Các loại thực phẩm giúp hạ huyết áp thai kỳ không cần dùng thuốc
Tăng huyết áp thai kỳ trong thời gian dài có thể dẫn đến cao huyết áp mãn tính vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để hạ huyết áp thai kỳ không cần sử dụng thuốc mà vẫn đảm bảo hiệu quả?
Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho huyết áp của bà bầu.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc ổn định và hạ huyết áp thai kỳ. Bên cạnh các phương pháp như giảm cân, vận động khoa học, tập thở và sử dụng thuốc. Có nhiều loại thực phẩm giúp hạ huyết áp thai kỳ hiệu quả. Trong đó rau, củ, quả tươi là nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
1. Chế độ ăn uống hợp lý cho bà bầu bị cao huyết áp
Trong quá trình điều trị cao huyết áp thai kỳ, bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Chế độ ăn uống lành mạnh góp phần không nhỏ trong việc hạ huyết áp thai kỳ, đồng thời hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng.
Hạn chế muối ăn là điều đầu tiên bạn cần lưu ý nếu được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ. Bởi ăn mặn chính là yếu tố khiến tình trạng cao huyết áp nghiêm trọng hơn. 6g natri/ngày là lượng muối mẹ bầu được sử dụng tối đa. Trong trường hợp được chẩn đoán suy tim, lượng muối ăn cần giảm xuống từ 2 – 4g/ngày.
Bên cạnh đó trong chế độ ăn hàng ngày bà bầu cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa đạm thực vật như đậu nành, sữa đậu nành, ngũ cốc,…Thịt nạc, cá và trứng cũng nằm trong nhóm thực phẩm cần bổ sung cho bà bầu bị cao huyết áp. Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu olive,… thay cho chất béo động vật.
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, thức ăn chế biến sẵn. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất ngọt như bánh kẹo, trái cây giàu đường, kem,… Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối ra khỏi chế độ ăn của bạn.
Ngoài ra thai phụ cũng cần loại bỏ rượu, bia, nước ngọt, cafe, hoặc chất kích thích ra khỏi cuộc sống của bạn.
Với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn hoàn toàn có thể ổn định và hạ huyết áp thai kỳ hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số loại rau củ quả cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bà bầu.
Chế độ dinh dưỡng giúp hạ huyết áp thai kỳ – Ảnh: Internet
2. Các loại thực phẩm giúp hạ huyết áp thai kỳ hiệu quả
Có nhiều loại thực phẩm giúp hạ huyết áp thai kỳ hiệu quả nhưng thường bị bỏ qua do thiếu hiểu biết. Trong đó có các loại rau, củ, quả như táo, dưa chuột, khoai tây, củ dền…và nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác. Dưới đây là một số loại rau, củ, quả có tác dụng hạ huyết áp thai kỳ bạn cần biết.
2.1. Táo
Trong thời gian mang thai, thận của bạn sẽ phải làm việc liên tục để tống chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này tạo áp lực rất lớn cho thận nếu nồng độ natri trong máu cao. Và đó là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp trong quá trình mang thai.
Video đang HOT
Để hạ huyết áp thai kỳ, bạn cần ăn những loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm nồng độ natri trong máu và quả táo chính là một trong những loại trái cây có tác dụng lợi tiểu, giúp ích cho thận của bạn.
Ăn táo mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ natri trong máu giúp thận được thư giãn, từ đó hoạt động tốt hơn.
2.2. Các món ăn từ cần tây
Từ lâu, cần tây đã được sử dụng trong ẩm thực của Châu Á. Đây là loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bị cao huyết áp. Một số khoáng chất có thể kể đến là canxi, magie, sắt, kẽm, kali. Đây đều là những thành phần có khả năng làm giảm cao huyết áp.
Nghiên cứu gần nhất từ trường Đại học Chicago cho thấy cần tây chứa pthalides. Đây là chất hữu cơ có thể làm giảm mức độ kích thích căng thẳng trong máu. Nó giúp các mạch máu mở rộng, lưu thông dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, ăn cần tây còn giúp thai phụ cảm thấy thư giãn, nhờ đó hạ huyết áp thai kỳ hiệu quả.
Nước ép cần tây giúp hạ huyết áp thai kỳ – Ảnh: Internet
2.3. Dưa leo và tỏi
Một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp ở bà bầu là thừa cholesterol, căng thẳng, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất…Và dưa leo là loại thực phẩm bạn cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nếu muốn hạ huyết áp thai kỳ.
Dưa leo giàu chất xơ, magie, kali và cực kỳ nhiều nước. Kali trong dưa leo có tác dụng cân bằng lượng muối ăn trong cơ thể. Từ đó, tăng cường sức khoẻ tim mạch. Uống một ly nước ép dưa leo pha mật ong và chanh mỗi ngày giúp thai phụ ổn định huyết áp hiệu quả.
Bên cạnh nước ép dưa leo, bạn cũng có thể chế biến thành món salat ngon miệng. Salat dưa leo kết hợp với tỏi giúp giảm tình trạng co thắt động mạch. Từ đó máu được vận chuyển đến nhau thai dễ dàng hơn, giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
2.4. Các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, quýt
Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi…rất giàu vitamin C. Nó tác động trực tiếp đến hormone và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định. Phụ nữ mang thai ăn trái cây giàu vitamin C giúp giảm huyết áp thai kỳ và duy trì huyết áp ổn định. Từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như tiền sản giật, sản giật.
2.5. Rau, củ giàu chất xơ
Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ như bắp cải, cải xanh, củ cải trắng,…Đây là những loại thực phẩm rất tốt cho việc hạ huyết áp thai kỳ.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp kiểm soát và điều hòa lượng máu lưu thông qua động mạch, tĩnh mạch. Nhờ đó kích thích các mạch máu hoạt động tốt hơn, tăng cường và cải thiện chức năng tim mạch. Ngoài ra chất xơ còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.
2.6. Dầu ô liu và thực phẩm giàu Kali
Dầu ô liu là chất béo lành mạnh có tác động tích cực đến huyết áp của bà bầu. Một nghiên cứu từ đại học Kentucky, Hoa Kỳ cho thấy sử dụng dầu ô liu có tác dụng hạ huyết áp thai kỳ. Do đó, trong quá trình mang thai bạn có thể sử dụng dầu ô liu trộn salat giúp món ăn trở nên ngon miệng và tốt cho sức khỏe tim mạch.
Thực phẩm giàu Kali cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách bổ sung thêm chuối, cà chua, dưa hấu và các loại đậu trong thực đơn hàng ngày. Đây là nhóm thực phẩm giàu Kali tốt cho cơ thể.
Dầu ô liu tốt cho huyết áp của bà bầu – Ảnh: Internet
2.7. Các món ăn từ ngò tây
Các thành phần dưỡng chất trong rau ngò tây ảnh hưởng tích cực đến adrenalin và tuyến giáp. Đó là ly do khi ăn loại rau này bạn sẽ thấy thư giãn, cơ thể nhẹ nhàng hơn.
Rau ngò tây rất tốt cho phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Nó tác động tích cực đến tĩnh mạch và động mạch, làm giảm lượng adrenalin, ổn định đường huyết thai kỳ.
2.8. Cải bó xôi và củ dền
Các loại rau như cải bó xôi và củ dền rất tốt cho phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Bên cạnh việc tăng cường sức khoẻ, cải bó xôi giúp hệ thần kinh được thư giãn. Đồng thời nó hỗ trợ kiểm soát lượng natri trong máu của bạn.
Củ dền là thực phẩm giàu oxit nitric có tác dụng làm giãn nở các mạch máu và giảm huyết áp hiệu quả. Các món súp hoặc nước ép củ dền thơm ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng hạ huyết áp thai kỳ cho người bệnh.
Trên đây là một số loại thực phẩm giúp hạ huyết áp thai kỳ không cần dùng thuốc. Tuy nhiên các biện pháp trong bài viết này không thể thay thế việc điều trị tại bệnh viện.
Với những trường hợp cao huyết áp mãn tính và tiền sản giật tốt hơn hết thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị theo phác đồ cụ thể.
Món ăn thuốc từ khoai môn, khoai sọ
Khoai môn, khoai sọ ở Việt Nam có nhiều giống. Sự khác biệt giữa các giống ở hình thái và phẩm chất và có tên gọi khác: khoai sọ trắng, khoai sọ nghệ, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, dọc tía, dọc xanh, dọc tím... hay môn hương, môn tía, môn riềng, môn đốm...
Khoai môn, khoai sọ đồ chín là thực phẩm giàu năng lượng. Khoai Lệ Phố là loại khoai ngon danh bất hư truyền.
Khoai môn, khoai sọ có tên khoa học: Colocasia antiquorum Schott., họ Ráy (Araceae). Bộ phận dùng là thân củ, lá.
Khoai môn, khoai sọ chứa tinh bột 69-74%, lipid 0,47-0,68% (có nhiều loại acid béo chưa no), các loại đường glucose, galactose, arabinose; chất xơ, các sinh tố, khoáng chất (Fe, Ca, P), khoảng 17 loại acid amin và chất gây ngứa. Củ khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.
Khoai sọ có nhiều alkaloid có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, các chất xơ giúp tăng nhu động của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, làm giảm nồng độ cholesterol huyết.
Canh cua nấu khoai môn khoai sọ rau rút chữa phát ban dị ứng, mất ngủ, làm giảm mệt mỏi.
Theo Đông y, lá khoai môn, khoai sọ có vị cay, tính bình, có độc; củ khoai vị ngọt cay, tính bình; vào tỳ thận. Công năng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng. Dùng cho người bị phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mạn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, ung thư họng, ung thư gan, bướu giáp... Liều dùng cách dùng: 60-120g; nấu hầm, giã đắp ngoài.
Bài thuốc chữa bệnh từ khoai sọ, khoai môn:
Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: củ khoai tươi và giấm, liều lượng bằng nhau, đun sôi và nghiền nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa vết thương kín sưng nề: khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Hai thứ giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng hoạt huyết tiêu viêm.
Trị rắn cắn, ong đốt: lá khoai tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.
Một số món ăn thuốc có khoai môn, khoai sọ:
Xương lợn hầm khoai môn: khoai môn 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, rửa sạch, thêm bột gia vị đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Ăn ngày 2 lần. Tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng tốt cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Canh cua khoai môn, khoai sọ: cua đồng 200g, khoai môn 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày. Tác dụng ích khí bổ thận, trừ đàm, tiêu thũng, khu phong, chỉ thống, giải nhiệt, chữa phát ban dị ứng mẩn ngứa, dễ ngủ, bớt mệt mỏi.
Nước sắc khoai sọ củ khởi: khoai sọ 15-20g, rễ kỷ tử 50g. Hai thứ rửa sạch, nấu sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Tác dụng thông hầu hang, kháng độc. Dùng tốt cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
Bẹ khoai nấu giấm (kinh nghiệm dân gian): bẹ lá khoai nấu giấm với cá, ốc, thịt hoặc muối dưa. Tác dụng liễm hãn, chỉ tả, tiêu thũng độc.
Củ khoai sọ nấu cá (kinh nghiệm dân gian): củ khoai sọ nấu với cá quả hay cá diếc. Tác dụng điều hòa nội tạng, hạ khí đầy, chữa hư lao yếu sức.
Chú ý: Các món ăn từ khoai sọ, khoai môn đều phải nấu chín kỹ để tránh gây ngứa.
Bà bầu có được ăn măng không? Mọi người đều biết, măng là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình Việt và được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn măng không và liệu ăn măng có gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi không? Măng là thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hằng ngày. Vậy bà bầu...