Các nhà khảo cổ tìm thấy di tích “cánh cổng địa ngục” ở Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà khảo cổ người Ý đã thực hiện một khám phá đáng kinh ngạc ở Thổ Nhĩ Kỳ: một cánh cổng dẫn đến địa ngục dưới lòng đất…
Các nhà khảo cổ học Ý vừa tuyên bố đã phát hiện cái gọi là ‘ cổng địa ngục’ của Pluto trong đống phế tích tại miền tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu bạn đã xem ‘Hercules’ của Disney hay ‘Posey Jackson và kẻ cắp tia chớp’, bạn chắc chắn sẽ biết tên của một vị thần, đó là Hades – là con trưởng của Cronus và Rhea, và là anh của Zeus và Poseidon, đồng thời cũng là vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Khám phá này là một bất ngờ lớn trong giới khảo cổ học bởi cuộc khai quật này bắt đầu vào mùa xuân năm 2012 với mục đích bạn đầu hoàn toàn khác và không hề có liên quan gì tới ‘cánh cổng địa ngục’. Nhiệm vụ ban đầu của nhóm khảo cổ người Ý ở De Andrea, Hierapolis là tìm kiếm phần còn lại của một ngôi đền gắn liền với suối nước nóng.
Nhà địa lý học người Hy Lạp Strabo (64-63 trước Công nguyên (CN) đến khoảng năm 24) đã từng mô tả về cánh cổng địa ngục: ‘Nơi này chứa đầy một dạng khí đậm đặc đến nỗi khó thấy được mặt đất. Bất cứ con thú nào đi qua cánh cổng đó đều chết bất đắc kỳ tử’.
Trong quá trình tìm kiếm phần còn lại của một ngôi đền gắn liền với suối nước nóng, nhóm khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của một ngôi đền ở đây. Tòa nhà hình tròn này, ban đầu được bao quanh bởi các cột và rất có thể là một phần của ngôi đền dành riêng cho các vị thần cai trị suối nước nóng.
Khi nghiên cứu kỹ hơn về bản đồ mạng lưới đường ống ngầm của thành phố cổ, nhà nghiên cứu De Andrea nhận ra rằng hầu hết các đường ống dẫn đều tập trung hướng đến khu vực mà họ đang khai quật. Bởi vậy ông luôn tin rằng khu vực này chính là phần còn lại của ngôi đền mà họ đang tìm kiếm.
Các nhà khảo cổ ban đầu dự kiến sẽ tìm thấy nền tảng của một tòa nhà hoặc tàn tích của một nhà tắm công cộng có hình tròn, nhưng khi khai quật, những bậc đá bắt đầu hiện ra và có vẻ như nó giống với tàn tích của một nhà hát công cộng chứ không phải ngôi đền hay nhà tắm công cộng mà họ phỏng đoán ban đầu.
Và câu hỏi được đặt ra, tại sau những đường ống lại dẫn về khu vực của nhà hát nhỏ này và điều đó đã trở thành một bí ẩn thực sự.
Vì vậy, De Andrea bắt đầu nghiên cứu mô tả về thành phố Hierapolis trong những cuốn sách cổ để tìm ra manh mối để giải quyết bí ẩn. Các học giả vĩ đại trong quá khứ đến thăm khu vực suối nước nóng này và để lại rất nhiều thông tin, như học giả Hy Lạp cổ đại Strabo trong cuốn sách ‘Địa lý’ trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Trong đó ông đề cập đến suối nước nóng và ghi lại rằng ngoài đặc tính chữa bệnh của nó, nó còn được các thợ dệt yêu thích và thường được sử dụng để giặt len.
Ngoài ra, ông còn mô tả đến ‘cánh cổng địa ngục’, nhưng chính xác thì cổng địa ngục là gì? Trên thực tế, nó là một cánh cổng để đi đến thế giới bên kia và được cai quản bởi thần Hades – vị thần địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Nói chính xác, đó là một trong những cánh cổng của ‘thế giới ngầm’, bởi vì trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã có nhiều hơn một cánh cổng địa ngục và hai trong số đó ngày nay đã được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Strabo chỉ ra rằng lối vào Cổng địa ngục đủ rộng để cho phép một người trưởng thành đi qua một cách dễ dàng và sau đó dẫn đến một hang động ‘khá sâu’.
Theo Strabo, lối vào hang nằm bên trong bức tường của một khu vực có hình dạng giống với hồ bơi hình chữ nhật với những bậc đá được xây dựng xung quanh hồ bơi. Cánh cổng địa ngục trông giống như một điểm thu hút khách du lịch trong thời kỳ đó: mọi người chen chúc ở đó để xem hiến tế động vật.
Mô tả của Strabo về cánh cổng địa ngục còn đề cập đến những loại khí độc chết người này. Đặc biệt, ông chỉ ra rằng khí độc rò rỉ từ cổng địa ngục, và sương mù hình thành thậm chí có thể bao phủ cả mặt đất. Và ông đã tận mắt nhìn thấy một con chim bị ném xuống hố và ngay lập tức rơi xuống đất.
De Andrea quyết định tiếp tục tìm bằng chứng mới từ các ghi chép cổ xưa, trong khi đó các thành viên của nhóm khảo cổ vẫn tiếp tục quá trình khai quật khu vực được cho là nhà hát công cộng được tìm thấy trước đó.
Vài ngày sau, De Andrea tới khu vực khai quật ra cảm thấy rất bất ngờ khi xung quanh đó có đầy xác của bọ cánh cứng, bướm và chim chết. Và hung thủ lại chính là khí carbon dioxide phát ra từ khu vực xung quanh đó.
Ngay lúc đó De Andrea đã nghĩ ngay tới mô tả của Strabo và cho rằng đây chính là một phát hiện lớn về cánh cổng địa ngục. May mắn thay, những khí này không gây ra mối đe dọa cho các nhà nghiên cứu tiếp tục khai quật.
Theo các nhà khoa học, rất nhiều loài vật bay ngang qua đã tử vong vì hít phải khí mephitic hay khí độc carbon dioxide gây chết người. Không những thế, những thầy tu tới đây hành lễ cũng nhiễm khí độc do sử dụng ‘nước thánh’ từ hồ bên ngoài và ngủ lại ‘vùng đất thiêng’ nên họ thường có những giấc mơ kỳ quái được cho là lời tiên tri của thần linh. Nhưng thực chất, đó chỉ là ảo giác do khí độc từ những mạch nước ngầm tạo nên mà thôi.
Khi tiến hành cách hoạt động khai quật về sau thì những bức tường đá cũng bắt đầu hiện ra và tất cả đều đúng với mô tả của Strabo, đó là một khu vực giống như một hồ bơi hình chữ nhật được bao quanh bởi các bậc đá.
Cuối cùng, một dấu hiệu được đánh dấu là ‘Cổng địa ngục’ đã được phát hiện với dòng chữ ‘Diêm vương và Collet’ được khắc trên một tảng đá và có lẽ đây thực sự là lối vào của cánh cổng địa ngục.
Vào năm 2013, trong khi tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ khác, De Andrea đã có bằng chứng mới đáng kinh ngạc: nhóm của ông đã đào hai bức tượng trước cổng địa ngục.
Đầu tiên là một con rắn cuộn: trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, con rắn đại diện cho thế giới dưới lòng đất. Cái thứ hai là con chó ba đầu Sierrabos, người bảo vệ cổng địa ngục để ngăn chặn lũ xác sống trốn thoát. Bằng chứng này xóa sạch những nghi ngờ trước đó và khẳng định đây chính xác là một ‘Cổng địa ngục’ trong thần thoại Hy Lạp.
Nhà nghiên cứu D ‘Andria cho biết, ‘Các bức tượng này trông khá đáng sợ, chúng đại diện cho hai sinh vật thần thoại – một mô tả con rắn, biểu tượng của thế giới ngầm và Kerberos (hay Cerberus) – con chó săn ba đầu ở địa ngục trong thần thoại Hy Lạp’.
Ông nói thêm: ‘Các bức tượng này trông rất đáng sợ, con rắn với vẻ mặt dữ dằn, đe dọa bất cứ ai cố gắng tiếp cận nó; trong khi Kerberos với 3 đầu luôn đứng trước cổng canh chừng, không bỏ sót bất cứ hành động nhỏ nào’.
Nhà nghiên cứu D ‘Andria nói rằng, ‘Với những phát hiện mới này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra lời giải thật sự cho cổng Địa ngục và tái tạo lại để công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng trong tương lai gần’.
Theo Đức Khương/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Núi lửa "Cổng địa ngục" phun trào suốt 20 năm ở Ecuador có nguy cơ sụp đổ
Quan sát sự biến dạng của sườn núi, các nhà khoa học cảnh báo núi lửa dạng tầng cổ xưa Tungurahua đang hoạt động ở Ecuador có nguy cơ sụp đổ.
Tungurahua là một núi lửa cổ xưa ở Ecuador, phun trào liên tục kể từ năm 1999, gây những phiền toái cho cư dân địa phương.
Trong ngôn ngữ bản địa của người Quechua, Tungurahua có nghĩa là 'Họng lửa'.
Người ta cũng gọi Tungurahua là "Cổng địa ngục". Ngoài ra, núi lửa này còn có biệt danh là "Người khổng lồ đen".
Theo một phân tích mới, Tungurahua đang cho thấy những dấu hiệu về một vụ sụp đổ cấu trúc ngọn núi, do tác động của hoạt động magma đang diễn ra bên trong núi lửa.
"Sử dụng dữ liệu vệ tinh, chúng tôi đã quan sát thấy sự biến dạng rất nhanh của sườn phía tây của núi lửa, mà nghiên cứu của chúng tôi là do sự mất cân bằng giữa magma được cung cấp và magma bị phun trào", nhà nghiên cứu núi lửa địa vật lý James Hickey từ Đại học Exeter ở Anh nói.
Tungurahua đã trải qua hai lần sụp đổ cấu trúc được kích hoạt bởi các vụ phun trào. Cấu trúc Tungurahua đầu tiên (Tungurahua I) đã sụp đổ vào khoảng cuối kỷ Pleistocene muộn.
Núi lửa Tungurahua, biệt danh "Cổng địa ngục" đan có những dấu hiệu biến động, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ. Nguồn: sciencealert.
Trong hàng ngàn năm, núi lửa sau đó dần được tái tạo. Sau đó, khoảng 3.000 năm trước, Tungurahua II đã nổ ra, với một vụ phun trào khác khiến một phần sườn phía tây sụp đổ. Khi sườn núi lửa biến dạng, những trận lở đất lớn có thể xảy ra, với những trận tuyết lở có thể di chuyển tới hàng chục km.
Sự sụp đổ 3.000 năm trước được cho là đã giải phóng một lượng tuyết khổng lồ khiến tuyết chảy tràn trên một khu vực rộng khoảng 80 km2.
Một vụ phun trào vào năm 1999, nhà chức trách đã buộc phải sơ tán hơn 25.000 người ở các khu vực lân cận.
Theo nghiên cứu của Hickey và nhóm của ông, đã ghi nhận biến dạng bề mặt ở sườn phía tây của Tungurahua; và, biến động này có thể là tín hiệu báo trước một sự sụp đổ.
"Áp lực nông và nhanh từ nguồn biến dạng nghiêng này có thể tạo ra ứng suất cắt dọc theo bề mặt sụp đổ, tăng với khối lượng magma lớn hơn", các tác giả viết trong bài báo của họ.
"Cung cấp Magma là một trong những yếu tố có thể gây ra hoặc đóng góp vào sự mất ổn định sườn núi lửa, dẫn đến nguy cơ sụp đổ sườn.", Hickey nói.
Những phát hiện trên được báo cáo trong Thư Khoa học Trái đất và Hành tinh.
Theobaovephapluat.vn/ sciencealert
Chuyện kỳ bí về những quái vật địa ngục ám ảnh kinh hoàng Một số nền văn minh cổ xưa có những giai thoại, truyền thuyết về quái vật ở địa ngục. Những sinh vật này được miêu tả có ngoại hình đáng sợ cùng với những khả năng phi thường gây ám ảnh kinh hoàng. Chó ba đầu Cerberus là một trong những quái vật ở địa ngục đáng sợ được miêu tả trong thần...