Các loại đường tác động đến gan như thế nào?
Có nhiều loại đường khác nhau, được tìm thấy trong thực phẩm và chúng có cách tác động riêng đến sức khỏe.
Glucose là một loại đường đơn, khi vào cơ thể glucose được hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột non đi vào máu rồi được vận chuyển đến các tế bào. Loại đường này làm tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn so với các loại khác, kích thích giải phóng insulin. Glucose có thể được chuyển hóa bởi tất cả các mô trong cơ thể.
Fructose, hay còn được gọi là “đường trái cây”, cũng là một loại đường đơn tương tự glucose, được tìm thấy nhiều trong các loại quả, rau củ, mật ong, mía bánh kẹo các loại. Fructose sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose ở gan để tạo thành năng lượng và chỉ có gan là cơ quan duy nhất biến đổi được fructose.
So với fructose, glucose có vị ít ngọt hơn và làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Tuy nhiên, xét về các tác động đến gan và sức khỏe thì fructose có ảnh hưởng tiêu cực đến gan hơn so với glucose mặc dù chúng có cùng hàm lượng calo.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều fructose có thể làm hỏng khả năng giải phóng chất béo thích hợp của gan. Fructose chỉ được chuyển đổi ở gan, do đó nếu lượng fructose bị dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho gan, đồng thời có thể dẫn đến các vấn đề khác về trao đổi chất.
Theo Giáo sư C. Ronald Kahn (Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ), lượng fructose cao trong chế độ ăn uống là không tốt. Fructose ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan, làm cho quá trình đốt cháy chất béo kém hơn. Do vậy, việc thêm nhiều đường fructose vào chế độ ăn uống sẽ khiến gan tích trữ nhiều chất béo hơn, điều này gây hại cho gan và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Video đang HOT
Không những thế, ăn lượng lớn đường fructose có thể làm tăng mức chất béo trung tính trong máu và làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, đường fructose làm tăng hormone “đói” ghrelin nên có thể khiến cơ thể cảm thấy ít no hơn sau khi ăn, do vậy, so với glucose thì fructose có thể thúc đẩy cơ thể ăn nhiều hơn, dẫn đến tăng cân.
Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì tác động tiêu cực của fructose đối với sức khỏe chỉ xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều và không cân đối liều lượng. Trái cây không chỉ có fructose mà còn chứa nhiều chất xơ, nước và các khoáng chất có lợi giúp giảm thiểu các bất lợi của fructose.
Để duy trì được một thân hình cân đối và cơ thể khỏe mạnh, điều quan trọng là phải tuân theo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước, hạn chế dầu mỡ và chất béo. Thực tế tất cả các dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc tiêu thụ quá mức bất kỳ một thành phần nào trong chế độ ăn uống đều là sai lầm có thể gây hại cho sức khỏe.
Sai lầm trong ăn uống gây nên sỏi thận
Chính những thói quen ăn uống hàng ngày mà con người thường mắc phải là yếu tố gây nên bệnh sỏi thận.
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Sỏi thận khi không được điều trị hiệu quả sẽ gây ra đau đớn khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu són, đau lưng, nhiễm trùng đường tiết niệu...
Ảnh minh họa.
Để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi sống cơ thể nhưng ngược lại nó cũng có thể là tác nhân gây bệnh cho tất cả chúng ta. Trong đó, tiêu thụ thực phẩm không đúng cách là nguy cơ gây sỏi thận cao nhất.
Theo các chuyên gia sức khỏe đến từ Đại học Y Harvard, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, nước tiểu trở nên đậm đặc, dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Nếu duy trì uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nước tiểu sẽ được làm loãng, đồng thời có tác dụng rửa đường niệu đạo, có lợi cho việc phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.
Ảnh minh họa.
Bổ sung nước không bắt buộc phải cố ép mình uống nhiều nước lọc. Bạn có thể bổ sung các loại đồ uống từ hoa quả có múi như nước chanh, nước cam... chất citrate trong các loại đồ uống này giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi. Bên cạnh đó, các loại nước rau luộc cũng giúp bạn cung cấp nước và tốt cho cơ thể.
Ảnh minh họa.
Canxi rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho xương khớp. Tuy nhiên, thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận. Nếu bạn liên tục bổ sung lượng canxi quá nhu cầu của cơ thể trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sỏi niệu quản, sỏi thận. Canxi trong thực phẩm dễ liên kết với oxalat trong ruột và từ đó gây nên sỏi canxi oxalat. Dù vậy, kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, gây ra loãng xương. Vì vậy, bạn cần cân đối việc tiêu thụ canxi cho cơ thể.
Mọi người đếu biết chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Ăn quá nhiều muối khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu, canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận. Canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp. Vì vậy, ăn ít muối để giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu thấp hơn.
Một số loại sỏi thận được tạo thành từ oxalat, một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm liên kết với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Bạn nên hạn chế thực phẩm giàu oxalat như rau bina, sô cô la, khoai lang, cà phê, củ cải, đậu phộng, sản phẩm làm từ đậu nành, lúa mì...
Ăn quá nhiều đạm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản, làm tăng nồng độ axit uric và có thể dẫn đến sỏi thận. Để ngăn ngừa hình thành sỏi, bạn cần có chế độ ăn giàu protein để làm giảm nồng độ citrate trong nước tiểu.
Ảnh minh hoạ.
Tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Để tránh cholesterol cao, bạn nên hạn chế những món như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng... Thay vào đó là ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol như tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...
Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2013 được Healthline đăng tải, bổ sung vitamin C quá mức có thể gây sỏi thận, đặc biệt là ở nam giới, nguy cơ hình thành sỏi thận sẽ tăng gấp đôi.
Trong quá trình hình thành, bệnh sỏi thận sẽ không để lộ nhiều triệu chứng, cho đến khi cảm thấy đau, đi tiểu buốt thì mới phát hiện được. Nếu bạn thấy xuất hiện một số triệu chứng như đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới; cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng; cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc, đau khi đi tiểu, đái ra máu; hay sốt và cảm giác ớn lạnh, hãy đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán, chữa trị kịp thời.
Bác sĩ nói gì về thông tin người bệnh ung thư ăn nhiều tinh bột và đường sẽ 'nhanh di căn' Có một lời đồn thổi rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn đường và tinh bột vì có thể khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Ảnh minh họa: Internet Có một lời đồn thổi rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn đường vì gia vị này có thể khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Thực...