Các ngân hàng vẫn đáp ứng mọi giao dịch của doanh nghiệp, người dân
Doanh nghiệp và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng trong thời gian cách ly toàn xã hội mà vẫn thực hiện các dịch vụ tiền mặt thanh toán khi có nhu cầu cần thiết.
Giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch COVID-19, ngành ngân hàng đã sớm triển khai kế hoạch ứng phó toàn diện với mục tiêu cao nhất là an toàn sức khỏe cho người lao động và khách hàng. Ngoài ra, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và hoạt động kinh doanh liên tục của ngân hàng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết ngay sau khi có Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành công điện chỉ đạo cụ thể các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại triển khai ngay việc bố trí cán bộ làm việc tại nhà và một bộ phận cần phải được duy trì làm việc tại cơ quan.
“Ngành ngân hàng là loại hình dịch vụ, phục vụ doanh nghiệp và người dân nhiều nhu cầu thiết yếu về tiền mặt và thanh toán nên vẫn phải bố trí cán bộ làm việc tại các trụ sở để đáp ứng yêu cầu đó,” Phó Thống đốc cho biết.
Cũng theo Phó Thống đốc, hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được Ngân hàng Nhà nước duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế. Đối với các ngân hàng thương mại, mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, máy ATM vẫn được bố trí phục vụ bình thường trong 15 ngày tới.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng giao cho lãnh đạo các ngân hàng thương mại thông báo với chính quyền địa phương để cho phép các chi nhánh, các phòng giao dịch được mở cửa hoạt động bình thường. Vì vậy, doanh nghiệp và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng trong thời gian cách ly toàn xã hội mà vẫn thực hiện các dịch vụ tiền mặt thanh toán khi có nhu cầu cần thiết,” Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) cũng cho biết, ngân hàng này sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng với chất lượng cao nhất cho khách hàng tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc trong thời gian giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
“Chúng tôi khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến 24/7 do Vietcombank cung cấp, để tối ưu hóa hiệu quả tài chính đồng thời hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh cho khách hàng, cho nhân viên của ngân hàng và cho cộng đồng,” lãnh đạo Vietcombank đưa ra khuyến cáo.
Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Vietcombank sẽ kịp thời thông báo tới khách hàng trên trang thông tin điện tử chính thức, thông qua kênh liên lạc khách hàng đã đăng ký và sẽ có giải pháp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của khách hàng./.
Thúy Hà
Ngân hàng nào đang miễn phí rút, chuyển tiền?
Có khoảng chục ngân hàng đang miễn phí vô điều kiện đối với giao dịch rút tiền ATM hoặc chuyển khoản online.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Rút tiền và chuyển khoản là hai nhu cầu phổ biến của người sử dụng tài khoản và thẻ ATM ngân hàng. Các nhà băng áp dụng chính sách khác biệt nhau, tuy nhiên hầu hết đều tính phí với một trong hai giao dịch trên, đặc biệt là phí rút tiền.
TPBank đang là ngân hàng duy nhất miễn phí không điều kiện đối với giao dịch chuyển khoản nội, ngoại mạng qua internet banking và rút tiền tại ATM. Trên thực tế, nhà băng này từng thu phí chuyển khoản và chính sách miễn phí chỉ mới xuất hiện gần đây như một động thái thu hút người dùng ứng dụng phiên bản mới.
Đã 6 năm từ thời điểm ngân hàng thương mại được phép thu phí và tăng phí rút tiền mặt theo lộ trình, phần lớn hiện nay đều tính phí 1.100 đồng cho mỗi giao dịch rút tiền nội mạng và 3.300 đồng khi rút ngoại mạng, ngoại trừ một số ngân hàng nhỏ, mạng lưới ATM ít.
Hiện tại, 4 ngân hàng BaoVietBank, GPBank, Kienlongbank, PGBank miễn phí cho tất cả giao dịch rút tiền nội và ngoại mạng. Ngoài ra, cũng có một số nhà băng miễn phí rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ như LienVietPostBank, SHB, VIB, VietCapital Bank...
Đối với giao dịch chuyển khoản trong hệ thống và liên ngân hàng trên internet banking hay mobile banking (ứng dụng di động), 5 ngân hàng MB, OCB, SCB, SeABank, Techcombank đang miễn phí vô điều kiện. Trong đó, Techcombank đang là nhà băng có tỷ lệ lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất (30%) hệ thống nhờ vào chủ trương miễn phí chuyển khoản trực tuyến và số lượng thẻ tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, có khoảng chục ngân hàng miễn phí chuyển khoản đi kèm theo điều kiện, thông thường là về số dư tài khoản. Ví dụ, 3 ngân hàng VIB, MSB hay "ông lớn" VietinBank đang miễn phí chuyển khoản online nếu khách duy trì số dư bình quân tháng trên 10 triệu. VietinBank cũng vừa ra mắt ứng dụng di động phiên bản mới VietinBank iPay.
Trong khi đó, một số nhà băng lại yêu cầu phong toả một khoản tiền nhất định trong tài khoản như ABBank (3 triệu đồng đồng), BIDV (10 triệu) nếu khách muốn được hưởng chính sách miễn phí chuyển khoản hoặc rút tiền... Hoặc Eximbank cũng miễn phí chuyển khoản với điều kiện phong toả 2 triệu đồng trong tài khoản và phát hành thẻ ghi nợ quốc tế hoặc tín dụng quốc tế.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng có chính sách miễn phí chuyển khoản hoặc rút tiền đối với các tài khoản trả lương của công ty. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu trực tiếp mở một tài khoản và thẻ ATM ngân hàng cho nhu cầu thường xuyên giao dịch, bạn có thể lựa chọn những ngân hàng có ưu đãi phí đúng với nhu cầu "sát sườn" nhất của mình để tối ưu lợi ích.
Theo Quỳnh Trang/vnexpress.vn
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị bố trí nhân viên làm việc tại nhà trong 15 ngày Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc NHNN bố trí cán bộ làm việc tại nhà trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1/4. Thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Công điện...