Các nhà hàng Nhật Bản ‘ra tay’ chống ‘khủng bố sushi’
Các chuỗi nhà hàng sushi nổi tiếng tại Nhật Bản đã nâng cao cảnh giác sau khi việc các trò đùa mất vệ sinh xuất hiện ngày một gia tăng làm mất lòng thực khách.
“ Khủng bố sushi” ngày một gia tăng tại các nhà hàng ở Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, các biện pháp ngăn ngừa những hành động tinh quái này có thể dẫn đến sự thay đổi trong trải nghiệm ăn uống của khách hàng.
Ngày 8/3, cảnh sát Nhật Bản đã bắt 3 đối tượng vì tội cản trở hoạt động kinh doanh tại một nhà hàng ở Nhật Bản, trong đó, một người đã có hành vi liếm chai xì dầu.
“Khủng bố sushi” đã được đưa vào tầm ngắm sau khi một đoạn video ghi lại hình ảnh một thanh niên đã có các hành động mất vệ sinh tại một cơ sở kinh doanh của chuỗi nhà hàng sushi băng chuyền Sushiro được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Theo đó, thủ phạm đã liếm các chai đựng xì dầu, các cốc trà và bôi nước miếng lên sushi trên băng chuyền phục vụ.
Trước đó, tại một cơ sở của chuỗi nhà hàng sushi Choushimaru đã có một đối tượng để tàn thuốc lá trong một lọ đựng gừng muối chua.
Video đang HOT
Sau khi chứng kiến giá cổ phiếu nhanh chóng sụt giảm, Food & Life, công ty mẹ của Sushiro, đã triển khai các phương án giải quyết, bao gồm việc cho ngừng hoạt động các băng chuyền và chỉ phục vụ đồ khách hàng gọi.
Mayumi Hayashi, phát ngôn viên của Food & Life cho biết: “Hành động gây rối này là một vấn đề nghiêm trọng gây ra xáo trộn trong ngành dịch vụ ăn uống”.
Food & Life đang nỗ lực hết mình để tạo ra một trải nghiệm ăn uống mà khách hàng không phải lo ngại về vấn đề vệ sinh từ các hành vi nêu trên.
Thay vì thức ăn trên băng chuyền giờ chỉ còn lại những tấm ảnh trưng bày sushi và các món ăn khác trong thực đơn.
Sushiro cũng đã bắt đầu triển khai lắp đặt tấm ngăn giữa các bàn và băng chuyền tại các nhà hàng trên toàn quốc.
Trong khi đó, chuỗi nhà hàng sushi Choushimaru tuyên bố sẽ ngừng kinh doanh bằng hình thức phục vụ trên băng chuyền và thay vào đó là phục vụ tại bàn qua hình thức gọi món. Sau vụ việc kể trên, nhà hàng yêu cầu nhân viên chỉ bày gia vị và dụng cụ ăn uống sau khi bàn đã có người ngồi.
Ngoài ra, chuỗi nhà hàng Kura Sushi lại đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm thực phẩm. Từ năm 2011, Kura Sushi đã sử dụng nắp đậy để đảm bảo đĩa đựng đảm bảo vệ sinh cho đồ ăn. Đến đầu tháng 3 năm nay, nhà hàng đã sử dụng camera AI, để phát hiện các hành vi gây mất vệ sinh trên các băng chuyền.
Trước đó, các camera này được sử dụng để nhận biết những món ăn được khách hàng chọn, từ đó phục vụ cho quá trình thanh toán nhanh gọn.
Akihiro Tsuji, người phát ngôn của Kura Sushi, cho biết: “Chúng tôi phải thay đổi để bảo vệ món ăn. Với sushi băng chuyền, Kura Sushi luôn muốn đó là một trải nghiệm thú vị cho khách hàng”.
Trong bối cảnh nhiều khách hàng đang cảm thấy lo ngại về “khủng bố sushi”, ông Tsuji cam đoan rằng các dụng cụ như chai đựng nước tương sẽ được thay mới mỗi khi khách đến dùng bữa nhằm đảm bảo vệ sinh.
Khác với những chuỗi nhà hàng kể trên, Hama-Sushi chỉ áp dụng băng chuyền vòng tại 10% số cơ sở kinh doanh. Các cơ sở còn lại sử dụng dây chuyền thẳng trực tiếp đến khách gọi món nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng đồ ăn luôn tươi mới và giảm thiểu những trường hợp chơi khăm.
Mặc dù vậy, Hama-Sushi vẫn không ít lần gặp phải những vị khách hàng “nghịch ngợm”. Hồi tháng 1, tại một nhà hàng Hama-Sushi đã xuất hiện video một người đàn ông bỏ wasabi lên món ăn của thực khách khác. Hay trong tháng 2 vừa qua, một học sinh trung học đã đưa trực tiếp đũa ăn của mình vào lọ đựng gừng muối khiến nhiều vị khách phản cảm. Sau sự việc, nhà hàng đã phải phục vụ gừng muối riêng cho mỗi khách hàng.
Nhật Bản chuẩn bị cho khách du lịch nước ngoài nhập cảnh trở lại
Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện những thủ tục cuối cùng để cho phép du khách nước ngoài nhập cảnh trở lại từ tháng 6 tới, qua đó tiếp tục nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng chống đại dịch COVID-19.
Hành khách tại sân bay Fukuoka, Nhật Bản ngày 3/1/2022. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Kể từ tháng 3 năm nay, Nhật Bản đã nới lỏng những biện pháp trên và có kế hoạch tăng gấp đôi số du khách nước ngoài đến nước này lên 20.000 người/ngày bắt đầu từ ngày 1/6. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã công bố kế hoạch trên trong ngày 26/5.
Trong khi nhiều nước tiên tiến đã nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 sau thời gian đại dịch này đạt đỉnh do sự lây lan của biến thể Omicron thì Nhật Bản lại là thành viên duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vẫn chặt chẽ trong quy định nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài.
Ngày 24/5 vừa qua, nước này mới bắt đầu chấp nhận các tour du lịch quy mô nhỏ dành cho khách du lịch đã được tiêm chủng từ Mỹ, Australia, Thái Lan và Singapore như một biện pháp thử nghiệm hướng tới việc nối lại hoạt động du lịch nước ngoài.
Các số liệu thống kê cho thấy trong năm 2019, tức là trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đạt mức kỷ lục 31,88 triệu lượt khách, tuy nhiên trong thời gian xảy ra đại dịch, do những hạn chế về du lịch trong và ngoài nước, con số này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 245.900 lượt khách trong năm 2021.
Coi du lịch là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản đã đặt mục tiêu thu hút tới 60 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2030.
Các nhà lãnh đạo châu Á kêu gọi đoàn kết để vượt qua các thách thức Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 26/5, ngày đầu tiên của Hội nghị quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở Tokyo (Nhật Bản), nhiều nhà lãnh đạo châu Á tham dự hội nghị đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ và thách thức mà châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối...