Các nhà mạng Mỹ đề xuất hạn chế 5G ở những khu vực gần sân bay
Nhằm xoa dịu quan ngại sóng 5G ở băng tầng C ảnh hưởng đến an toàn hàng không, các nhà mạng di động ở Mỹ đề xuất hạn chế 5G ở những khu vực gần sân bay.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ cho rằng 5G ở băng tần C tiềm ẩn rủi ro hàng không
Trong cuộc đấu giá tổ chức bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) vào đầu năm nay, hai nhà mạng Verizon và AT&T chấp nhận chi đến 70 tỉ USD để được quyền tiếp cận băng tần C. Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt đến từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), với cảnh báo “nguy cơ gián đoạn trong Hệ thống Không phận Quốc gia”.
Ban đầu, hai nhà mạng lớn của Mỹ dự kiến triển khai 5G băng tần C vào ngày 5.12, thế nhưng kế hoạch này đã phải trì hoãn cho đến 5.1.2022 nhằm hợp tác với FAA để giải quyết các lo ngại nói trên.
Cách đây vài ngày, Verizon và AT&T đã đồng lòng đệ trình một đề xuất mới – giảm công suất các tháp di động và đặc biệt giới hạn 5G sử dụng băng tần C ở các khu vực gần sân bay trong vòng 6 tháng. Và trong quãng giời gian này, đổi lại thì các cơ quan quản lý liên bang phải đưa ra được kết luận cuối cùng, liệu sóng 5G ở băng tần C có thật sự ảnh hưởng đối với cảm biến máy bay hay là không.
Video đang HOT
Các nhà mạng di động Mỹ tự đề xuất hạn chế 5G ở khu vực gần sân bay
Nhận định của The Wall Street Journal cho rằng đây là một nước đi lùi khôn ngoan của các nhà mạng nhằm xoa dịu xung đột đã gây căng thẳng cho cả hai ngành trong thời gian vừa qua.
“Chúng tôi vẫn tự tin rằng 5G không gây ra rủi ro đáng tiếc cho an toàn hàng không, tuy vậy chúng tôi vẫn mong muốn rằng FAA sẽ phân tích thật kỹ về vấn đề này”, trích thư Verizon và AT&T gửi đến ông Jessica Rosenworcel, Chủ tịch FCC.
Chủ tịch FAA rất hoan nghênh đề xuất này của các nhà mạng, thế nhưng vẫn chưa chính thức gật đầu đồng ý với những thỏa thuận này.
Nhà mạng Mỹ bắt đầu triển khai công nghệ chống 46 tỷ cuộc gọi rác
Ba nhà mạng lớn nhất Hoa Kỳ là AT&T, Verizon và T-Mobile đã bắt đầu triển khai công nghệ chống cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nước này.
Thông báo hôm 30/6, nhà mạng T-Mobile cho biết, đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) trong việc sử dụng giao thức có tên gọi STIR/SHAKEN để chống cuộc gọi rác và lừa đảo.
Nhà mạng khác là Verizon cho biết, số điện thoại hiển thị trên máy giờ đây cũng chính là số thật của người gọi nhờ sử dụng giao thức STIR/SHAKEN. Cả hai nhà mạng đều thông báo đã triển khai vào cùng ngày 30/6, hạn chót mà FCC đặt ra cho các nhà mạng viễn thông trong việc áp dụng giao thức chống giả mạo STIR/SHAKEN.
Còn nhà mạng AT&T cũng đã áp dụng giao thức mới vào 29/6 cho tất cả các thuê bao mạng không dây 5G và LTE.
Điện thoại thông minh có thể hiển thị thông báo cuộc gọi rác, thậm chí là không đổ chuông khi có cuộc gọi rác nhờ kết hợp giao thức STIR/SHAKEN.
Giao thức STIR/SHAKEN dùng để ngăn chặn những kẻ lừa đảo và những cuộc gọi rác dùng số điện thoại giả mạo, buộc bất cứ ai cũng phải dùng danh tính thật. FCC kỳ vọng việc các nhà mạng triển khai giao thức mới sẽ giúp xóa bỏ tâm lý e sợ của người dùng với các cuộc gọi tự động.
Trong thông cáo báo chí cùng ngày, FCC thông tin, đã có 1.500 nhà cung cấp dịch vụ thoại tự động nộp đơn tham gia cơ sở dữ liệu cuộc gọi tự động và hơn 200 nhà cung cấp đã được xác thực.
Hạn chót của FCC đưa ra hôm thứ tư chỉ áp dụng cho các nhà mạng lớn, với các nhà mạng nhỏ dưới 100.000 thuê bao, thời hạn sẽ được kéo dài đến 30/6/2023 mặc dù cơ quan này đang xem xét rút ngắn thời hạn xuống.
Người Mỹ phải nhận hàng tỷ cuộc gọi tự động mỗi tháng, lên tới 46 tỷ cuộc gọi rác trong năm qua.
Các nhà mạng không tuân thủ yêu cầu của FCC có thể đối mặt với nhiều rắc rối trong thời gian tới. Từ 28/9, các nhà mạng sẽ phải ngừng cung cấp cuộc gọi cho các nhà cung cấp không có trong cơ sở dữ liệu cuộc gọi tự động của FCC.
Trong thông cáo báo chí của mình, T-Mobile cho biết, đã đạt độ phủ 98% tới các thuê bao, Verizon là 80% còn AT&T đã chặn hơn một tỷ cuộc gọi tự động trong một tháng.
Tất nhiên, STIR/SHAKEN không phải cây đũa thần trong công cuộc chống cuộc gọi rác như nó không phân biệt được các cuộc gọi quốc tế và các điện thoại 'cục gạch' không đáp ứng được yêu cầu hệ thống. Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ phần nào giúp người Mỹ bớt phải nhận 46 tỷ cuộc gọi rác mỗi năm, theo YouMail.
Rời xa mạng xã hội trong 25 ngày để nhận 2.500USD, bạn có làm được? Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Việc tránh xa và không sử dụng mạng xã hội là điều không hề dễ dàng. Tránh xa tất cả các nền tảng mạng xã hội trong vòng 25 ngày là điều không dễ dàng gì với một số...