Các nhà khoa học phát triển bộ nhớ tăng cường lưu trữ dữ liệu
Một nhóm nhà khoa học gần đây nỗ lực thực hiện các bước cần thiết để phát triển hình thức lưu trữ dữ liệu số mới: bộ nhớ racetrack dựa trên từ tính skyrmion.
Hình ảnh mô phỏng khái niệm bộ nhớ racetrack dựa trên skyrmion
Bộ nhớ racetrack là thế hệ linh kiện bộ nhớ không tự xóa, có thể mở ra khả năng tăng cường sức mạnh máy tính và góp phần tạo ra các công nghệ bộ nhớ máy tính nhỏ hơn, nhanh và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
“Bộ nhớ racetrack, vốn cấu hình lại từ trường theo những cách thức sáng tạo, có thể thay thế các phương pháp lưu trữ dữ liệu hàng loạt hiện có như bộ nhớ flash và ổ đĩa. Bộ nhớ racetrack làm được điều này nhờ vào mật độ lưu trữ thông tin được cải thiện, cơ chế hoạt động nhanh hơn và mức sử dụng năng lượng thấp hơn”, Yassine Quessab, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Hiện tượng Lượng tử (CQP) thuộc Đại học New York (Mỹ), tác giả chính của công trình nghiên cứu mới, cho biết trên tạp chí Scientific Reports.
Đồng thời, ông Andrew Kent, Giáo sư vật lý của Đại học New York, đồng tác giả nghiên cứu, cũng nói thêm rằng “loại bộ nhớ tiên phong này có thể sẽ sớm trở thành làn sóng lưu trữ dữ liệu lớn tiếp theo”. Ngoài hai tác giả chính, nghiên cứu còn có sự góp sức của các chuyên gia từ Đại học Virginia, Đại học California San Diego, Đại học Colorado và Viện Tiêu chuẩn Công nghệ Quốc gia của Mỹ. Tất cả đều xuất phát từ mục tiêu phát triển định dạng bộ nhớ kỹ thuật số mới.
Các thiết bị ngày nay từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay cho đến lưu trữ đám mây đều dựa vào mật độ lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Vì nhu cầu sẽ chỉ tăng lên trong tương lai, nên các nhà nghiên cứu đã tìm cách cải thiện công nghệ lưu trữ, tăng cường năng lực, tốc độ và giảm kích thước của chúng. Trọng tâm của nhóm nghiên cứu là “bộ nhớ racetrack dựa trên skyrmion”, một loại bộ nhớ chưa được phát triển có thể đảo ngược quá trình lưu trữ hiện có.
Nhiều nền tảng lưu trữ dữ liệu hàng loạt đang hoạt động như băng cassette cũ, đọc dữ liệu bằng cách di chuyển vật liệu (trong ví dụ này là băng) với một động cơ qua đầu đọc (trong máy cassette) sau đó giải mã thông tin ghi trên tài liệu để tái tạo âm thanh. Tuy nhiên, bộ nhớ racetrack hoạt động ngược lại, vật liệu sẽ giữ nguyên vị trí và thông tin được di chuyển qua đầu đọc mà không cần phải di chuyển các bộ phận cơ học như động cơ của thiết bị. Thông tin được mang bởi skyrmion có thể di chuyển bằng cách áp dụng một kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như xung điện. Skyrmion là vật thể từ tính, cấu hình ổn định xoay tròn giống như vòng xoáy, giống như được cuộn trong một quả bóng. Quả bóng này đại diện cho thông tin có thể được di chuyển nhanh chóng, cũng như được tạo và xóa bằng xung điện. Skyrmion có kích thước nhỏ, di chuyển với tốc độ cao, tiêu thụ năng lượng thấp nhờ đó giúp lưu trữ dữ liệu nhanh hơn, ở mật độ cao và tiết kiệm năng lượng.
Video đang HOT
Song, hiện vẫn còn những rào cản tồn tại đối với hình thức lưu trữ dữ liệu này. “Chúng tôi thấy rằng các skyrmion nhỏ chỉ ổn định trong môi trường vật chất cụ thể. Vì vậy, việc xác định các vật liệu lý tưởng để lưu trữ skyrmion là ưu tiên hàng đầu để áp dụng loại công nghệ bộ nhớ này. Cho đến nay, đây là trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi”, Giáo sư Andrew Kent nói.
Đội quân robot đặc biệt được huy động trong cuộc chiến chống Covid-19
Hàng trăm kỹ sư, nhà khoa học và nhà phát triển phần mềm trên toàn thế giới đang nỗ lực để xây dựng một đội quân robot với sứ mệnh táo bạo: giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Để đề phòng khả năng lây nhiễm của virus Covid-19 cho con người, nhiều robot đã được sử dụng để thực hiện thay các công việc cho con người. Trong đó có những robot được sử dụng để làm vệ sinh sàn nhà thường xuyên, kiểm tra thân nhiệt mọi người và những robot được sử dụng để khử khuẩn bên ngoài trời...
Tại sân bay quốc tế quốc tế Cincinnati/Northern Kentucky (bang Kentucky, Mỹ), dù hành khách đã trở nên thưa thớt sau khi dịch bệnh bùng phát, một đội quân robot tự động vẫn liên tục đi tuần tra tất cả các nhà ga cả ngày, từ đầu năm 2020 đến nay. Chú robot có tên Avidbots Neo được trang bị hệ thống trí tuệ nhân tạo và các cảm biến, camera để có thể tự vận hành mà không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đây là sân bay đầu tiên tại Mỹ sử dụng một robot tự động để phục vụ việc tuần tra.
Robot Avidbots Neo được sử dụng để làm giám sát và tự động khử trùng sàn sân bay quốc tế Cincinnati/Northern Kentucky (Mỹ)
Ngoài ra, robot này còn được sử dụng để tự động khử trùng sàn sân bay bằng một hệ thống khử trùng bằng hóa chất được trang bị bên trong robot.
Tại Trung Quốc, ngay khi phát hiện ra một ổ dịch bùng phát ở Vũ Hán, UBTech Robotics, một công ty chế tạo robot có trụ sở tại Thâm Quyến đã bắt đầu một dự án nghiên cứu và phát triển để sửa đổi một số robot hiện có của mình để chống lại dịch bệnh.
Một trong số đó là robot Atris, vốn được sử dụng cho việc tuần tra ngoài trời, đã được các kỹ sư của UBTech Robotics gắn thêm hệ thống phun thuốc khử trùng để có thể tiến hành quá trình khử trùng tại những nơi công cộng mà không cần con người can thiệp để ngăn chặn sự lây lan của virus.
UBTech Robotics còn trang bị cho 2 mẫu robot khác của mình là Crurz và Aimbot hệ thống đo thân nhiệt để kiểm tra nhiệt độ của những người xung quanh và một thuật toán để nhận diện xem các đối tượng có đeo khẩu trang hay không để phát ra cảnh báo hoặc nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang. Robot Cruzr cũng có khả năng đóng vai trò người hướng dẫn, giúp các bệnh nhân có thể kết nối hai chiều từ xa với bác sĩ thông qua chức năng gọi điện video để đánh giá ban đầu về tình trạng của họ.
Robot Cruzr cho phép kiểm tra thân nhiệt và bệnh nhân kết nối từ xa với các bác sĩ để đánh giá về tình trạng ban đầu của họ
Một cách thức hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn trong không khí lẫn bề mặt đó là sử dụng đèn chiếu tia cực tím với cường độ cao. Trong nhiều năm qua, các bệnh viện đã sử dụng đèn tia cực tím tần số cao, một loại tia cực tím có thể tiêu diệt được vi khuẩn, để vệ sinh các phòng bệnh.
Tùy thuộc vào công suất đèn và diện tích phòng, cần mất 10 phút đến một tiếng để có thể khử trùng toàn bộ căn phòng. Ưu điểm của đèn tia cực tím là ánh sáng có thể chiếu đến cả những góc mà nhân viên vệ sinh thường bỏ qua và đặc biệt có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn lơ lửng trong không khí cũng như bám trên bề mặt.
Tuy nhiên, loại đèn tia cực tím tần số cao này có thể gây nguy hiểm cho con người, do vậy chỉ có thể được sử dụng trong không gian kín, khi phòng không có ai. Nhưng trong quá trình chiếu đèn vẫn cần có người vào phòng để thay đổi các góc chiếu đèn trong phòng để làm sạch tối đa toàn bộ căn phòng và điều này có thể gây nguy hiểm hoặc bất tiền cho người sử dụng.
Robot Youibot được sử dụng tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) để khử trùng bằng đèn cực tím
Một số công ty đang giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng những robot tự động được tích hợp hệ thống đèn chiếu sáng tia cực tím để tự thể tự vận hành bên trong căn phòng để làm vệ sinh phòng bằng đèn cực tím mà không cần sự can thiệp của con người. Trong số đó có thể kể đến UVD Robot, được ra mắt đầu tiên tại Đan Mạch vào năm 2014 và bán ra thị trường từ năm 2018, hiện đang được sử dụng tại gần 50 quốc gia.
Nhu cầu về robot khử trùng bằng tia cực tím đã bùng nổ kể từ tháng 12 năm ngoái, khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc đã giúp công ty này bán được số lượng robot gấp 2 đến 3 lần so với dự kiến ban đầu, chủ yếu sử dụng tại các "điểm nóng" về dịch bệnh tại Trung Quốc.
Ưu điểm của những hệ thống robot tự động vận hành này là có thể làm vệ sinh liên tục ở nhiều vị trí khác nhau mà cần rất ít sự giám sát của con người, điều này đảm bảo môi trường và các bề mặt luôn được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Một nguyên bản mới của UVD Robots đang được sử dụng để khử khuẩn những khu vực mà người nhiễm virus Covid-19 đang ở trước khi có bất kỳ ai khác bước vào. Điều này sẽ giúp ngăn chặn khả năng lây nhiễm của dịch bệnh trong trường hợp virus còn sót lại trong các môi trường này.
Ngoài ra, một số công ty chế tạo robot tại Trung Quốc đã điều chỉnh thiết kế của một số mẫu robot tự động, thường được sử dụng để tuần tra các văn phòng hoặc vận chuyển hàng hóa trong nhà kho, để phục vụ các công việc phòng chống dịch như tự động di chuyển trong bệnh viện để kiểm tra thân nhiệt của mọi người hoặc mang đèn cực tím để khử trùng các khu vực không có người.
Việc vận dụng đội quân robot vào các hoạt động phòng và chống dịch có thể giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm của virus, nhưng một vấn đề đặt ra đó là tính hiệu quả của các robot khi làm vệ sinh. Chẳng hạn với tay nắm cửa hoặc nút bấm thang máy, những nơi cần sự khéo léo và cẩn thận khi làm vệ sinh thì vẫn đòi hỏi sự can thiệp của con người.
Rất có thể trong tương lai, khi mà dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều hệ thống robot với các hình thức nhỏ gọn hơn, đa năng và tự chủ hơn sẽ được phát triển để làm thay công việc của bác sĩ, nhân viên vệ sinh trong tuyến đầu chống dịch để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus cho con người.
T.Thủy
IBM chia sẻ hệ thống AI tối tân cho nghiên cứu điều trị COVID-19 Hãng máy tính IBM của Mỹ đã huy động các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tối tấn của mình để giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về virus SARS-CoV-2 và đẩy nhanh quá trình tìm ra cách điều trị COVI-19. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Hãng máy tính IBM của Mỹ đã huy động các hệ thống trí...