Các nhà khoa học tạo ra robot gián, chạy siêu nhanh, giẫm không chết
Nó sẽ là một ứng cử viên tiềm năng cho hoạt động thăm dò môi trường và cứu hộ thảm họa.
10 sự thật về loài gián Đức đang hoành hành tại các chung cư Việt Nam Mục sở thị trang trại nuôi hàng triệu con gián làm mồi nhậu
Trong mục tiêu chế tạo ra những con robot mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn, các nhà nghiên cứu bây giờ lại muốn quay trở lại học tập những con côn trùng bé nhỏ nhưng kiên cường nhất thế giới: Loài gián.
“Mọi người đều có thể đã từng gặp trường hợp này, bạn giẫm một con gián và rồi phải nghiền nát nó một chút. Nếu không, con gián vẫn có thể sống sót và chạy trốn”, Liwei Lin, nhà nghiên cứu đến từ Đại học California cho biết.
Quan sát bí quyết của loài gián, Lin và nhóm nghiên cứu của mình bây giờ cũng đã tạo ra được một mẫu robot từ vật liệu polyvinylidene phủ polymer đàn hồi. Con robot này chỉ dài khoảng 10mm, nhưng có thể di chuyển với tốc độ 20 cm/s, tức là mỗi giây nó có thể chạy với quãng đường gấp 20 lần chiều dài cơ thể.
Cơ chế di chuyển của nó dựa trên dao động điện áp ở các sợi dây gắn vào thân mình. Khi điện áp xoay chiều dao động, cơ thể của con robot liên tục bị uốn cong rồi duỗi thẳng, đẩy nó nhảy về phía trước với tốc độ không tưởng.
Giống như một con gián, bạn không thể giẫm chết con robot này
Như video bạn có thể thấy, các nhà khoa học phải làm chậm chuyển động của nó xuống 200 lần để nhìn rõ pha chuyển động của con “ robot gián” này.
Và như đã nói, con robot cũng thừa hưởng đặc tính dẻo dai của loài gián. Nó có thể chịu được sức nén từ chân của một người nặng 60kg, gấp gần 1 triệu lần so với trọng lượng của chính con robot.
“Ai đó có thể giẫm chân lên robot của chúng tôi, ép lên nó một trọng lượng cực kỳ lớn. Nhưng robot sẽ vẫn hoạt động, nó vẫn hoạt động”, Lin nói.
Trong bài kiểm tra leo dốc, con robot có thể keo qua một đường ống nghiêng 7,5 độ với tốc độ gấp 7 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. Nó cũng có thể chở được một trọng lượng gấp 6 lần cơ thể, trong trường hợp này là một hạt lạc, mà vẫn di chuyển thoải mái.
Báo cáo trên tạp chí Science Robotics, các nhà khoa học cho biết đây là mẫu robot duy nhất trong số các robot có bộ khung khỏe mà vẫn linh hoạt – đa số các robot khác chỉ có một đặc tính, nếu chúng có bộ khung bền vững, tất cả sẽ di chuyển chậm chạm, vụng về hoặc ngược lại.
Robot mô phỏng cả chuyển động của loài gián
Các đặc tính ưu việt này khiến robot gián trở thành một ứng cử viên tiềm năng cho hoạt động thăm dò môi trường và cứu hộ trong thảm họa.
“Ví dụ, nếu có một trận động đất xảy ra, rất khó để những cỗ máy lớn hoặc những con chó tìm thấy người còn sống bên dưới những đống đổ nát”, Yichuan Wu, một thành viên nhóm nghiên cứu nói trong thông cáo báo chí.
“Vậy đó chính là lý do tại sao chúng ta cần một robot cỡ nhỏ, nhanh nhẹn nhưng vẫn mạnh mẽ”.
Theo GenK
Giới khoa học châu Âu lo ngại về AI và robot
Một bài viết trên trang mạng Eurativ.fr vừa cho biết, một nhóm gồm 52 chuyên gia đến từ các học viện, doanh nghiệp và xã hội dân sự ở châu Âu, đang soạn thảo một báo cáo về đạo đức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot.
Trong những năm gần đây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trong các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nói chung của con người đang trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ đe dọa về an ninh-an toàn của chúng đối với con người.
Trong bài viết này, trang Eurativ.fr đã mô tả về sự lo ngại của các nhà khoa học đối với AI khi họ đề cập đến một loạt "sự bất an nghiêm trọng" cho tương lai của AI và robot. Các chuyên gia đã lưu ý rằng, robot ngày càng trở nên giống với con người; vì vậy, EU đang cố gắng đảm bảo rằng "chúng không bao giờ bị nhầm lẫn với người thật". Bởi vây, cần có một "ranh giới rõ ràng" nhằm đảm bảo các nguyên tắc về đạo đức, hành vi cũng như giá trị giữa con người thật và robot.
Một con robot thông minh đang bắt chước các động tác của con người tại một sự kiện về công nghệ.
Theo các nhà khoa học của EU, các nhà phát triển AI nên đảm bảo rằng: con người phải được thông báo về việc họ đang tương tác với AI - chứ không phải con người, hoặc họ có thể yêu cầu và xác thực thông tin này để tránh nhầm lẫn.
Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết, việc đưa "người máy siêu thực" (các AI có trí thông minh cao) vào xã hội có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về con người và nhân loại. Do đó, chúng ta cần lưu ý rằng, sự nhầm lẫn giữa con người và máy móc (robot) có thể gây ra những hậu quả khó lường, ví như sự gắn bó - tức có tình yêu với robot chẳng hạn, làm ảnh hưởng hoặc giảm giá trị của con người. Bởi thế, sự phát triển của robot và nhất là robot mang hình người phải là chủ đề của sự đánh giá đạo đức một cách cẩn thận.
Ở một lĩnh vực khác là các công nghệ nhận dạng cũng khiến các chuyên gia lo lắng là việc sử dụng AI, chẳng hạn như phần mềm nhận dạng khuôn mặt mà rất nhiều thiết bị điện tử như smartphone, camera,... đang dùng theo nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn ở Anh, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được thử nghiệm và cảnh sát Anh tin rằng, công nghệ này sẽ cho phép họ nhận ra tội phạm bị truy nã trong số hàng loạt người tham gia mua sắm trong mùa Giáng sinh.
Theo các tác giả của báo cáo, trong việc làm này (thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt), việc thiếu sự chấp thuận của người dân trong việc áp dụng thì cũng tạo ra một vấn đề đạo đức nghiêm trọng.
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến chủ đề của các hệ thống vũ khí chiến đấu tự hành, hay còn được gọi là "robot sát thủ". Các hệ thống này có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát thực sự của con người, ví dụ như trường hợp thiết bị theo dõi tên lửa tự hành chẳng hạn.
Về việc này, hồi tháng 9 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi lệnh cấm quốc tế đối với các "robot sát thủ", trong đó có các tên lửa có khả năng lựa chọn mục tiêu cũng như những cỗ máy có khả năng tự học hỏi, với kỹ năng nhận thức để có thể ra quyết định sẽ tấn công ai, khi nào và ở đâu.
Và các nghị sỹ nhấn mạnh: "những máy móc không thể đưa ra quyết định như con người", và họ khẳng định rằng: "các quyết định trong chiến tranh phải là đặc quyền của bộ não con người.".
Tóm lại, một cách tổng quát, các kết luận về phương hướng đạo đức về AI và robot mà Ủy ban châu Âu bảo vệ chính là cách tiếp cận: lấy con người làm trung tâm để phát triển AI, phù hợp với các quyền cơ bản và các giá trị xã hội. Và về lâu dài, mục tiêu là thúc đẩy một AI đáng tin cậy.
Theo PC World
Ứng dụng công nghệ Nano trong chăm sóc sức khỏe ĐÀ NẴNG - Là nội dung của hội nghị quốc tế do Viện Hàn Lâm Trẻ Việt Nam, Viện Hàn Lâm Trẻ Thế Giới và Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đồng tổ chức từ ngày 29 đến 31-7 với sự tham gia của hơn 30 diễn giả là các giáo sư, các nhà khoa học, Các diễn giả, nhà khoa học tham...