Các nhà khoa học xác định hai gene chính để tái sinh của “khủng long 6 sừng” Axolotl
Kỳ giông Axolotl, hay còn gọi là kỳ giông Mexico, khủng long 6 sừng, có đặc tính tái sinh rất kì lạ đã khiến chúng trở thành một trong những loài kỳ giông được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2018 bộ gene của chúng, dài hơn 10 lần so với con người, trở thành bộ gene dài nhất chưa được giải trình tự. Tuy nhiên, hiểu được chức năng của các gene liên quan đến khả năng tái sinh axolotl đã chứng minh một thách thức đối với các nhà khoa học, vì chúng được chứa trong các chuỗi DNA dài lặp đi lặp lại.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã phát triển một nền tảng sàng lọc mới để có khả năng khắc phục vấn đề này và đưa khả năng áp dụng quy trình tái tạo này cho con người một bước gần hơn.
Nền tảng sàng lọc mới lạ của các nhà khoa học liên quan đến việc tạo ra các dấu hiệu để theo dõi 25 gene được nghi ngờ có liên quan đến tái tạo chân tay của kỳ giông axolotl. Nó tái sinh hầu hết mọi thứ sau khi xảy ra các chấn thương, Parker Flowers, đồng tác giả và là giáo sư sinh học phân tử, tế bào và phát triển tại Đại học Yale, cho biết.
Từ phương pháp tiếp cận nhiều bước mới được công bố, các nhà nghiên cứu của Yale đã phát hiện ra hai gene, catalase và fetuin-b, cần thiết cho sự tái tạo tế bào ở các chi và tái tạo một phần đuôi.
Các nhà khoa học hiện hy vọng rằng một ngày nào đó thông tin được thu thập từ bộ gene của kỳ giông axolotl sẽ dẫn đến các đặc tính tái tạo được áp dụng ở người, chẳng hạn như trong việc khôi phục các mô bị hỏng.
Axolotl được mô tả là cá đi bộ ở Mexico, được coi là cực kỳ nguy cấp kể từ năm 2006. Tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều, nhưng đã được nhân giống để nghiên cứu từ năm 1863, và sự phổ biến của chúng hiện nay chủ yếu được nuôi làm thú cưng. Ở Việt Nam hiện đã được du nhập như một loài sinh vật cảnh mới.
Video đang HOT
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Giải mã hòn đảo "ngoài hành tinh"
Đảo Socotra ở Ấn Độ Dương được mọi người đánh giá là vùng đất "ngoài hành tinh" bởi nơi đây tồn tại những giống cây, động vật có hình thù kỳ lạ.
Tên của đảo Socotra xuất phát từ một từ thuộc ngôn ngữ Sanskrit - ngôn ngữ cổ của người Ấn Độ có nghĩa là "hòn đảo hạnh phúc". Khi đến nơi đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những bãi biển đẹp, biệt lập với thế giới bên ngoài và hệ sinh thái vô cùng độc đáo.
Đảo Socotra là ngôi nhà của hơn 700 loài và đặc biệt là hơn 1/3 trong số đó không hề xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất.
Một trong những loài cây độc đáo ở trên đảo Socotra là cây máu rồng (hai ảnh hàng trên cùng). Loài cây này được xem là biểu tượng của đảo. Để có thể sống trong điều kiện khô nóng khắc nghiệt, các cành cây của cây máu rồng thường vươn tán ra xa, bao phủ một diện tích lớn để có thể hứng những giọt sương từ các đám mây rơi xuống vào buổi đêm.
Các nhà khoa học cho hay đảo Socotra có rất nhiều loài thực vật đã sinh sống hàng triệu năm, thậm chí có cây có tuổi đời lên đến 20 triệu năm tuổi.
Một loài cây độc đáo khác có ở trên đảo Socotra đó là hoa hồng sa mạc (tên khoa học là Adenium obesium) với phần thân phình to giống như chân của loài voi.
Những loài cây có hình dáng độc đáo như thế này khiến cho mọi người cứ ngỡ chúng là những thực vật có liên quan đến người ngoài hành tinh.
Một nhóm cây hoa hồng sa mạc trổ hoa rực rỡ. Rễ của chúng bám rất chắc trên những tảng đá mà không cần đất.
Loài cây Dorstenia gigas cũng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi có thể sinh trưởng bình thường trên các ngọn núi đá.
Cây Dorstenia gigas (bên trái ảnh) nhìn xa giống như một chú hươu.
Một số loài cây còn có hình dáng giống như biểu tượng chiến thắng (V - Victory) hay đang nở nụ cười mãn nguyện. Chúng có hình dáng như vậy là do tác động của yếu tố thời tiết và khí hậu.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí ẩn về bộ xương ma cà rồng Các nhà khảo cổ Ba Lan cho hay, họ mới phát hiện một bộ hài cốt có một viên gạch đặt ở miệng, chứng tỏ có thể là một ma cà rồng. Có niên đại vào thế kỷ 16-17, ngôi mộ chứa bộ hài cốt được cho là ma cà rồng trên đã được các nhà khảo cổ khai quật tại thị trấn...