Các món hải sản nổi tiếng ở Ba Hòn Đầm
Nhum biển nướng mỡ hành, bạch tuộc nướng, hải sâm xào… là những món hải sản tươi ngon, đậm đà bạn dễ dàng tìm và thưởng thức trên Ba Hòn Đầm ở Kiên Giang.
Ba Hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây không chỉ níu chân du khách bởi bãi tắm, các điểm tham quan nổi tiếng mà còn có cả những món hải sản tươi rói.
Nhum biển nướng mỡ hành
Nhum biển được chế biến thành nhiều món như cháo, ăn sống với mù tạt, trộn trứng hấp cách thủy, nhưng được yêu thích nhất là nướng mỡ hành. Nhum sau khi vớt từ biển được rửa sạch, dùng kéo tách đôi, cho một ít mỡ hành vào và nướng trên bếp than hồng.
Bạn có thể mua hải sản của chủ tàu hay người dân trên đảo rồi cùng nhau nướng tại chỗ. Giá của nhum biển khoảng 5.000 đồng một con. Ảnh:Khánh Bình
Khi thịt nhum bắt đầu chuyển sang màu vàng cùng với hương thơm của mỡ hành tỏa lên là đã có thể thưởng thức. Nhum biển nướng thường sẽ trở nên đậm vị hơn khi chấm kèm muối tiêu chanh.
Bạch tuộc làm sạch sẽ, ướp cùng ớt xay nhuyễn, bột ngọt và tiêu. Khi thấm gia vị, quét thêm lớp dầu ăn rồi đưa lên bếp than đang đỏ lửa. Trở đi trở lại hai mặt của bạch tuộc cho chín đều, khi đã có mùi thơm là có thể dùng được. Bạch tuộc chín giòn, dai ăn kèm với rau răm.
Video đang HOT
Bạn có thể đặt món này cho các hộ dân trên đảo nấu. Ảnh: Julya Nguyen
Hải sâm xào
Hải sâm còn được gọi là dưa chuột biển. Cách chế biến hải sâm ngon và đơn giản nhất là xào với nấm, thập cẩm hay bắp cải. Đây là món ăn quen thuộc tại các vùng biển.
Chỉ cần làm sạch hết nhớt hải sâm, sau đó thái miếng và khử tanh. Phi thơm hành tỏi, cho các loại rau củ đã qua sơ chế và hải sâm vào xào đều tay trên bếp lửa lớn là đã có được một đĩa thập cẩm thơm ngon, dùng trong các bữa cơm trên đảo.
Lẩu cá bóp
Cá bóp là một trong những loại cá đặc sản tại quần đảo Bà Lụa. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt là lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh. Cá bóp có thể chiên nước mắm hoặc nướng muối ớt, nhưng phổ biến và được mọi người ưa thích nhất là nấu lẩu.
Thịt cá bóp có vị trắng, mềm. Giá cá bóp tươi trên đảo dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng một ký. Ảnh: Ngô Hồng Lĩnh
Lẩu cá bóp thanh ngọt vị của thịt cá, nấm rơm, cà chua, hành tây và khoai môn. Du khách có thể ăn kèm lầu với bún và các loại rau sống.
Cùng với bạch tuộc, mực nướng là một món được nhiều người yêu thích khi ghé thăm các đảo. Mực nướng sa tế hay muối ớt cay cay, khi chín vàng đều trong từng thớ thịt thơm dậy mùi. Món này có thể ăn kèm với ít rau răm hay các loại rau sống, chấm thêm chút mắm nêm, nhâm nhi ly rượu hay làm món mặn cho cơm trắng. Giá mực tươi khoảng 200.000 đồng một ký.
Những điều bắt buộc phải biết khi chế biến hải sản
Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá, hàu sống, sò, mực nướng...) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột.
1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày. Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.
Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.
Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường.
2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.
3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.
Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.
4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.
5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.
6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.
7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.
8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy bạc, trung bình cần 15 phút đểthực phẩmchín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.
9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơngộ độcthực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.
10. Cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
Những địa chỉ thưởng thức hải sản hút khách ở Phú Quốc Đảo ngọc ghi điểm thực khách bởi các món hải sản tươi ngon, giá cả phải chăng. Dưới đây là 5 địa chỉ thưởng thức hải sản hút khách ở Phú Quốc thỏa mãn các tín đồ ăn uống. Xin chào Restaurant là không gian nhà hàng sang trọng, địa điểm ngắm hoàng hôn lý tưởng tại Phú Quốc. Đến đây, thực khách...