Các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM lo ngại cạnh tranh huy động vốn gay gắt
Tại hội nghị Triển khai kế hoạch 2020 của ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM diễn ra sáng ngày 10/1, các ngân hàng cho rằng, cạnh tranh huy động vốn hiện nay khá gay gắt, trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đặt ra không quá 14%.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đặt ra năm nay ở mức 14%, đồng thời “nắn” dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lĩnh vực rủi ro.
“Các ngân hàng cũng phải thận trọng khi rót vốn vào những dự án bất động sản, nếu không thận trọng sẽ khó tránh rủi ro nợ xấu, vì điều này đã từng xảy ra trong quá khứ”, ông Tú nói.
Hiện nợ xấu (tính cả nội bảng và ngoại bảng) của ngành ngân hàng là 3,5-3,6% so với 2016 là 10,6% và mục tiêu năm nay giảm xuống dưới 3%.
Toàn cảnh Hội nghị Triển khai kế hoạch 2020 của ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM
Riêng tại địa bàn TP.HCM, báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, dư nợ cho vay đạt 303.427 tỷ đồng (tăng gần 6,3% so với năm 2018) với 8.555 khách hàng. Trong số này phần lớn là các khoản vay ngắn hạn với vòng quay tín dụng từ 3-4 tháng và lãi suất ưu đãi.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cũng cho thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn (tính đến tháng 11/2019) đạt 162.939 tỷ đồng với 31.506 khách hàng. Trong đó, cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 26.364 tỷ đồng, xuất khẩu 12.809 tỷ đồng, doanh nghiệp vừa và nhỏ 117.391 tỷ đồng, công nghiệp hỗ trợ 6.047 tỷ đồng, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 328 tỷ đồng, chương trình bình ổn giá là 366 tỷ đồng.
Vốn huy động ngoại tệ đạt 322.000 tỷ đồng, chiếm 13% nguồn vốn huy động, trong tổng 2.176,5 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 169.000 tỷ đồng, chiếm 7,3% trong tổng dư nợ tín dụng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 48,5%, dư nợ trung và dài hạn đạt 1.186 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng dư nợ tín dụng.
Nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM được kiểm soát, tổng nợ xấu 2,1% (tính đến 30/11/2019), năm 2018 là 2,64%. Thu nợ bằng tiền đạt 44.600 tỉ đồng, chiếm 44,8% trong tổng nợ xấu xử lý được và tăng 51%, đây là xu hướng tích cực. Hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều có kết quả kinh doanh dương và nợ xấu được kiểm soát.
Video đang HOT
Theo đó, tính đến 11 tháng đầu năm 2019, kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trên địa bàn bằng 95,01% so với cả năm 2018. Số lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet: khách hàng doanh nghiệp tăng 18,85%, khách hàng cá nhân tăng 26,31%, thanh toán qua ngân hàng điện tử tiếp tục tăng số lượng món tăng 20,11%, doanh số thanh toán tăng 34,6%.
Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện Agribank tại TP.HCM cho biết, cạnh tranh lãi suất ngày càng gay gắt, nhất là đối với khối cổ phần quy mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn huy động của ngân hàng khó tăng cao.
Dư nợ của Agribank trên địa bàn TP.HCM năm qua đạt 119.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so đầu năm 2019. Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho vay theo lãi suất ưu đãi, nhưng cũng phát sinh nợ xấu do thiên tai, dịch vụ.
Chẳng hạn như việc cho các chủ tàu vay theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP hiện nay rất khó thu hồi nợ xấu, không chỉ do thiên tai mà các chủ tàu không hợp tác.
Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc HDBank cho hay, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của HDBank đạt 220.000 tỷ đồng. Dư nợ tăng 140.000 tỷ đồng (tương đương tăng trưởng mức 14% ngân hàng phân bổ); lợi nhuận trước thuế đạt 5.100 tỷ đồng; ROE bình quân đạt 21%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát 0,97%.
Năm qua, HDBank đã đẩy mạnh tín dụng xanh và kết quả đến cuối năm, dư nợ ròng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghiệp công nghệ cao đạt 10.000 tỷ đồng. Lãnh đạo HDBank kiến nghị, NHNN xem xét cho tăng trưởng tín dụng ở mức cao và phù hợp trong năm 2020, do ngân hàng đã hoàn thiện việc áp chuẩn Basel II.
Trong khi đó, theo bà Dương Thị Quỳnh Nga – Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân An Bình Phú, TP.HCM có 19 Quỹ tín dụng nhân dân. Mặc dù là thị trường tài chính sôi động, song theo bà Nga, các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP.HCM vẫn hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tín dụng đen. Đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và hoạt động có lãi.
Riêng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân An Bình Phú năm qua tăng 19%, lãi trước thuế tăng 161%; nợ xấu được kiểm soát dưới 1%.
Tuy nhiên, bà Nga cho rằng, năm 2020 hoạt động của Quỹ tín dụng sẽ khó khăn, do áp lực cạnh tranh không chỉ với ngân hàng mà còn cả hệ thống công ty tài chính.
Cũng theo bà Nga, Quỹ tín dụng nhân dân được phép huy động lãi suất cao hơn ngân hàng, song chủ yếu ở kỳ hạn ngắn nên khó huy động ở thị trường 1 (dân cư).
Do nguồn lực tài chính hạn chế nên Quỹ tín dụng nhân dân cũng khó có thể đa dạng sản phẩm để thu hút tiền gửi, trong khi khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khác biệt trong kỷ lục 1 tỷ USD lợi nhuận Vietcombank
Kỷ lục 1 tỷ USD lợi nhuận của Vietcombank năm 2019 có khác biệt lớn so với năm 2018.
Vietcombank hoàn toàn chưa ghi nhận nguồn thu từ thương vụ với FWD vào lợi nhuận năm 2019.
Theo tìm hiểu của BizLIVE, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã cơ bản hoàn tất khớp số lợi nhuận hợp nhất toàn hệ thống năm 2019.
Theo đó, năm qua, Vietcombank đạt hơn 22.700 tỷ đồng lợi nhuận riêng lẻ, trên 23.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất. Với quy mô đó, lợi nhuận đã chính thức cán mốc 1 tỷ USD, sớm trước 1 năm so với dự kiến mà lãnh đạo ngân hàng này đề cập hồi đầu năm 2019.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam có thành viên đạt mốc 1 tỷ USD lợi nhuận.
Với những thông tin đề cập thời gian qua, quy mô trên không gây nhiều bất ngờ vì nằm trong kỳ vọng đã định hình trên thị trường. Điểm được chú ý là kỷ lục lợi nhuận Vietcombank năm 2019 có những khác biệt lớn so với năm 2018.
Cụ thể, nếu như năm 2018 lợi nhuận của thành viên dẫn đầu hệ thống này có đóng góp đáng kể từ thu nhập bất thường, với những thương vụ thoái vốn, thì năm 2019 ghi nhận tập trung hơn từ các lõi kinh doanh.
Mặt khác, kỷ lục được Vietcombank nâng cao trong năm 2019 trên nền của 3 đợt giảm lãi suất cho vay, đặc biệt ở đợt áp dụng từ tháng 11/2019 cho tất cả các doanh nghiệp vay vốn ứng với dư nợ cũ (với khoảng 250 tỷ đồng lợi nhuận chia sẻ qua giảm lãi suất cho vay riêng đợt này).
Một điểm được chú ý nữa, kỷ lục lợi nhuận Vietcombank năm 2019, theo tìm hiểu của BizLIVE, hoàn toàn chưa ghi nhận nguồn từ thương vụ lớn ở lĩnh vực bảo hiểm với FWD ký kết trong năm, mà dự kiến đến quý II/2020 mới bắt đầu hạch toán dần.
Liên quan, hơn 23.100 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất được "chiết xuất" sau khi ngân hàng đã tiếp tục trích lập dự phòng thêm khoảng 6.700 tỷ đồng năm 2019. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu theo đó tại Vietcombank đã lên tới 182%, cao nhất trong hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,77% so với mức 0,97% cuối 2018; tương ứng, tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm từ 0,5% xuồng còn 0,32%.
Với kết quả trên, ước tính năm 2019 Vietcombank nộp về ngân sách nhà nước khoảng 9.100 tỷ đồng, trong đó có 2.200 tỷ đồng tiền cổ tức.
Như trên, bớt yếu tố thu nhập bất thường, chưa ghi nhận từ thương vụ với FWD, thực hiện ba đợt giảm lãi suất cho vay trong năm, tiếp tục gia tăng mạnh trích lập dự phòng, lợi nhuận năm 2019 của Vietcombank gắn với các hoạt động lõi hơn so với 2018, cũng như từ việc dịch chuyển thực hiện 5 năm qua.
Cụ thể, tại đây, tín dụng bán lẻ - phân khúc cho hiệu quả sinh lời cao hơn - tiếp tục cho thấy hướng dịch chuyển mạnh, khi tỷ trọng khoảng 46% trong năm 2018 đã lên tới 52% năm 2019.
Cùng đó, với việc được Ngân hàng Nhà nước nới thêm chỉ tiêu vào cuối năm, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank khá cao, với 15,9% năm qua. Đối ứng nguồn, dù áp mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất thị trường, nhưng huy động vốn tại ngân hàng này vẫn đạt khá cao, với 15,3%. Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tính theo Thông tư 22 (quy định chặt chẽ hơn mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành) chỉ khoảng 72%, dư địa sử dụng vốn theo đó còn lớn.
Riêng về huy động, năm qua Vietcombank cũng đánh dấu lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng; tổng tài sản cũng đã đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng (tăng 13,8% với với 2018).
Bên cạnh tín dụng với sự dịch chuyển mạnh sang tín dụng bán lẻ nói trên, năm 2019 một yếu tố có đóng góp đáng kể vào kỷ lục lợi nhuận Vietcombank là sự dịch chuyển nguồn sang đầu tư kênh trái phiếu các tổ chức tín dụng; ước tính số dư ở đây gần gấp đôi năm 2018, đạt khoảng 53.000 tỷ đồng với biên lợi nhuận cao hơn so với kênh liên ngân hàng để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Và như xu hướng thể hiện những năm gần đây, đến cuối năm 2019 Vietcombank đã nâng tỷ trọng đóng góp từ dịch vụ trong lợi nhuận lên trên 22%, sớm vượt trước mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong đề án tái cơ cấu hệ thống nói chung lộ trình đến năm 2020.
Cùng với các hướng dịch chuyển gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, kiểm soát và giảm được tỷ lệ nợ xấu, nâng thêm cấu phần thu dịch vụ, thì năm 2019 Vietcombank kiểm soát tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức khá thấp, chỉ gần 35%, dù đây là thành viên có thu nhập bình quân nhân viên hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
MINH ĐỨC
Theo Bizlive.vn
Kiểm tra, giám sát chặt các hoạt động trên thị trường vốn Thị trường vốn luôn giữ tầm quan trọng rất lớn cho phát triển của nền kinh tế, cung cấp nguồn lực cho các đối tượng của nền kinh tế đầu tư, phát triển. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (ảnh), Học viện Tài chính cho rằng, thị trường vốn có mối quan hệ...