Các nhà khoa học tìm ra cách não bộ mã hóa ký ức trong khi ngủ
Những bí ẩn của giấc ngủ đang bắt đầu được làm sáng tỏ nhờ một nghiên cứu mới cho thấy cách bộ não biến đổi các sự kiện trong ngày thành những ký ức được mã hóa hoàn toàn trong khi chúng ta ngủ.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc tinh chỉnh những ký ức này xảy ra trong thời gian hoạt động sóng não cực kỳ thấp, khi phần lớn các tế bào thần kinh vỏ não tắt.
Các nhà khoa học vừa tìm ra nguyên lý não bộ mã hoá ký ức.
Các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ cho rằng trong khi ngủ, các tế bào thần kinh trên vỏ não dao động giữa các đợt hoạt động và thời gian im lặng. Bởi vì pha hoạt động ngay lập tức đi trước bởi sự gia tăng hoạt động ở vùng hải mã – phần não xử lý bộ nhớ. Từ lâu người ta đã cho rằng dao động này bằng cách nào đó phục vụ để mã hóa các sự kiện gần đây vào các ký ức cố định.
Trong giai đoạn im lặng của chu kỳ, các tế bào thần kinh trên vỏ não đồng bộ hóa với loại sóng não chậm nhất, được gọi là sóng delta, các nhà khoa học tin rằng các tế bào thần kinh chỉ đơn giản là nghỉ ngơi trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới lần đầu tiên tiết lộ rằng không phải tất cả các tế bào thần kinh vỏ não thực sự đi ngủ mà một số rất nhỏ thực sự vẫn hoạt động và nhóm lại với nhau để tạo ra các kết nối thần kinh tạo ra những ký ức cụ thể.
Các tác giả nghiên cứu đã huấn luyện chuột để thực hiện một nhiệm vụ và ghi lại hoạt động vùng đồi thị cùng vỏ não của chúng trong cả nhiệm vụ và trong hai giờ đầu tiên của giấc ngủ. Họ phát hiện ra rằng trong khi loài gặm nhấm đang ngủ, khu vực hải mã của chúng tự động lặp lại các mẫu hoạt động mà nó đã hiển thị trong nhiệm vụ bộ nhớ, chỉ ra rằng nó đang phát lại bộ nhớ của sự kiện.
Điều này gây ra một sự tăng đột biến của hoạt động trên vỏ não, sau đó là sóng delta và sự im lặng của nơ-ron tương ứng. Tuy nhiên, mỗi lần điều này xảy ra, một số ít các tế bào thần kinh vỏ não vẫn hoạt động trong khi phần còn lại ngủ. Bằng cách quan sát quá trình này, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mô hình hoạt động trong vùng hải mã thực sự dự đoán các tế bào thần kinh vỏ não sẽ còn hoạt động, cho phép chúng xem trong thời gian thực khi những ký ức ngắn hạn ở vùng hải mã được ghi lại dưới dạng ký ức ổn định ở vỏ não.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã có kích thích vào phần vỏ não của những con chuột đang ngủ, khiến các tế bào thần kinh vẫn hoạt động trong giai đoạn delta và phát hiện ra rằng điều này ngăn cản động vật có thể hoàn thành nhiệm vụ bộ nhớ vào ngày hôm sau.
Khám phá này rất có ý nghĩa vì nó làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của con người về sóng delta.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Các nhà khoa học choáng khi thấy khỉ bắt và làm thịt chuột
Giới khoa học bất ngờ khi chứng kiến cảnh lũ khỉ bắt và nuốt chửng chuột trong các đồn điền cọ dầu ở Malaysia.
Những con khỉ đuôi lợn sống ở khu vực phía nam Malaysia thường được biết đến với thói quen ăn hoa quả, côn trùng và chim.
Nhưng quan sát trong vài năm qua của các nhà khoa học cho thấy, chúng còn thường xuyên bắt và làm thịt những con chuột lớn.
Con khỉ ăn thịt chuột trong một đồn điền ở Malaysia. (Ảnh: Fox News)
"Tôi choáng váng khi lần đầu thấy khỉ làm thịt chuột trong một đồn điền", Nadine Ruppert tới từ Đại học Sains Malaysia cho biết.
"Tôi không ngờ chúng săn được những loài gặm nhấm với kích cỡ lớn như vậy và có thể tiêu thụ số thịt đó", Ruppert nói.
Ruppert và các cộng sự theo dõi lũ khỉ từ tháng 1/2016 tới tháng 9/2018 trong các đồn điền xung quanh khu bảo tồn rừng Segari Melintang.
Lũ khỉ đuôi chuột có khoảng 44 con nhưng làm thịt tới 3.000 con chuột trong một năm. Để săn mồi, lũ khỉ nấp trên cây và tung đòn chí mạng khi thấy thời cơ chín muồi.
Chuột tàn phá khoảng 10% cây cọ trong các đồn điền nên khỉ giờ đây được xem là công cụ kiểm soát loài chuột hữu hiệu, thay vì bị coi như kẻ phá hoại như trước đây.
Các chuyên gia cũng kêu gọi các chủ đồn điền xem xét việc thúc đẩy môi trường sống cho khỉ.
"Hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ khuyến khích các chủ sở hữu đồn điền xem xét việc bảo vệ loài linh trưởng này và môi trường sống rừng tự nhiên của chúng trong và xung quanh các đồn điền dầu cọ", nhà khoa học Anja Widdig tới từ Đại học Leipzig nói.
Theo vtc.vn
Ký ức Điện Biên Đại tướng ơi! Tiếng gọi đồng thanh, vỡ oà trong nước mắt. Chỉ 3 tiếng thôi mà tha thiết vô cùng. Một cảm xúc đặc biệt với các phóng viên khi tác nghiệp ở khu vực ngã tư Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông. Ngã tư đầu tiên người dân có thể được nhìn thấy sớm nhất linh cữu đại tướng Võ Nguyên...