Các nghị sĩ châu Âu ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Phát biểu trong chuyến công tác tại Việt Nam, đoàn nghị sĩ châu Âu cho biết họ hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông dựa trên các nguyên tắc duy trì hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và bình đẳng giữa các quốc gia.
Các nghị sĩ châu Âu do ông Werner Langen (thứ ba từ phải sang) làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm Việt Nam từ 4-6/11.
Tuyên bố trên được Đoàn nghị sĩ từ Ủy ban quan hệ ASEAN thuộc Nghị viện châu Âu đưa ra sau chuyến thăm và công tác tại Việt Nam từ ngày 4-6/11.
Liên quan tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Nghị sĩ Werner Langen, trưởng đoàn công tác, đã tái khẳng định lập trường kiên định của EU rằng tất cả các bên liên quan cần tìm kiếm các giải pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
“Tôi cho rằng Biển Đông không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia thành viên khác trong ASEAN. Tôi nhận thấy hiện có các cuộc trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc về các giải pháp cho vấn đề Biển Đông. EU ủng hộ đạt được giải quyết thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình”, ông Langen nói.
Trưởng đoàn nghị sĩ châu Âu lưu ý rằng hoạt động thương mại giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực phụ thuộc nhiều vào tự do hàng hải ở Biển Đông, do đó cần tiếp tục đảm bảo duy trì sự an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Ông Langen nhấn mạnh rằng nghị viện châu Âu ủng hộ quan điểm của Việt Nam. Tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái đã nói rõ ủng hộ các giải pháp hòa bình. Đây có thể coi là một trong những bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực ASEAN.
Ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông
Video đang HOT
Nghị sĩ Richard Ashworth, một thành viên trong đoàn công tác, thông tin thêm rằng Nghị viện châu Âu theo dõi tình hình Biển Đông với sự quan tâm lớn.
Ông Ashworth cho biết, trong các cuộc làm việc với giới chức Việt Nam, đoàn nghị sĩ châu Âu đã tìm hiểu các hướng tiếp cận của Việt Nam đối với các vấn đề Biển Đông và sẽ báo cáo lại với Nghị viện châu Âu về lập trường của Việt Nam. Đoàn hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Việt Nam, dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là:
Thứ nhất, các tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết thông qua các biện pháp đàm phán, hòa bình. Thứ hai, các biện pháp này phải dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ ba, luật pháp quốc tế phải được áp dụng với tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù yếu hay mạnh.
“EU hi vọng các việc giải quyết xung đột ở Biển Đông sẽ tạo tiền lệ cho việc giải quyết các tranh chấp tương tự khác trên thế giới và không để lại các hậu quả mà các bên không mong muốn. EU cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ các quốc gia khác trong đó có khối ASEAN và các nước liên quan trong khu vực để giải quyết vấn đề này”, ông Ashworth nói.
Theo ông Ashworth, Liên minh châu Âu coi trọng việc giải quyết các xung đột hiện nay ở Biển Đông. Các nghị sĩ châu Âu sẽ liên hệ và gây sức ép với phía chính phủ sở tại để các chính phủ châu Âu đưa vấn đề Biển Đông ra tại hội nghị G7.
Đề cập tới việc Mỹ cử các tàu tuần tra vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông, ông Ashworth cho biết nếu việc tuần tra này được thực hiện đúng theo luật pháp quốc tế thì EU hoàn toàn ủng hộ.
“Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ nếu các cuộc tuần tra này đặt ra các nguyên tắc về thực thi luật quốc tế trong khu vực”, Nghị sĩ Ashworth nhấn mạnh.
Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam-EU
EU đã phê chuẩn gói hỗ trợ 400 triệu Euro cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020. Tân Đại sứ – Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu Bruno Angelet cho hay gói hỗ trợ này sẽ dành 356 triệu USD để phát triển năng lượng bền vững và điện khí hóa nông thôn Việt Nam, và 44 triệu USD còn lại được dùng để hỗ trợ cải cách tư pháp của Việt Nam.
Nghị sĩ Werner Langen cam kết EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và phát triển các nguồn năng lượng bền vững.
Trong chuyến thăm Việt Nam, các nghị sĩ châu Âu cũng nhận thấy rằng Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, về địa lý, cảnh quan, có nhiều di sản được UNESCO công nhận và đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển du lịch bền vững. Các nghị sĩ châu Âu mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các công dân EU và Việt Nam và hi vọng sẽ có thêm nhiều du khách châu Âu tới Việt Nam, thay vì phần lớn tới Bali (Indonesia) hay Thái Lan như hiện nay.
An Bình
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: 'Quốc hội đón tiếp ông Tập Cận Bình trân trọng, hiếu khách'
"Tôi mong chúng ta có thể còn có ý kiến khác nhau nhưng phong tục tập quán nước ta là hiếu khách, cần tỏ thái độ trân trọng, hiếu khách...", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trước Quốc hội sáng nay - Ảnh: Mạnh Quân
Sáng nay 6.11, Chủ tịch Quốc hội đã thông tin với đại biểu về chuyến thăm và phát biểu của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là "chuyến thăm đáp lễ sau chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và là sự kiện ngoại giao quan trọng giữa 2 nước và có tầm ảnh hưởng quốc tế".
"Về sự kiện này, Bộ Chính trị chúng ta đã có đề án đón tiếp với tinh thần là trọng thị, thẳng thắn, đi tới nhận thức chung, giải quyết tốt vấn đề giữa hai nước", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng tóm tắt lại nội dụng một số hoạt động của ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm, làm việc ngày hôm qua tại Việt Nam, trong đó có cuộc hội đàm, hội kiến giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai Nhà nước đã diễn ra với nội dung đã được xác định, củng cố nhận thức chung của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta với Đảng và Nhà nước Trung Quốc", Chủ tịch Sinh Hùng nói. Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, cuộc hội đàm đã xác định tình hữu nghị Việt - Trung có ý nghĩa và tầm chiến lược quan trọng chi phối mọi vấn đề khác, vì hòa bình, an ninh khu vực.
"Thứ hai, nội dung cuộc hội đàm nhằm thúc đẩy hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện 2 nước, coi trọng chất lượng hợp tác kinh tế vì lợi ích, quan hệ 2 nước. Thứ ba, cuộc hội đàm xác định tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường hơn nữa giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý kiến lãnh đạo cấp cao, của Đảng, Chính phủ 2 nước, tăng cường ngoại giao nhân dân cũng vì lợi ích chiến lược", Chủ tịch Quốc hội thông tin.
Đáng chú ý, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, 2 bên cũng đã thảo luận kỹ về việc kiểm soát những vấn đề bất đồng, tồn tại mà trong quan điểm hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước còn có bất đồng là vấn đề trên biển. "Hai bên đã nhất trí phải giải quyết vấn đề trên biển, duy trì hòa bình, ổn định, phát triển thông qua đàm phán, hiệp thương để tìm giải pháp cơ bản nhất, lâu dài nhất, tốt nhất cho quan hệ 2 nước, không làm phức tạp tình hình", Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sau khi ông Tập Cận Bình viếng lăng Bác sáng nay (6.11), sẽ có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam.
"Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng, tôi mong chúng ta có thể còn có ý kiến khác nhau nhưng phong tục tập quán nước ta là hiếu khách, cần tỏ thái độ trân trọng, hiếu khách và văn hóa. Đây cũng là tinh thần của Quốc hội của chúng ta qua 13 nhiệm kỳ. Chúng ta là chủ nhà, chúng ta đón tiếp với tinh thần ấy", Chủ tịch Quốc hội nhắn nhủ.
Mạnh Quân
Theo Thanhnien
Các nghị sĩ châu Âu sẽ yêu cầu đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị G7 Các nghị sĩ châu Âu sẽ đề nghị và gây sức ép để các chính phủ châu Âu đưa vấn đề Biển Đông ra trước tại Hội nghị G7. Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu (EP) về quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN tại cuộc họp báo ngày 5.11 - Ảnh: Trường Sơn Đây là thông điệp...