Các nhà khoa học đánh giá thời điểm thế giới có thể cởi bỏ khẩu trang
Trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Omicron hiện đã giảm đáng kể, dư luận đang đặt câu hỏi rằng nhân loại sẽ còn phải đeo khẩu trang trong bao lâu nữa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan vấn đề này, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện nghiên cứu đánh giá về lợi ích của việc đeo khẩu trang trong bối cảnh 70-90% dân số nước này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Họ cho rằng kết quả nghiên cứu này cũng có thể ứng dụng với các quốc gia khác, theo đó có thể ước lượng về thời gian cần khuyến nghị người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh.
Video đang HOT
Cũng như nhiều nghiên cứu trước đó, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ – đăng trên The Lancet Public Health ngày 8/3 – khẳng định rằng việc đeo khẩu trang có thể giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19, tuy nhiên mức độ hiệu quả ở các khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine khác nhau còn chưa rõ ràng.
Nghiên cứu xem xét tình hình ở Mỹ và Ấn Độ. Hiện khoảng 65% dân số Mỹ và gần 60% dân số Ấn Độ (trong đó có hơn 82% số người trưởng thành) đã được tiêm chủng đầy đủ cho đến ngày 6/3. Các cơ quan y tế ở Ấn Độ vẫn kêu gọi người dân tiếp tục sử dụng khẩu trang khi tới địa điểm công cộng, đồng thời duy trì thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp ngay cả khi biểu đồ dịch tễ đã khả quan hơn đáng kể tình hình dịch bệnh đang giảm dần. Trong ngày 8/3, Ấn Độ ghi nhận 3.993 ca mắc mới COVID-19 – con số thấp nhất ghi nhận theo ngày kể từ tháng 5/2020. Trong khi đó, tại Mỹ, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) lại cho rằng hiện khoảng 93% dân số Mỹ sống ở các khu vực có tỷ lệ mắc COVID-19 ở mức thấp đủ để người dân không cần đeo khẩu trang trong không gian khép kín.
Theo nghiên cứu trên, nếu nước Mỹ đạt tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 ở mức 90% dân số vào ngày 1/5, việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn chặn 6,29 triệu ca mắc bệnh, 136.700 ca nhập viện và 16.000 ca tử vong. Còn trong trường hợp tỷ lệ bao phủ vaccine đạt 80% vào ngày 1/5/2022, việc sử dụng khẩu trang sẽ ngăn chặn được 7,66 triệu ca mắc bệnh, 174.900 ca nhập viện và 20.500 ca tử vong.
Các tính toán cho thấy chi phí đeo khẩu trang của mỗi người chưa tới 1,25 USD/người/ngày.
Ông Peter Hotez – bác sĩ nhi khoa và virus học thuộc trường Đại học Y khoa Baylor (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu trên – cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi đã chỉ ra một chút ánh sáng cuối đường hầm, cho thấy rằng việc đeo khẩu trang không cần phải duy trì mãi mãi, nhưng đây vẫn sẽ là một công cụ quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 khi chúng ta bước vào giai đoạn tiếp theo của đại dịch”.
Mặc dù sự gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron đang giảm trên toàn thế giới, các nhà khoa học cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn có nguy cơ đột biến gene dẫn đến sự xuất hiện của nhiều biến thể mới.
Nghiên cứu mới khẳng định vai trò của khẩu trang trong phòng ngừa COVID-19
Một nhóm nghiên cứu quốc tế từ các trường đại học bao gồm Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Đại học Padua và Đại học Udine (Italy) và Đại học Vienna (Áo) đã phát triển một mô hình lý thuyết mới để đánh giá kỹ hơn nguy cơ lây lan các loại virus như virus SARS-CoV-2 khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả cho thấy khoảng cách tiêu chuẩn 2 mét được cho là "an toàn" không phải lúc nào cũng áp dụng được và thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến môi trường, đồng thời cho thấy khẩu trang thực sự có thể đóng một vai trò cốt yếu.
Các khuyến nghị và hiểu biết hiện tại về sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thường dựa trên một biểu đồ do nhà khoa học người Mỹ William Firth Wells phát triển năm 1934, tuy nhiên mô hình này rất đơn giản và không tính đến mức độ phức tạp thực sự của tình trạng lây nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã lập mô hình tiên tiến hơn có thể đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro trực tiếp của việc lây nhiễm COVID-19 liên quan đến một số yếu tố, chẳng hạn khoảng cách giữa các cá nhân, nhiệt độ, độ ẩm, tải lượng virus và kiểu hít thở. Ngoài ra, họ cũng đã chứng minh được mức độ rủi ro này thay đổi như thế nào khi đeo và không đeo khẩu trang.
Nghiên cứu cho thấy một người nói chuyện mà không đeo khẩu trang có thể làm các giọt bắn chứa virus lan xa tới 1m. Nếu người này ho, các giọt bắn có thể lan xa tới 3 m và nếu hắt hơi, khoảng cách có thể lên tới 7 m. Nhưng nếu đeo khẩu trang, nguy cơ lây nhiễm giảm đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình mới bằng cách sử dụng dữ liệu từ các thí nghiệm gần đây về lan tỏa giọt bắn, theo đó cho phép họ đưa một yếu tố vào tính toán và xác định cụ thể nguy cơ lây nhiễm bệnh khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang. Kết quả cho thấy đeo khẩu trang y tế, ở mức độ cao hơn là loại khẩu trang FFP2, cung cấp khả năng bảo vệ rất tốt, làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh. Với điều kiện khẩu trang được đeo đúng cách, nguy cơ lây nhiễm bệnh là không đáng kể, cho dù ở khoảng cách gần chỉ 1 m, bất kể trong điều kiện môi trường nào và cho dù có nói chuyện, ho hay hắt hơi.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu này, nhóm trên đang xúc tiến một nghiên cứu mới tìm hiểu khả năng lây lan bệnh qua không khí.
Nhật Bản triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi Một số tỉnh thành cũng đã được phép triển khai sớm nếu công tác chuẩn bị sẵn sàng. Từ tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho các trung tâm y tế trên toàn quốc. Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Nhật Bản sử dụng...