Các nền kinh tế thành viên APEC khẳng định lập trường chống chủ nghĩa dân tộc vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại dương, ngày 9/11, các nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã một lần nữa khẳng định “lập trường vững chắc” chống lại chủ nghĩa dân tộc vaccine nhằm hỗ trợ đà phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh cam kết chung tay ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Ngoại trưởng New Zealand (nước chủ nhà APEC 2021) Nanaia Mahuta. Ảnh: Reuters
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp liên bộ trưởng ngoại giao và thương mại các nền kinh tế thành viên APEC diễn ra trong các ngày 8-9/11 theo hình thức trực tuyến, Ngoại trưởng New Zealand (nước chủ nhà APEC 2021) Nanaia Mahuta khẳng định tất cả 21 nền kinh tế APEC đã có nhiều đóng góp trong công tác ứng phó với đại địch COVID-19, đồng thời nỗ lực hướng tới những tiến bộ trong vấn đề thương mại.
Trong khi đó, ông Damien O’Connor – Bộ trưởng Thương mại New Zealand – cho biết không có nền kinh tế thành viên nào của APEC áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu vaccine sau khi các bộ trưởng thương mại của diễn đàn thảo luận về cách ứng phó chung với chủ nghĩa dân tộc vaccine từ tháng 6/2021. Cho đến nay, 17 trong số 21 nền kinh tế thành viên của APEC đã giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với vaccine và các sản phẩm liên quan, giúp cho việc tiếp cận chúng được dễ dàng hơn.
Hiện các nền kinh tế thành viên APEC vẫn chưa nhất trí với đề xuất của Mỹ về việc đăng cai hội nghị cấp cao APEC vào năm 2023.
Mỹ cảnh báo tình hình nguy hiểm tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp
Ngày 19/8, hãng tin CNN (Mỹ) đăng phân tích mới chỉ ra phần lớn người dân Mỹ sinh sống tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong đặc biệt cao hơn tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần 93% dân số Mỹ sống tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. CNN đã tiến hành phân tích dựa trên các dữ liệu liên bang, so sánh giữa các hai nhóm gồm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất (chưa đến 41% cư dân được tiêm phòng đầy đủ) và 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất (hơn 58% cư dân đã hoàn thành các mũi tiêm cần thiết). Kết quả phân tích cho thấy nhóm đầu tiên có tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cao gấp gần 4 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 5,5 lần so với nhóm còn lại.
Điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cho biết số ca mắc mới tiếp tục tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta, các ca nhiễm tập trung ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế, về cơ bản, Nhà Trắng nhìn nhận đại dịch hiện nay chủ yếu tác động tới những cộng đồng này.
Theo ghi nhận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, trung bình tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 tại 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất là 39 người/100.000 dân trong khi tỷ lệ này ở nhóm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất là 10 người/100.000 dân. Trong khi đó, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins tỷ lệ tử vong tương ứng của các nhóm là 34 người/1 triệu dân và 6 người/1 triệu dân. Giám đốc CDC (Mỹ) Rochelle Wallensky cho biết tỷ lệ tử vong trung bình tại nước này là 500 ca/ngày, phản ánh nguy cơ tử vong đã được ngăn chặn đáng kể.
Hiện Mỹ đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới với số ca mắc và nhập viện tăng nhanh chóng. Theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình hơn 137.500 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua, cao gấp 11 lần so với 2 tháng trước khi mọi số liệu dịch bệnh đều giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Ngày 17/8, có 88.300 bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ đang điều trị tại các, cao gấp gần 5 lần so với 2 tháng trước. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 trung bình trong tuần qua là 734 ca/ngày, hơn gấp đôi mức ghi nhận 2 tháng trước đó.
Trong khi mối đe dọa với nhóm người trưởng thành đang trong tầm kiểm soát nhờ tỷ lệ tiêm phòng ở nhóm này đã khá cao thì giới chuyên gia cũng chuyển hướng lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc trong nhóm trẻ em, trong đó rất nhiều em chưa đến tuổi được tiêm phòng. Theo Viện trẻ em quốc gia Mỹ, tuần qua, quốc gia này ghi nhận hơn 121.000 ca mắc mới ở trẻ em, tăng 14 lần so với 2 tháng trước. Trong tuần quan, tỷ lệ ca mắc ở trẻ em chiếm 18% tổng số ca mắc trên cả nước, cao hơn trung bình tỷ lệ ca mắc ở trẻ em ghi nhận từ đầu dịch đến nay là 14%. Tình trạng này còn có thể diễn biến tồi tệ hơn khi năm học mới bắt đầu, thường là trong tháng 8 và tháng 9.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 209,6 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 18/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 209.629.565 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.399.288 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 187.884.885 người. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 20/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm...