Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng. Các bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi con trẻ bị sốt. Hầu hết sự lo âu thái quá của người lớn về sốt trẻ em là không hợp lý.
Do đó, ngoài sốt ra, phụ huynh nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện gì khác hay không để tìm nguyên nhân và có xu hướng xử trí phù hợp.
Một số nguyên nhân thường gây sốt ở trẻ
Sốt không do nhiễm khuẩn:
Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
Do tiêm phòng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng ngừa các bệnh như: thương hàn, bạch hầu, uốn ván, sởi, quai bị…
Do cảm nắng hay các chứng cảm thông thường.
Do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
Khi trẻ sốt, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.
Sốt do nhiễm virus – vi trùng:
Cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
Video đang HOT
Sốt phát ban: Trẻ thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.
Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay ra máu mũi, ra máu chân răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, đại tiện phân đen.
Sởi: Trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.
Viêm phổi: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.
Viêm tai: Trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo tai.
Viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được), nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ bị sốt nhẹ: Cho trẻ mặc quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.
Khi trẻ bị sốt vừa: Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt. Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng. Cho trẻ uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ trẻ xuống dưới 38,5oC hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng. Có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Nên dùng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 2oC so với thân nhiệt trẻ. Không dùng nước lạnh, cồn hay dấm để lau trẻ.
Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao: Cần sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.
Những trường hợp nào phải đưa trẻ đi đến cơ sở y tế?
Cần cho trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu: Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt. Sốt trên 40oC. Trẻ khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều. Trẻ khóc khi cử động hoặc khi cha mẹ chạm vào trẻ. Trẻ li bì, khó đánh thức, cổ cứng, có bất kỳ phát ban trên da nào. Trẻ khó thở và không thấy đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ. Trẻ không thể nuốt thức ăn hoặc bú được. Nôn mọi thứ, đại tiện máu, ói máu. Trẻ bị co giật. Trẻ trông rất yếu và mệt.
Cần cho trẻ bị sốt đi khám trong vòng 24 giờ nếu: Trẻ từ 2-4 tháng tuổi (trừ khi sốt xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván và trẻ không có triệu chứng nặng nào khác). Sốt trên 40oC (nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi). Trẻ đau khi đi tiểu. Sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát. Sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.
Chữa quai bị bằng phương pháp dân gian dễ gây biến chứng nặng nề và mất thời gian 'vàng' điều trị
Nhiều người vẫn chữa quai bị bằng phương pháp dân gian truyền miệng như dùng hàm trâu, hạt gấc hơ nóng áp vào vết sưng đau... Tuy nhiên, việc này không có căn cứ khoa học, đôi khi còn gây hại cho người bệnh.
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường
Bệnh quai bị xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông - Xuân, đây là thời điểm nhiều người dễ mắc. Trong đó có những trường hợp mắc bệnh quai bị do lây từ bạn bè, người thân.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra và dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Bệnh lây qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị nhưng ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Sau 2 tuổi, tần suất mắc bệnh tăng dần. Bệnh quai bị hay gặp ở lứa tuổi học đường và hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên tại các trường mẫu giáo, trường học... Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.
Khi mắc bệnh, trẻ chỉ hơi sốt, sau đó sưng một bên mang tai, một hai hôm sau sưng cả hai bên. Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ thường rất lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách vẫn có khả năng gây biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn ở trẻ trai, hoặc viêm buồng trứng ở trẻ gái và có thể dẫn đến vô sinh ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh có thể lây từ khi người bệnh mắc virus chưa phát bệnh hoặc sau điều trị cả tuần rồi xét nghiệm vẫn còn virus gây bệnh.
Người bệnh khi mắc bệnh thường có biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5C - 40C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn...
Người dân không tự ý chữa quai bị (Ảnh minh hoạ).
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), nam giới mắc bệnh có thể bị viêm tinh hoàn, nữ giới thường viêm buồng trứng khi bị quai bị. Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh, thiếu niên mới trưởng thành. Biểu hiện tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tụy, viêm não, màng não...
Đáng lưu ý, nam giới ở tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh. Để đánh giá bệnh nhân có bị biến chứng teo tinh hoàn hay không, cần được theo dõi chặt chẽ sau này. Sưng đau tinh hoàn xảy ra khi cơn sốt trở lại, sau sốt sưng mang tai từ 5-7 ngày. 70% bệnh nhân sưng một bên, chỉ có 30% sưng đau hai bên tinh hoàn với kích thước to hơn bình thường và trong vòng một tuần là hết sưng.
Không chữa bệnh theo kiểu "truyền miệng"
PGS. TS Đỗ Duy Cường cũng nhấn mạnh, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị nếu con có biểu hiện bị quai bị. Bởi nhiều người dân hiện chủ quan nghĩ rằng sử dụng các biện pháp truyền miệng như dùng hàm trâu hơ nóng, hoặc hạt gấc hơ nóng áp vào vết sưng đau... Tuy nhiên, những việc làm này không có căn cứ khoa học, đôi khi còn gây hại cho người bệnh.
Bởi trên thực tế, không ít trường hợp sử dụng mẹo đã không khỏi còn làm mất thời gian "vàng" điều trị, gây biến chứng bệnh nặng hơn. Sau khi điều trị khỏi ít nhất 2 tháng cũng nên tránh vận động mạnh, không uống đồ có ga để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người dân cũng cần tuyệt đối không tự dùng thuốc chống viêm vì nó không có tác dụng ngăn lại biến chứng. Bởi bệnh quai bị do virus gây ra, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, dùng thuốc giảm đau nếu đau nhiều. Đồng thời, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não, tăng cường dinh dưỡng...
Đặc biệt với trẻ bị quai bị, phụ huynh cần đưa con đến khám bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc, hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra. Vì quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến từ từ sau đợt viêm cấp tính.
Trẻ nhỏ đã mắc bệnh quai bị cần vệ sinh sạch sẽ, cách ly với trẻ khác, người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa sự lây lan của virus. Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, không cho trẻ vận động nhiều. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị sưng tinh hoàn cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng cữ và nên chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt vì khi bị quai bị ăn uống sẽ khó khăn.
Hiện nay thời tiết thất thường nên việc lây lan bệnh này rất cao, do đó để chủ động phòng bệnh, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, mọi người cần thường xuyên rửa tay với xà phòng. Bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
Khi có người bị bệnh, phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác. Nhất là những bé chưa bị quai bị lần nào thì càng không nên tiếp xúc với người bị quai bị. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
Những loại thực phẩm mà bạn không nên kết hợp với nước dừa Nước dừa là thức uống ngon, dễ uống và có lợi cho sức khỏe. Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên có một điều mà bạn cần lưu ý không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nước dừa. Nước dừa không chỉ có tác dụng làm đẹp, giúp làm trắng da mà còn mang...