Các loại thuốc điều trị Covid-19 trên thế giới
Hiện thế giới chủ yếu sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir, Favipiravir, thuốc steroid giá rẻ Dexamethasone và thuốc viêm khớp Tocilizumab để điều trị Covid-19.
Covid-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà y học hiện đại từng đối mặt. Bác sĩ và các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp điều trị và loại thuốc có thể cứu sống người nhiễm virus. Hiện chưa có thuốc chữa Covid-19 chính thức. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ năm ngoái cấp phép chính thức cho Remdesivir, song nó chỉ có hiệu quả với những ca nhiễm nhẹ, trung bình.
Remdesivir
Thuốc do Gilead Sciences sản xuất, ban đầu được thử nghiệm để điều trị Ebola và viêm gan C nhưng không thành công. Trong đại dịch Covid-19, các nhà khoa học phát hiện nó có thể ngăn nCoV sinh sôi trong tế bào. Thử nghiệm lớn sau đó cho thấy Remdesivir giúp giảm thời gian hồi phục của người bệnh từ 15 ngày xuống còn 11 ngày.
Remdesivir được dùng cho cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 10 năm ngoái và được FDA phê duyệt chính thức ngay sau đó. Thuốc giờ đây có thể sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ về hiệu quả của Remdesivir. Họ chỉ ra rằng hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy thuốc thực sự ngăn ngừa tử vong. Ngày 19/11/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng Remdesivir.
Khuyến nghị này không ảnh hưởng đến Mỹ. Theo chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Gilead Sciences, ông Daniel ODay, cứ hai người Mỹ nhập viện vì Covid-19 thì một người điều trị bằng Remdesivir. Liệu trình 5 ngày có giá lên tới 3.120 USD. Công ty đã kiếm được 2,8 tỷ USD từ thuốc chỉ trong năm 2020.
Hôm 18/6, công ty Regeneron công bố một nghiên cứu diễn ra tại Anh, qua theo dõi 9.785 bệnh nhân phải nhập viện, cho thấy, sử dụng loại thuốc REGEN-COV bên cạnh phương pháp điều trị thông thường có thể giảm 20% nguy cơ tử vong ở những người mắc Covid-19 nặng.
Martin Landray, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Oxford và là một trong những người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Đây là lần đầu tiên có một loại thuốc kháng virus đã chứng tỏ cứu sống được bệnh nhân Covid-19 ốm yếu nhất”. Regeneron sẽ xin FDA phê duyệt khẩn cấp REGEN-COV cho các bệnh nhân nhập viện. Công ty đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ về việc cung cấp hơn 1,5 triệu liều thuốc.
Favipiravir
Video đang HOT
Thuốc Favipiravir do Fujifilm sản xuất, được chấp thuận tại Nhật Bản vào năm 2014 để điều trị bệnh cúm. Thuốc có cơ chế hoạt động tương tự Remdesivir, ngăn chặn quá trình nhân lên của nCoV, loại bỏ virus khỏi đường thở.
Fujifilm đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc. Kết quả cho thấy Favipiravir có tác dụng 97%.
Zhang Xinmin, quan chức Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết Favipiravir có hiệu quả rõ rệt trong thử nghiệm lâm sàng trên 340 bệnh nhân ở Vũ Hán và Thâm Quyến.
Viên nén Favipiravir, được phát triển tại nhà máy của Fujifilm. Ảnh: Reuters
Hiện Favipiravir được sử dụng tại Nhật Bản, Kenya, Nga, Saudi Arab và Thái Lan. Tuy nhiên, nghiên cứu hồi tháng 2 cho thấy thuốc ít khả năng ngừa tử vong ở bệnh nhân nghiêm trọng.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cải tiến, rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc qua ba bước phản ứng từ nguyên liệu trong nước. Thông thường, việc tổng hợp thuốc cần qua 7-8 bước phản ứng.
Dexamethasone
Dexamethasone là một loại thuốc steroid giá rẻ và an toàn, được các nhà khoa học thử nghiệm điều trị Covid-19 năm ngoái. Tháng 6/2020, họ báo cáo thuốc làm giảm nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu trên 6.000 tình nguyện viên cho thấy thuốc giảm một phần ba số ca tử vong ở bệnh nhân thở máy và một phần năm ở bệnh nhân thở oxy. Tuy nhiên, nó kém hiệu quả, thậm chí gây hại ở người bệnh nhẹ và trung bình.
Trong hướng dẫn điều trị Covid-19, Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến cáo chỉ dùng Dexamethasone cho các bệnh nhân nặng.
Đến tháng 9/2020, các nhà nghiên cứu xem xét kết quả thử nghiệm Dexamethasone, cùng với hai steroid khác, hydrocortisone và methylprednisolone. Họ kết luận thuốc steroid nói chung có thể giảm một phần ba số ca tử vong ở bệnh nhân Covid-19.
Hiện Dexamethasone được sử dụng rộng rãi ở các ca nhiễm nCoV nặng. Trong phân tích hồi tháng 3/2021, chính phủ Anh ước tính nó đã cứu sống một triệu người toàn thế giới.
Tocilizumab
Tocilizumab là thuốc trị viêm khớp dạng thấp, được bán dưới tên thương mại là Actemra. Ngày 11/2 năm nay, các nhà khoa học Anh thông báo thuốc hiệu quả với bệnh nhân Covid-19, dựa trên thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.
Họ phát hiện Tocilizumab làm giảm nguy cơ tử vong, đồng thời rút ngắn thời gian thở máy và nằm viện của bệnh nhân. Nếu khả quan, đây sẽ là loại thuốc thứ hai có thực sự giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19, sau Dexamethasone.
Ngày 24/6, FDA đã phê duyệt khẩn cấp Tocilizumab.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...