Các nghị sĩ Vương quốc Anh kêu gọi cấm Didi Chuxing
Các nghị sĩ Vương quốc Anh đang kêu gọi chính phủ ngăn chặn việc ứng dụng gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc ra mắt ở nước này vì lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu.
Didi dự kiến sẽ có một chuyến đi gập ghềnh khi bước chân vào châu Âu
Tờ The Times hôm 9.8 cho biết nhóm các nhà lập pháp liên đảng của Vương quốc Anh lo ngại rằng Bắc Kinh có thể buộc Didi giao nộp dữ liệu theo luật Tình báo quốc gia năm 2017, yêu cầu tất cả công ty Trung Quốc phải hợp tác với các cơ quan tình báo nhà nước.
“Ở Trung Quốc, họ theo dõi chuyển động của mọi người. Họ đưa phần mềm gián điệp vào điện thoại của người dân. Vì vậy, nếu bạn sử dụng một trong những dịch vụ gọi xe mới này, bạn sẽ làm gì để ngăn họ tung phần mềm gián điệp vào điện thoại của bạn, như cách họ làm ở Trung Quốc?”, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith nói.
Yasmin Qureshi, nghị sĩ đảng Lao động đối lập, cũng tham gia vào cuộc chỉ trích của khi nói rằng: “Tôi nghĩ chính phủ của chúng ta nên làm rõ về việc liệu dữ liệu có được lưu giữ ở Trung Quốc hay không và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro dữ liệu nhạy cảm của người dùng được chuyển cho chính phủ Trung Quốc”.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Tim Loughton thì cho rằng khả năng độc lập của Didi, cũng giống như tất cả các công ty Trung Quốc khác, chỉ là bề ngoài, “mọi con đường cuối cùng sẽ đều quy về chính phủ Trung Quốc”. Didi ra mắt ở Anh chủ yếu là để “thu thập dữ liệu và xâm nhập vào an ninh của Vương quốc Anh”.
Video đang HOT
Thái độ gay gắt từ các nghị sĩ là sự phản đối mới nhất trong số những đánh giá liên quan đến các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Vương quốc Anh, bao gồm lệnh cấm Huawei Technologies tham gia vào hoạt động triển khai 5G hồi năm ngoái. Tuy nhiên, hiện Văn phòng Ủy viên Thông tin, cơ quan quản lý việc bảo vệ dữ liệu, vẫn không nhận được yêu cầu điều tra Didi. “Chúng tôi dường như không nhận được bất kỳ khiếu nại nào về Didi và không có cuộc điều tra hoặc yêu cầu nào đang diễn ra. Nếu có bất kỳ mối quan tâm nào được nêu ra, chúng tôi sẽ đánh giá những vấn đề đó theo quy trình thông thường của chúng tôi”.
Đầu năm nay, Didi đã được cấp giấy phép hoạt động tại các thành phố lớn của Vương quốc Anh, bao gồm Manchester, Salford, Wolverhampton và Sheffield. Cả bốn thành phố này đều có số người Trung Quốc sinh sống ngày càng tăng, trong đó Đại học Manchester là nơi tự hào có số lượng sinh viên Trung Quốc lớn nhất ở châu Âu cách nay hai năm. Được biết, Didi đã có mặt tại Canada, Úc, Nga, Nhật Bản, Nam Phi, một số nước ở Mỹ Latin và châu Phi, với tổng số 400 triệu khách hàng. Tuy nhiên, Vương quốc Anh là nơi quan trọng đánh dấu bước đột phá đầu tiên vào thị trường Tây Âu của hãng dịch vụ gọi xe.
Didi dự kiến sẽ có một chuyến đi gập ghềnh khi bước chân vào châu Âu trong bối cảnh quy định thay đổi nhanh chóng. Đầu năm nay, một tòa án của Vương quốc Anh đã ra lệnh cho đối thủ Uber phải đối xử với tài xế như những người lao động được hưởng các quyền lợi cơ bản như lương nghỉ lễ và ốm đau. Các quốc gia châu Âu khác cũng đang tiến hành đánh thuế nhằm vào các nền tảng công nghệ. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tăng cường áp đặt các quy tắc bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt theo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu.
Lo ngại về bảo mật dữ liệu cũng là một phần lý do khiến Bắc Kinh đưa Didi vào diện rà soát an ninh quốc gia hồi tháng trước. Các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm công ty đăng ký người dùng mới và yêu cầu xóa ứng dụng của Didi khỏi các cửa hàng ứng dụng ở đại lục. Bloomberg đưa tin hôm 6.8, Didi đang cân nhắc từ bỏ quyền kiểm soát dữ liệu có giá trị nhất của mình theo một số đề xuất để xoa dịu các nhà chức trách Trung Quốc, bao gồm cả việc nhượng quyền quản lý dữ liệu của mình cho một bên thứ ba tư nhân.
Chìm cùng thuyền Didi Chuxing, Uber mất trắng 2 tỷ USD chỉ trong 1 tuần
Uber, Softbank đều đang chịu thiệt hại nặng khi Didi Chuxing gặp nạn.
Tờ CNBC đưa tin, lượng cổ phần từng trị giá tới 9,4 tỷ USD của Uber tại Didi Chuxing đã giảm tới hơn 1 nửa chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng khi chính phủ Trung Quốc đe doạ sẽ buộc Didi phải huỷ niêm yết tại Mỹ. Riêng trong tuần này, giá trị lượng cổ phiếu kể trên đã bốc hơi 1 tỷ USD.
Tính tới ngày thứ 6, giá cổ phiếu của Didi đã giảm 21% xuống còn 8,06 USD/1 cổ phiếu so với mức giá 14 USD/1 cổ phiếu trong ngày đầu giao dịch trên sàn New York. Cổ phiếu này từng đạt mức cao nhất tới 16,4 USD vào ngày 1/7, tức là ngày thứ 2 sau IPO.
Uber sở hữu 12% cổ phần Didi, biến đây trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 vào công ty này chỉ sau Softbank. Uber nhận về lượng cổ phần này vào năm 2016 sau khi bán lại hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc cho Didi theo phương thức trao đổi cổ phần.
Ngày IPO, Didi đã đóng cửa phiên giao dịch ở mức vốn hoá 70 tỷ USD. Tuy nhiên tuần trăng mật của họ nhanh chóng chấm dứt chỉ trong vài ngày sau khi các bài báo dồn dập đưa tin các quan chức Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra về bảo mật đối với Didi. Nhiều nguồn tin tiết lộ, Didi đã được khuyên nên hoãn IPO và xem lại mạng lưới bảo mật vài tuần trước khi IPO.
Tới tuần này, tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Bloomberg đưa tin chính quyền Trung Quốc đang lên kế hoạch về các lựa chọn trừng phạt Didi gồm cả phạt tiền hoặc yêu cầu huỷ niêm yết.
Didi hiện không trả lời về bình luận này.
Cổ phiếu Didi giảm mạnh những ngày gần đây.
Trong khi Uber cho tới thời điểm này vẫn có lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu vào Didi, trị giá khoảng 2 tỷ USD từ 5 năm trước nhưng giá trị của khoản đầu tư đang giảm nhanh chóng.
Điều đáng nói, Uber không phải là công ty duy nhất chịu thiệt hại khi Didi gặp nạn. Cổ phần của Softbank tại Didi cũng đã giảm từ gần 14 tỷ USD sau IPO xuống chỉ còn 8 tỷ USD. Trong khi đó, lượng cổ phần từng trị giá 4,3 tỷ USD của Tencent tại Didi hiện giảm xuống chỉ còn 2 tỷ USD.
Didi hiện đang phải trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có.
Tuần trước, các quan chức từ 7 cơ quan chính phủ đã đến văn phòng Didi để kiểm tra vấn đề bảo mật.
Đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà điều hành kho ứng dụng trong cả nước phải loại bỏ ngay lập tức ứng dụng di động của Didi Chuxing.
Cụ thể, Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã đề cập tới "những vấn đề nghiêm trọng" liên quan tới việc thu thập dữ liệu cá nhân trái phép của Didi Chuxing. Ngoài ra họ cũng chỉ đạo cho Didi Chuxing phải ngay lập tức giải quyết các vấn đề này để "đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho người dùng".
Lệnh kể trên của Bắc Kinh tới chỉ 2 ngày sau khi các nhà chức năng cấm Didi Chuxing bổ sung thêm người dùng mới khi các nhà chức trách đang xem xét hoạt động bảo mật của công ty.
Trước đó, một thông báo trên ứng dụng của Didi vào ngày 29/6 - 1 ngày sau khi IPO tại Mỹ nói về những thay đổi mới với thông tin người dùng và chính sách dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 7/7.
Didi gần như độc quyền tại thị trường gọi xe ở Trung Quốc và thu thập hàng loạt dữ liệu từ người dùng - nhằm phục vụ phân tích thói quen giao thông và phát triển các công nghệ gồm xe tự lái.
Vừa huy động được 4,4 tỷ USD cho IPO, ứng dụng gọi xe Didi Chuxing đã bị Trung Quốc yêu cầu gỡ khỏi cửa hàng ứng dụng Ứng dụng gọi xe này bị cáo buộc không tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu người dùng của Trung Quốc và buộc phải gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng đến khi thay đổi. Chỉ vài ngày sau thương vụ IPO đình đám trên đất Mỹ, ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing đã bị Cục Không gian...