Các nhà khoa học của BRICS tiến hành giải trình tự gene của virus SARS-CoV-2
Các nhà khoa học của 4 nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ thực hiện giải trình tự bộ gene của virus SARS-CoV-2, nghiên cứu dịch tễ và mô hình toán học của đại dịch COVID-19 hiện nay.
Hình ảnh dưới kính hiển vi virus SARS-CoV-2 được lấy từ cơ thể bệnh nhân ở Fort Detrick, Maryland, Mỹ (ảnh do Viện quốc gia về dịch bệnh truyền nhiễm và dị ứng chụp). Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là thông báo được Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ đưa ra ngày 6/8.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, bộ trên cho biết các nhà khoa học của nước này, Brazil, Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành các nhiệm vụ trên nhằm giúp theo dõi các đột biến gene, tái tổ hợp cùng sự phân bố của virus SARS-CoV-2 cũng như đưa ra các dự báo về khả năng lây lan của nó trong tương lai.
Theo chương trình này, Ấn Độ và Brazil sẽ đánh giá sự phân bố của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu môi trường thông qua phân tích đa hệ gene (metagenome) để giám sát dịch tễ học dựa trên nước thải (WBE), trong khi các nhà khoa học Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng PCR trong vật liệu sinh học (lấy dịch hầu họng) từ các bệnh nhân có biểu hiện mắc các bệnh hô hấp và điều tra việc biến đổi gene, các bộ gene so sánh và phân tích phát sinh chủng loại học.
Dữ liệu về gene, hệ gene và dịch tễ học được các nhà khoa học Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Brazil thu được sẽ được tích hợp để phát triển các mô hình toán học để phân tích đột biến, di truyền quần thể, mối quan hệ phát sinh chủng loại học, phân tích tái tổ hợp, cũng như đánh giá nguy cơ mạng lưới lây lan và động lực của virus. Điều này giúp theo dõi các con đường lây lan và động lực của virus, so sánh sự phân bố và tồn tại của virus ở những khu vực khác nhau, cũng như thiết lập việc giám sát của hệ thống cảnh báo sớm liên quan.
Nguy cơ xuất hiện những biến thể nguy hiểm mới của virus SARS-CoV-2
Các nhà khoa học đang cảnh báo thế giới đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới của đại dịch COVID-19, khi làn sóng dịch thứ ba đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các biến thể mới dễ lây lan và có khả năng kháng vaccine.
Hình ảnh dưới kính hiển vi virus SARS-CoV-2 được lấy từ cơ thể bệnh nhân ở Fort Detrick, Maryland, Mỹ (ảnh do Viện quốc gia về dịch bệnh truyền nhiễm và dị ứng chụp). Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại London dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần.
Trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 với biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao.
Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Trong số các biến thể hiện nay, Delta có khả năng lây truyền cao gấp đôi so với Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh - biến thể có khả năng lây lan cao hơn 40% so với chủng virus lần đầu được phát hiện ở Trung Quốc. Trong khi đó, Beta, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như có khả năng tái nhiễm bệnh cao nhất.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chưa rõ virus SARS-CoV-2 có thể phát triển tới mức độ nào khi thích nghi với cộng đồng đã miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh, và cảnh báo một số chủng virus corona, vốn đang chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, đã bắt đầu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng, và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
Bồ Đào Nha phát hiện 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 23/12, Viện Y tế Quốc gia mang tên Tiến sĩ Ricardo Jorge (INSA) của Bồ Đào Nha thông báo các nhà khoa học đã phát hiện 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong đợt dịch COVID-19 thứ hai tại nước này. Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy một tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu...