Các nghị sĩ hối thúc chính quyền Mỹ cứng rắn trước hành động nguy hiểm của Trung Quốc
Các nghị sỹ Mỹ đã yêu cầu chính phủ của Tổng thống Barack Obama phản ứng mạnh hơn nữa để ngăn chặn những bước tiến nguy hiểm của Trung Quốc.
Hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Biển Đông đã trở thành một tâm điểm của phiên điều trần về ngân sách dành cho chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2015. Tại đây, các nghị sỹ Mỹ đã yêu cầu chính phủ của Tổng thống Barack Obama phản ứng mạnh hơn nữa để ngăn chặn những bước tiến nguy hiểm của Trung Quốc.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel: Mỹ không phản đối quyền đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc nhưng phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa và phi ngoại giao
Trong phiên điều trần diễn ra tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào sáng nay (21/5, theo giờ Việt Nam), các nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại đặc biệt trước hàng loạt các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian qua. Ngay trong phần hỏi đáp đầu tiên với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel Russel, nhiều Hạ nghị sỹ đã mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trong vùng biển của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết: “Mỹ đã trao đổi trực tiếp với Trung Quốc về những vấn đề này qua kênh ngoại giao và nói thẳng rằng Trung Quốc phải sử dụng biện pháp ngoại giao thay vì vũ lực. Vấn đề ở đây không phải là tiềm lực của Trung Quốc mạnh như thế nào mà là cơ sở pháp lý của nước này mạnh như thế nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Mỹ không phản đối quyền đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc nhưng phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa và phi ngoại giao”.
Theo ông Russel, Mỹ đã hối thúc Trung Quốc hợp tác với các nước láng giềng cũng như các nước ASEAN đang đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông tìm kiếm một thỏa thuận về cơ chế ngăn ngừa xung đột hoặc kiểm soát các vụ việc xảy ra trên biển để thúc đẩy quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Mỹ không chỉ muốn có quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc và còn rất muốn Trung Quốc có quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Video đang HOT
Toàn cảnh phiên điều trần
Hạ Nghị sỹ đại diện bang California, Ami Bera cảnh báo nếu Mỹ không có phản ứng thích đáng để buộc Trung Quốc phải chùn bước và hành động theo phương thức ngoại giao phù hợp với quy chuẩn quốc tế, Bắc Kinh sẽ tiếp tục áp dụng cách hành xử như hiện nay trong các tranh chấp khác, chẳng hạn như với Philippines. Theo ông Bera, Mỹ cần phải gửi đến Trung Quốc thông điệp rằng hành động của họ là không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại, nơi luật pháp và các quy định quốc tế đang hiện diện.
Về vấn đề này, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết trong chuyến thăm châu Á gần đây, Tổng thống Obama đã thể hiện bằng cả lời nói và hành động về cam kết của Mỹ đối với ổn định trong khu vực cũng như quyết tâm của Washington trong việc ủng hộ luật pháp, quy tắc và quy chuẩn quốc tế. Ông Russel nhấn mạnh, ngoài kênh ngoại giao của Mỹ thì sự lên án và chỉ trích của cộng đồng quốc tế đối với hành động đơn phương của Trung Quốc chắc chắn có tác động quan trọng tới tính toán của giới lãnh đạo tại Bắc Kinh.
Trong khi đó, Hạ nghị sỹ Dana Rohrabacher cho rằng phản ứng của chính phủ Mỹ là chưa đủ mạnh đối với các hành động mà ông gọi là “bạo lực và ngạo mạn” của Trung Quốc. Ngoài vấn đề Biển Đông, các nghị sỹ Mỹ còn tỏ ý quan ngại trước những hành vi của Trung Quốc mà Mỹ cáo buộc là thao túng tiền tệ và tấn công mạng.
Về việc Bộ Tư pháp Mỹ vừa kết tội 5 quân nhân Trung Quốc đột nhập mạng máy tính của các công ty Mỹ để đánh cắp bí mật kinh doanh, Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết: “Việc kết tội 5 quân nhân Trung Quốc không chỉ là phản ứng của Mỹ đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà còn thể cam kết mạnh mẽ của Tổng thống Obama đối với an ninh mạng và chống tội phạm mạng. Mỹ rất quan ngại về những hành động tin tặc do chính phủ Trung Quốc bảo trợ nhằm đánh cắp bí mật thương mại cũng như thông tin nhạy cảm của các công ty Mỹ và chuyển cho các công ty Trung Quốc để phục vụ mục đích thương mại”.
Ông Russel cho biết, chính phủ Mỹ đã đề xuất khoản ngân sách 1,2 tỷ USD dành cho các hoạt động tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 2015, bao gồm hơn 800 triệu USD cho các chương trình hỗ trợ nước ngoài. Mỹ dự kiến sẽ cung cấp 18 triệu USD để tăng cường năng lực của lực lượng tuần duyên Việt Nam trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn, ứng phó thảm hoạ và các hoạt động khác. Mỹ cũng sẽ tăng hỗ trợ cho chương trình Quản trị vì tăng trưởng trọn vẹn (Governance for Inclusive Growth) nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quan trọng trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo ANTD
Tình hình biển Đông: Diễn biến mới nhất khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Có thông tin cho rằng, Trung Quốc nói sẽ rút một số thỏa thuận với Việt Nam. Thông tin này thực hư thế nào và phản ứng của phía Việt Nam ra sao?
Tàu Hải cảnh Trung Quốc truy cản tàu CSB 4032 của Việt Nam, không cho tiếp cận giàn khoa Hải Dương 981.
Cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết xua đuổi giàn khoan và tàu Trung Quốc
Theo thông tin mới nhất từ Cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc hiện vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của ta.
Trong hôm qua, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã cơ động gần nhóm tàu cá vỏ gỗ của các Ngư dân Việt Nam và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá của ta. Ngoài ra, một số tàu cá vỏ sắt có trọng tải trên 300 tấn hoạt động cùng các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc cũng tham gia ngăn cản hoạt động các tàu của ta.
Các tàu của ta tiếp tục tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút Giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam. Lúc 7h10 tàu Cảnh sát biển 4032 cơ động tiếp cận cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng cách 6,4 hải lý đã bị các tàu Trung Quốc số hiệu 3401, 102, 31101, 32101, 46001, 37011 cơ động và tăng tốc ngăn cản tàu Cảnh sát biển 4032.
Lúc 8h05, 3 tàu Trung Quốc số hiệu 3411, 33006, 242 ra ngăn cản phía trước mũi tàu CSB 8003 của ta. Tàu CSB 8003 phải dừng máy, thả trôi và tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút Giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Đến 9h20, tàu CSB 8003 quan sát xung quanh khu vực phát hiện có 69 tàu Trung Quốc các loại bảo vệ giàn khoan. Trong đó có 22 tàu Hải Cảnh, Hải giám, Hải tuần, Ngư chính; 3 tàu kéo; 6 tàu hàng; 38 tàu cá vỏ sắt.
Lễ chào cờ trên tàu CSB 8003 ngày 19/5, tại khu vực vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Mặc dù thời gian hoạt động trên biển dài ngày song các cán bộ, chiến sĩ CSB luôn xác định tốt nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết xua đuổi giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trung Quốc có rút một số thỏa thuận với Việt Nam?
Ở một diễn biến tương tự khác, chiều 20/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi trả lời báo chí trước giờ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông và việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh ngoại giao và một trong những biện pháp này là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc. Cho đến nay, có thế nói có 20 cuộc giao thiệp như vậy và chúng ta kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là lập trường kiên quyết của chúng ta.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và ngày càng tăng cường tàu ở đó. Điều đó cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu về.
Trước thái độ ngoan cố của Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tuyên bố rõ ràng: chúng ta kiên quyết đấu tranh và có các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII hôm qua (20/5), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã nói rõ điều này..
Khi được hỏi Trung Quốc có nói rút một số thỏa thuận với Việt Nam, vậy phản ứng phía Việt Nam thế nào, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết: "Hiện nay chưa có thỏa thuận nào rút cả. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là phát triển quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Còn vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền là việc không để cho đất nước bị xâm phạm quyền chủ quyền".
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông sáng 21/5: TQ giương bẫy vu vạ ngư dân Việt Nam "Nếu mình va chạm, ngay lập tức máy quay trên tàu sắt của họ sẽ ghi lại và sau đó lu loa rằng, ngư dân Việt Nam chủ động gây hấn, thâm hiểm vậy đó". Tình hình biển Đông sáng 21/5: TQ giương bẫy vu vạ ngư dân Việt Nam Lập kế vu vạ &'ngư dân' Việt Lần này, hai chiếc tàu hải...