Các nhà mạng di động Việt có sợ Facebook?
Mới đây Facebook đã cho thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí ở Mỹ thông qua ứng dụng Facebook Messenger.
Tính năng cách mạng này của Facebook không chỉ đe dọa các ứng dụng gọi điện miễn phí trên điện thoại như Viber, Whatsapp, WeChat, Line hay các ứng dụng nội địa là Zalo, Wala, Timbox,… mà còn là cái gai trong mắt các nhà mạng.
Vào tháng trước, Viettel từng lên tiếng “cố vấn” cho Bộ Thông tin – Truyển thông về việc cần phải quản lý các phần mềm gọi điện miễn phí kể trên. Nếu không các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chỉ trở thành “người làm thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Và giờ đây, các nhà mạng với chủ trương “quản lý” sẽ phải đối mặt với một đối thủ lớn hơn nhiều lần các ứng dụng gọi điện miễn phí – Facebook.
Đứng ở góc độ người dùng, thì việc càng ngày càng có nhiều ứng dụng gọi điện miễn phí ra mắt, thậm chí được Facebook hỗ trợ sẽ giúp họ kết nối với người thân dễ dàng hơn. Những ứng dụng này miễn phí này còn có thể giúp người dùng có thu nhập thấp như sinh viên, học sinh, người lao động phổ thông tiết kiệm một phần chi phí.
Qua thực tế sử dụng, phần mềm gọi điện miễn phí thực tế chỉ chạy tốt khi điện thoại “full sóng” 3G hoặc chạy qua sóng WiFi, nếu không cuộc gọi có chất lượng rất kém hoặc dễ rớt. Với mạng 3G bị “bóp băng thông” khi dùng hết lưu lượng miễn phí của các gói cước 3G 40.000 đồng/tháng của các nhà mạng, chất lượng cuộc gọi cũng rất kém.
Vì thế, ứng dụng này gần như chỉ có thể sử dụng tốt ở các đô thị lớn. Và thực tế là dù có chạy ở mạng WiFi hay 3G thì người dùng cũng sẽ phải chi trả chi phí kết nối cho các cho nhà mạng hay công ty cung cấp dịch vụ internet ADSL/cáp quang, ở đây là Viettel, VNPT (chủ quản 2 mạng Vinaphone, Mobifone) hay các hãng viễn thông khác.
Hơn nữa, khi mà mạng 3G của chúng ta mới chỉ đạt 10% công suất thiết kế, các ứng dụng gọi điện miễn phí sẽ là nhân tố chính giúp tăng trưởng tốc độ phát triển lưu lượng mạng 3G. Giúp cho băng thông 3G không bị lãng phí như hiện nay.
Vậy, nhà mạng cũng thu được khá nhiều lợi ích từ sự phát triển của các ứng dụng gọi điện miễn phí chứ không hoàn toàn là thiệt hại.
Viettel hiện vẫn cung cấp các gói thoại giá rẻ.
Video đang HOT
Gần đây, đang có tin đồn về việc các nhà mạng sẽ tự triển khai ứng dụng gọi điện miễn phí của riêng mình. Dẫn đến những nghi ngờ rằng nhà mạng đang muốn “chặn” các ứng dụng gọi điện miễn phí của các doanh nghiệp khác để các ứng dụng của mình phát triển.
Hiện nay, nhiều nhà mạng như Viettel cũng cung cấp chính sách gọi điện giá rẻ cho thuê bao nội mạng chỉ với 5.000 đồng có thể gọi miễn phí 25 phút, hoặc chính sách gọi 10 phút trả tiền 1 phút của nhà mạng Mobifone. Nghĩa là các nhà mạng cũng sẵn sàng gói cước thoại giá rẻ cho người dùng của mình. Vì thế, nên chăng các nhà mạng hợp tác với các ứng dụng gọi điện miễn phí và cung cấp gói cước với lưu lượng lớn hơn và số tiền cước cao hơn để hỗ trợ dịch vụ cho người dùng.
Việc các ứng dụng phát triển miễn phí là một xu hướng lớn trên thế giới. Và khi các ứng dụng này tới Việt Nam, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được phần nào chi tiêu, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Vì thế, thay vì tìm cách quản lý các phần mềm miễn phí, các nhà mạng nên tận dụng sự phát triển của chúng để bù đắp vào việc phát triển chưa được đầy đủ của viễn thông Việt Nam. Bởi việc làm khó người dùng sử dụng các ứng dụng gọi điện miễn phí chỉ gây nên ác cảm cho các nhà mạng, những doanh nghiệp có doanh thu hàng trăm tỷ đồng trong năm vừa qua.
Theo genk
Ứng dụng nhắn tin trên di động: Cuộc chơi không dành cho kẻ yếu
Những ngày qua, cộng đồng Internet lại bắt đầu ngó nghiêng một mô hình sản phẩm mới: Mobile messaging apps (MMA), hay còn được hiểu theo nghĩa đơn giản và bình dân là Mobile chat apps.
Một số sản phẩm quen thuộc đối với người dùng Việt Nam phải kể tên như: WeChat (Tencent), Line (Naver), Viber (Viber), Whatsapp (Whatsapp Inc.),KakaoTalk (Kakao), Zalo (VNG), Wala (Wala), Ola (Microgame), Vitalk (FPT) và chú lính mới Timbox (Timbox Inc.).
Trong thời gian tiếp xúc với nhiều nhóm khởi nghiệp khác nhau, tôi nhận được không ít những chia sẻ và mong ước phát triển sản phẩm theo mô hình này. Tôi luôn bị tò mò và nhiều câu hỏi xoay quanh trong đầu về Mobile messaging apps: Tại sao người ta lại đua nhau làm mô hình này? Nó có gì hay? Chẳng lẽ, nhu cầu về chat chit cũng như kết nối bạn bè của mọi người cao đến thế sao?... Rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra, và tôi quyết định dành ra 3 tuần liền để dùng, để trải nghiệm nó, để tìm hiểu mọi thứ.
Cuối cùng, với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi chỉ muốn chia sẻ đến các bạn đã và đang dự định làm mô hình này bằng những gì tôi thấy và hiểu được. Có thể tóm gọn trước bằng một câu: Mobile messaging app là cuộc chơi không dành cho "kẻ yếu".
Bắt đầu từ xu hướng chung
Mobile - Cloud và Big Data sẽ là ba xu hướng công nghệ nổi trong vòng 2 năm sắp tới đây. Không việc gì ngạc nhiên khi mọi người đua nhau, nhà nhà làm ứng dụng điện thoại, người người làm game trên điện thoại. Bởi lẽ, hơn cả laptop và desktop, mobile hay còn được hiểu là các thiết bị di động sẽ là thứ gắn kết với cuộc sống con người nhiều nhất.
Chính vì mối quan hệ mật thiết đó, người dùng được "định vị" rõ ràng hơn, tính cá nhân hóa cao, tính sở hữu và tính xác thực của người dùng trên di động cao hơn so với người dùng sản phẩm trên web. Nói một cách đơn giản, người dùng có thể tạo hằng hà sa số email ảo, nickname không thật, việc quản lý người dùng khó khăn hơn, nhưng trên di động, mỗi người dùng sẽ có riêng cho mình một số điện thoại để đăng ký mới sử dụng dịch vụ nào đó. Cách thức quản lý người dùng từ đó sẽ dễ hơn bởi có thông tin cụ thể rõ ràng hơn.
Làm Mobile messaging app thì được gì?
1. Số lượng người dùng lớn và "chất lượng": Nhu cầu giao tiếp giữa người và người luôn tăng dần theo thời gian và không có dấu hiệu đi ngang hay suy giảm (dĩ nhiên - ai mà chẳng tò mò và thích tám). Gia nhập cuộc chơi MMA, các công ty sẽ có dịp được lọc lại người dùng sẵn có của mình, xác thực và nâng cao giá trị người dùng so với người dùng ảo lúc trước. Bên cạnh đó, MMA còn giúp phát triển số lượng người dùng mới một cách nhanh chóng do "tận dụng" được mạng lưới các mối quan hệ của từng cá nhân sử dụng sản phẩm. Bạn sẽ khó lòng bỏ qua những lời rỉ tai theo kiểu : "Này xài Zalo đi, thích lắm đó, tui cũng dùng nè, tui nhắn tin cho bà miễn phí, chỉ tốn tiền 3G chút thôi, mà giờ 3G rẻ bèo, 40k/tháng, thay vì mỗi lần nhắn cho nhau tốn hết tối thiểu cũng 300đ/tin nhắn)".
2. Khai thác tối đa trên nền tảng người dùng chất lượng: Có một câu nói cũ, nhiều người luôn không tin: "Người nào có người dùng, người đó có sức mạnh". Câu nói này nếu thêm vào chữ "chất lượng" sau cụm từ người dùng, có lẽ, điều đó sẽ đúng với mô hình này.
Người dùng chất lượng ở đây theo ý của tôi nghĩa là, sử dụng một số điện thoại cho một ID, tần suất sử dụng ứng dụng đều đặn và thường xuyên, ít nhất 2 lần/tuần. Ở cấp độ cao hơn một chút, tôi quan niệm người dùng chất lượng là người dùng có thể/có khả năng trả tiền cho sản phẩm mà họ sử dụng. Nạp tiền để mua đồ trong game cũng được tính, mặc dù tôi thích việc họ mua hàng trên các website B2C nhiều hơn. Việc còn lại là "dạy" sản phẩm hiểu người dùng để có thể khai thác (kinh doanh) tối đa trên nền tảng đó. Một trong những hình thức kinh doanh thông dụng có thể quan sát chính là quảng cáo đến đúng đối tượng người cần.
Từ lâu, hình thức quảng cáo banner theo kiểu cũ, chạy rợp trời trong ứng dụng cuối cùng chẳng giúp các nhãn hàng thu về độ quảng bá và sức ảnh hưởng của thương hiệu đến với khách hàng chỉ vì lý do là không phù hợp. Bạn sẽ chẳng bao giờ đoái hoài mẫu quảng cáo về sữa bột dành cho trẻ sơ sinh khi bạn đang là cô nàng độc thân vui tính. Thay vào đó, một mẫu quảng cáo khuyến mãi mẫu nước hoa mới dành cho nữ giới trẻ trung có thu nhập vừa phải sẽ khiến bạn "phát cuồng" vì nó. Facebook và Google có doanh số quảng cáo khổng lồ cũng từ lý do này.
3. Giao tiếp là chức năng trung tâm, MMA xây dựng hệ sinh thái trên di động một cách tự nhiên và sống động: Game, thương mại điện tử, quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu, phát triển các ứng dụng, vật phẩm ảo trên nền tảng sản phẩm trung tâm,... sẽ là những cách để thu hút và giữ chân người dùng, từ đó, dần dần định hình hệ sinh thái trên di động. Sẽ rất dễ hiểu khi Facebook đang lo ngại sự phát triển thần tốc của WeChat với tổng lượng người dùng dự kiến cán mốc 300 triệu vào tháng 1/2013. Trong khi Facebook đang loay hoay với bài toán sản phẩm của thế giới thì WeChat lựa chọn con đường đi sâu vào từng địa phương của thị trường mà nó càn quét qua.
Vì sao: Mobile messaging app là cuộc chơi không dành cho "kẻ yếu"?
Chi phí đầu tư marketing lớn để thu hút người dùng và cạnh tranh với các ông lớn hiện có chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Kẻ yếu ở đây không phải ám chỉ người có ít tiền để làm quảng cáo cho sản phẩm, mà cần hiểu thực tế một vấn đề khá mà chính các ông lớn cũng đang lo sợ: nền tảng công nghệ của sản phẩm.
Hầu hết, các nhóm khởi nghiệp trong mô hình MMA khi tìm đến tôi để gọi vốn, đều chỉ muốn dùng số tiền ấy để quảng cáo tìm người dùng mà quên đi nền tảng kỹ thuật bên dưới. Làm sao để hiểu người dùng của mình? Làm sao để "dạy" sản phẩm phải luôn tự học hỏi để hiểu người dùng của mình? Làm sao khi sản phẩm đạt được ngưỡng 1 triệu người dùng thì sẽ có chí ít 10,000 người dùng sẵn sàng trả tiền cho mình dù chỉ là 100đ? Nhìn vào mô hình của Line hay Viber, ai cũng nói không khó để thực hiện một sản phẩm tương tự, thậm chí là có nhiều sticker dễ thương hơn Line, hay có UI tốt và mượt hơn Viber,... nhưng để giải quyết bài toán đề xuất kết bạn một cách phù hợp, không bị spam và nhiều lời mời kết bạn ảo, là một vấn đề lớn cần được nghiên cứu sâu & rộng.
Sẽ có nhiều người đặt vấn đề: Làm sản phẩm tốt thiệt tốt xong rồi có ăn được không, lúc đó không có người dùng thì có mà CDMA à? Bạn cứ khéo lo, tôi khuyên chân thành là các bạn cứ làm sản phẩm tốt, nền tảng tốt, sẽ có 2 lợi thế: 1. Hữu xạ tự nhiên hương, sản phẩm gây nghiện người dùng thì tự nhiên sẽ có người dùng tìm đến; 2. Trong trường hợp "xấu số" quá thì vẫn có những ông lớn nhăm nhe mua lại các bạn để củng cố hệ thống kỹ thuật của mình. Ấy là nói chuyện thực tế đàng hoàng nhé.
Note nhỏ: Nếu bạn nào đang làm MMA nhưng thiếu tự tin khi đi ra thị trường và đang cần tư vấn về chiến lược, vốn phát triển, cộng đồng người dùng thử nghiệm sản phẩm, có thể gửi email về startup@action.vn để được hỗ trợ nhé.
Cuối cùng, có nên làm Mobile Messaging Apps không?
Cứ đâm đầu mà làm đi, nếu bạn thực sự thích - nghĩ về nó hàng ngày và không bao giờ thôi ngừng nghiên cứu về nó. Lúc nào tôi cũng sẽ khuyên vậy cả. Làm - trải nghiệm - thất bại/thành công mới biết được bản chất của nó vốn dĩ là như thế nào.
Tôi chỉ mách nhỏ một số cách để bạn "kiếm tiền" từ MMA:
- Là cổng game, phát triển nhiều game trên đó (giống Line). Đồng thời, bạn cũng phải phát triển một nền tảng mở để các nhà sản xuất game có thể hợp tác với bạn.
- Bán các vật phẩm ảo dễ thương để người dùng sử dụng trong giao tiếp, tán tỉnh, trêu chọc, thể hiện tính cá nhân mình (ví dụ bán các bộ sưu tập sticker). Ý này cũng giống ý trên, đừng làm việc và thu lợi nhuận một mình.
- Quảng cáo đến đối tượng người dùng mục tiêu.
- Hợp tác với các địa điểm, nhà cung cấp khác để phát triển Mobile coupon.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Nếu thực sự bạn thích mô hình này và muốn học hỏi nó, làm một sản phẩm tương tự, tôi nghĩ, bạn phải dùng nó hàng ngày, hàng giờ, dùng nhiều thật nhiều, hỏi han người dùng khác, tự mình trải nghiệm từng tính năng, từng chi tiết rất nhỏ nhưng tinh tế. Các số liệu không quan trọng bằng trải nghiệm. Bạn phải đào sâu lý do tại sao người ta làm cái này, làm cái kia, liên tục đặt câu hỏi, liên tục tìm câu trả lời. Đến lúc cuối cùng, bạn sẽ hiểu rõ tại sao nên làm, tại sao không nên làm.
Nếu bạn chỉ bị hấp dẫn bởi số lượng người dùng lớn, tốc độ phát triển doanh thu khủng hay choáng ngợp bởi những số liệu thống kê khác, bạn sẽ không thực sự hiểu giá trị cốt lõi của mô hình này là gì. Cần nhất vẫn là tìm ra "giá trị cốt lõi" chứ không phải tìm ra cách làm chức năng này hoàn hảo hơn so với đối thủ. Nếu bạn cứ mải chạy đua theo tính năng, bạn sẽ là người thua cuộc. Nên nhớ, suy cho đến tận cùng thì cuộc đua của startup là cuộc đua marathon không phải là cuộc đua nước rút thông thường.
Theo Genk
Dịch vụ 'gọi điện miễn phí' không dễ đe dọa nhà mạng Đại diện của hầu hết các mạng viễn thông di động từ lớn đến nhỏ đều cho rằng việc các doanh nghiệp phát triển OTT đe dọa được nhà mạng viễn thông di động là khó xảy ra. Sau khi phớt lờ những sự đe dọa của dịch vụ Over the top content (OTT) với các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn...