Các nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
Chuyên trang Vietnam Briefing của tập đoàn Dezan Shira & Associates ngày 31/12 đăng bài viết nhận định các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 dù Việt Nam vừa trải qua một năm đầy thách thức với những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Sản xuất tại Công ty TNHH NMS Việt Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Bài viết nêu bật những yếu tố được cho sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Theo đó, tác giả bài viết cho rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Việt Nam đã sử dụng các FTA như một công cụ để tăng cường sức mạnh kinh tế và an ninh tài chính. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thấp và hàng hóa sơ cấp sang các hàng hóa công nghệ cao phức tạp hơn như điện tử, máy móc, xe cộ và thiết bị y tế. Theo tác giả, việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) vào năm 2020 là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại hàng hóa chất lượng cao cho người tiêu dùng. Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu cao đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo tác giả, hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) nhiều khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022. Sau khi bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 trong năm 2020, hoạt động M&A trong 9 tháng đầu năm 2021 đã nhộn nhịp trở lại với tổng giá trị các thương vụ đạt 3 tỷ USD. Bài viết dự báo, trong quá trình Việt Nam phục hồi nền kinh tế, hoạt động M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa vào năm 2022, nhất là khi Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng một số quy định trong luật đầu tư và doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các thương vụ M&A.
Tác giả bài viết cho rằng các gói hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho các doanh nghiệp để giúp thúc đẩy nền kinh tế vượt qua đại dịch cũng là một yếu tố quan trọng. Theo đó, các doanh nghiệp nên tận dụng các gói hỗ trợ này để cải thiện dòng tiền.
Video đang HOT
Ngoài ra, cùng với việc Chính phủ Việt Nam nới lỏng thủ tục nhập cảnh từ năm 2022, việc nới lỏng quy định về giấy phép cho lao động nước ngoài được đánh giá sẽ tạo điều kiện thêm cho các doanh nghiệp và người lao động vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Theo bài viết, ngành du lịch cũng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ năm 2022, Việt Nam có kế hoạch cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ tự cách ly tại nhà hoặc nơi ở miễn họ có kết quả xét nghiệm âm tính. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét khôi phục chế độ miễn thị thực cho khách du lịch lưu trú tại Việt Nam dưới 15 ngày. Ngoài ra, 9 đường bay quốc tế đã được “bật đèn xanh” để nối lại các chuyến bay thương mại.
Bài viết kết luận năm 2021 mang đến những thách thức đáng kể cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi họ vừa phải đối phó với những diễn biến của thị trường sở tại, vừa lo ngại về những khó khăn của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19. Một số vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt trong năm 2021 có thể sẽ tiếp diễn vào năm 2022. Tuy nhiên, tác giả cho rằng sự phát triển có mục tiêu và tập trung hơn của Việt Nam vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho tăng trưởng, đặc biệt là trong các lĩnh vực giúp thúc đẩy điểm mấu chốt của sự ổn định kinh tế và sinh kế của người dân. Trong bối cảnh khó khăn, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá vẫn đang trên đà ghi nhận mức tăng trưởng tích cực vào năm 2022. Trong năm tới, Việt Nam vẫn là một ứng cử viên sáng giá cho đầu tư từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh đó, với các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, sự ổn định kinh tế và chính trị tương đối, chi phí hiệu quả và triển vọng nhu cầu tiêu dùng, Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng ở châu Á bên cạnh việc thu hút một loạt nhà đầu tư mới về địa lý và lĩnh vực.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài đang làm khó ngân hàng
Giới chuyên gia ngân hàng cho rằng: Nhiều ngân hàng mong mỏi có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, vừa tăng vốn; đồng thời nâng cao năng lưc quản trị và khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đang làm khó cho ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược.
Kiến nghị tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại. Ảnh: Phan Thị Thu.
Một nhu cầu lớn của các NHTM là tăng vốn để thực hiện tái cơ cấu, gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Vốn từ nhà đầu tư nước ngoài được nhìn nhận là kênh quan trọng.
Báo cáo "Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt Nam" của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay: Thống kê từ các nguồn về cơ cấu tỷ lệ sở hữu của các NHTM tại thời điểm tháng 4/2021, trong đó một số ngân hàng đã có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chạm trần 30% hoặc gần chạm trần 30%; nhiều ngân hàng khác có tỷ lệ thấp hơn mức trần 30%.
Ví dụ hiện ở 3 ngân hàng lớn: Vietcombank, Viettinbank và BIDV chỉ có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 16,7 - 25,5%; Agribank đang chuẩn bị cổ phần hóa. Như vậy tính bình quân tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 ngân hàng Nhà nước lớn mới chỉ loanh quanh ở mức 16 - 17%, vẫn còn dư địa tới 13% trong khu vực này.
Các chuyên gia kinh tế của CIEM kiến nghị: Cần cân nhắc một cách tiếp cận mở hơn trong điều tiết ngành ngân hàng, trong đó có tiếp cận mở đối với giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM. "Việc mạnh dạn nghiên cứu khả năng điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng mang lại thêm hi vọng cho các NHTM trong việc thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài, đi kèm với các bí quyết quản trị, công nghệ", TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM cho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) trong bối cảnh hiện nay, việc tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là cần thiết. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đang có nhu cầu tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài, đặc biệt nhu cầu tăng vốn để tiếp tục tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu tại các TCTD.
"Việc khống chế room cho nhà đầu tư ngoại ở mức 30% cũng ảnh hưởng đến cơ hội mua - bán sáp nhập ở Việt Nam và khiến thị trường này kém phát triển còn các ngân hàng lỡ cơ hội phát triển do không đủ nguồn vốn trong khi nguồn vốn nước ngoài là một kênh vốn lớn. Tính đến ngày 30/6, có 19 TCTD có cổ đông là tổ chức nước ngoài sở hữu trên 1% vốn điều lệ của TCTD, trong đó NHTM có 3/4 ngân hàng và NHTM cổ phần là 16/28 ngân hàng; 11 TCTD có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 15% trong đó có 5 TCTD có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 25%", ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện Nhóm nghiên cứu báo cáo của CIEM, việc nới room ngoại có thể mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho các NHTM; thứ hai hỗ trợ hiệu quả các cam kết về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU ( EVFTA) về việc cân nhắc tích cực đề xuất của các định chế tài chính EU về việc nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ tại hai thương mại cổ phần trong nước trong vòng 5 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, trừ Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank); thứ ba là tăng khả năng thu hút đầu tư và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; thứ tư, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý cũng tránh được rủi ro nhà đầu tư nước ngoài chi phối hoạt động của NHTM.
"Chúng tôi cơ bản đồng tình với kiến nghị nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vì để đáp ứng yêu cẩu tăng vốn của các TCTD. Nghiên cứu này được đưa ra ở thời điểm này rất phù hợp", TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho biết.
Theo ông Cấn Văn Lực, có 3 lý do cần điều chỉnh room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang có kế hoạch cơ cấu lại TCTD trong 5 - 10 năm tới nhưng đến nay hầu như vẫn có rất ít nghiên cứu đánh giá về thực trạng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng một cách đầy đủ khách quan. Bên cạnh đó, Hệ số an toàn vốn (CAR) tại các NHTM vẫn chưa tăng tương ứng tốc độ tăng tài sản và tín dụng là thực tế rất cần lưu ý. "Trong khi đó, Chính phủ đang có Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, theo đó đặt ra vấn đề cần tăng nguồn vốn và các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu chương trình này, dự kiến tăng trưởng tín dụng phải cao hơn 12% năm nay, từ 13 - 14%", ông Cấn Văn Lực phân tích.
Nới room là cần thiết nhưng cũng có những ý kiến e ngại về những bất lợi khi nhà đầu tư ngoại nắm tỷ lệ sở hữu lớn và liệu NHTM có bị chi phối hay không? Một băn khoăn khác là liệu nới room ngoại có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của các NHTM đối với các chính sách và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Để giảm bớt lo ngại về việc nhà đầu tư nước ngoài chi phối NHTM, đại diện CIEM cho biết: Cần cân nhắc riêng từng tỷ lệ giới hạn cụ thể đối với sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM, chứ không chỉ xem xét giới hạn tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài; cần cân nhắc các biện pháp khác để điều tiết và giám sát hoạt động của các NHTM, thay vì nhấn mạnh quá mức việc giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM; nghiên cứu chi tiết hơn về lợi ích tiềm năng của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM, gắn với các kịch bản điều chỉnh cụ thể.
Không có giải pháp về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, không thể có đô thị văn minh Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dự hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của ngành Xây dựng. Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh minh họa: Trần Xuân Tình Phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đạt 25,5 m2/người Năm 2021, dù ảnh...