bệnh nhân sau đó tử vong. Trong môi trường y tế, chỉ số về nống độ tiểu cầu được đề xuất sử dụng như một dấu hiệu phản ảnh tình trạng xấu đi của bệnh nhân – trên cơ sở đó các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh và đưa ra quyết định điều trị.
Ông David Naimzada, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm phân tích các chỉ số sức khỏe của y tế cộng đồng và số hóa sức khỏe tại Đại học MIPT cho hay, tiểu cầu ảnh hưởng đến việc bảo tồn trạng thái lỏng của máu, có chức năng cầm máu khi thành mạch máu bị tổn thương và các cục máu đông bị tan. Việc suy giảm hệ thống này cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng trong hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Video đang HOT
Ông Roman Komarov, trưởng khoa phẫu thuật tim của Trung tâm lâm sàng thuộc Đại học Y mang tên Sechenov, xác nhận rằng tiêu chí này có thể được sử dụng để chẩn đoán các dạng nhiễm coronavirus nặng.
“Khi bệnh truyền nhiễm coronavirus ở tình trạng nghiêm trọng sẽ xảy ra hội chứng suy đa tạng: các chức năng của gan, thận, phổi bị phá vỡ. Điều này gây ra ức chế mầm tạo máu, dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu”, ông giải thích.
Các chuyên gia cho rằng mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu thấp và tình trạng coronavirus trở nặng có thể do ảnh hưởng của virus đối với sự hình thành của tiểu cầu, cũng như mối liên quan giữa virus với các thành phần máu, khiến cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của chính nó.
Trước đo, một số chuyên gia cũng cho hay, dạng bệnh COVID-19 ở thể nặng có đặc điểm đồng thời xuất hiện triệu chứng sốt và ho kèm theo hiện tượng khó thở.
Ăn nhầm nấm độc, em tử vong, anh đang nguy kịch: Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được ăn nấm rừng
Đi chăn trâu trên nương rồi lấy nhầm nấm độc nướng ăn, hai thiếu niên tại huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã bị ngộ độc nặng, trong đó 1 ca đã tử vong, ca còn lại cũng khó qua khỏi.
Theo baotintuc.vn đưa tin, ngày 6/4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết, tại huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), một thiếu niên thiệt mạng, một thiếu niên khác nguy kịch do ăn phải nấm độc khi đi chăn trâu trên nương.
Theo bác sĩ Hồ Duy Khánh (Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên), ngày 5/4, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp chuyển tuyến bị ngộ độc nặng do ăn phải nấm độc. Bệnh nhân là Lý A Bia (sinh năm 2005, có hộ khẩu thường trú tại bản Nậm Pan, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên), nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng nhiều kèm theo đi ngoài nhiều lần.
Tại bệnh viện, bệnh nhân đã được hồi sức nội khoa tích cực, tuy nhiên, hiện tại tình trạng vẫn rất nguy kịch. Các bác sĩ ở Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cũng đã hội chẩn, chỉ định thay huyết tương cho bệnh nhân. Khả năng tử vong của bệnh nhân rất cao, tới trên 90%.
Bệnh nhân Lý A Bia đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Người nhà bệnh nhân chia sẻ với Vov, trong sáng 4/4, bệnh nhân cùng em họ là Lý A Cự, sinh năm 2008 sống cùng bản đi chăn trâu trên nương. Đến cuối chiều không thấy 2 anh em về, gia đình tổ chức đi tìm thì phát hiện Lý A Cự đã tử vong, còn Lý A Bia bất tỉnh, bị ngộ độc nặng, phải đưa đi cấp cứu tại trạm y tế cơ sở. Do tình trạng bệnh lý nặng, nên đã được chuyển lên tuyến tỉnh để cấp cứu. Số lượng nấm độc mà Bia và Cự đã ăn là khoảng 20 cây.
Bác sĩ Hồ Duy Khánh khuyến cáo, vào mùa này nấm mọc rất nhiều trên các đồi, người dân tuyệt đối không được ăn các loại nấm rừng.
Thành phần nấm mà bệnh nhân Lý A Bia đã ăn chủ yếu là chất amatoxin, gây ra những biến chứng suy đa tạng, suy gan, suy thận.
Những người ăn phải nấm độc thường có triệu chứng đau bụng kèm theo nôn, đi ngoài phân lỏng. Nếu ăn phải nấm có độc tính cao sẽ xuất hiện triệu chứng chậm (sau 6 giờ), nguy cơ tử vong cao do độc tố đã được hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
Những trường hợp ăn phải nấm độc với xuất hiện triệu chứng nhanh (dưới 6 giờ) thì sẽ dễ được cứu chữa hơn do độc tính nấm không cao. Người ăn phải nấm độc, bắt đầu xuất hiện triệu chứng mệt mỏi thì cần được đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý, trước hết là thải độc để độc tố chưa kịp hấp thu vào dạ dày.
Phong Vân (tổng hợp)
Giữa đại dịch Covid-19: Vì sao máy thở được coi là 'lá phổi sắt', hai loại máy thở khác nhau thế nào? Theo TS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, máy thở được xem là "lá phổi sắt" trong bất cứ khoa Cấp cứu, Hồi sức và Chống độc nào. Hai loại máy thở Trong đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh...