Các loại áo phao cho phi công Su-22 bay biển
Khi làm nhiệm vụ trên biển, ngoài bộ đồ kháng áp, các phi công chiến đấu bắt buộc phải mặc thêm áo phao tự bơm.
SAZh-43P là loại áo phao tự bơm thông dụng cho phi công Su-22 bay biển. Loại áo màu cam này phục vụ tìm cứu bằng mắt ban ngày nên nó chỉ có còi và đèn nháy chạy pin với thời gian hoạt động khoảng vài giờ kể từ khi sự cố xảy ra.
SAZh-43P không kèm theo đài vô tuyến gọi tìm cứu nên khiến máy bay và tàu cứu hộ rất khó xác định chính xác vị trí để tìm đến.
Phao đài mốc vô tuyến Komar-2M
Trường hợp nhảy dù an toàn, phi công mặc bộ SAZh-43P có thể khó được tìm thấy sớm nếu biển quá động.
Phi công bay biển có nhiều lựa chọn áo phao
Ngoài SAZh-43P, còn có một số loại áo phao chuyên dụng hiện đại hơn như áo phao cải tiến loại ASZh-58 hoặc bộ đồ khẩn nguy NAZ-7M.
Áo phao tự bơm cải tiến ASZh-58: về cơ bản giống SAZh-43P nhưng có thêm 1 chiếc gương và thuốc nhuộm mặt nước để báo cứu hộ ban ngày.
Bộ đồ khẩn nguy NAZ-7M: bộ đồ này có cả xuồng và phao đài mốc vô tuyến loại Komar-2M để gọi tìm cứu. Khi phi công nhảy dù, xuồng tự bơm và phao đài mốc vô tuyến được triển khai ngay sau khi ghế phóng tách ra.
Phao Komar-2M có đài mốc vô tuyến loại R-855A1 với 2 chế độ: chế độ phát tín hiệu mốc định vị cứu hộ tần số 121,5 MHz để máy bay và tàu cứu hộ tìm đến, chế độ thu phát thoại song song trên tần số 121,5 MHz giữa phi công và đội tìm cứu để phối hợp.
Video đang HOT
Loại cải tiến R-855A1M còn có bộ phát tín hiệu định vị qua vệ tinh hàng hải trên tần số 406 MHz.
Phi công tiêm kích bay biển làm nhiệm vụ chiến đấu được trang bị bộ đồ khẩn nguy NAZ-7M có cả xuồng và đài mốc vô tuyến gọi tìm cứu.
Không quân Việt Nam hiện có 2 loại máy bay được lắp đặt máy vô tuyến tìm phương ARK để tìm cứu phi công có trang bị đài mốc vô tuyến báo cứu hộ là An-26 và Mi-8/Mi-17 SAR.
Trên An-26 có máy vô tuyến tìm phương ARK-UD, còn trên Mi-8/17 SAR có máy ARK-U2.
Các máy vô tuyến tìm phương còn có tên gọi khác là la bàn vô tuyến tự động ( = ), chúng định hướng đài mốc gọi cứu hộ của phi công nhảy dù thông qua hệ thống ăng ten khung và ăng ten dao gắn dưới bụng máy bay.
Những thiết bị trên là công cụ cực kỳ hữu hiệu cho việc tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp phi công mất tích.
Theo Tri Thức
Sina động đến nỗi đau chưa nguôi: Type 052D có thể bắn hạ Su-22
Không rõ vì lý do gì mà trang thông tin điện tử của Trung Quốc này lại tỏ ra hiếu chiến như vậy trong lúc dư luận Việt Nam còn đang thương tiếc và lo lắng cho số phận của hai phi công vừa mất tích.
Su-22 của Không quân Việt Nam (phiên bản tấn công mặt đất)
Mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh Trung Quốc vừa có bài viết cho biết các tàu khu trục Type 052D của Hải quân nước này có khả năng đánh chặn và bắn hạ được các máy bay ném ném bom Su-22 của Không quân Việt Nam.
Không rõ vì lý do gì mà trang thông tin điện tử của Trung Quốc này lại tỏ ra hiếu chiến như vậy trong lúc dư luận Việt Nam còn đang thương tiếc và lo lắng cho số phận của hai phi công vừa mất tích ngoài Biển Đông trong một tai nạn không may.
Sina tuyên bố rằng, " các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D của Trung Quốc có thể đánh chặn và bắn hạ Su-22 của Không quân Việt Nam trong một cuộc xung đột trong tương lai trên Biển Đông nếu nó xảy ra".
Sina cho biết: Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 180 máy bay chiến đấu MiG-21, 40 chiếc Su-22M3 có khả năng tấn công mặt đấy và 6 chiếc Su-22U làm công tác huấn luyện vào cuối năm 1979 để thay thế các máy bay tấn công A-37, F-5E mà Việt Nam thu được của quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Sau này, Việt Nam nhận thêm các 32 chiếc Su-22M4 tấn công mặt đất và 4 chiếc Su-22UM3 huấn luyện vào năm 1988.
Type 052D
Mạng quân sự Sina cho rằng đối với Trung Quốc, các máy bay Su-22 là "mối đe doạ nguy hiểm nhất đối với lực lượng lục quân TQ trong cuộc chiến tranh biên giới năm 79 giữa hai nước Trung - Việt.
Trong cuộc chiến (chống lại quân xâm lược Trung Quốc - PV) tại đảo Gạc Ma (Johnson Reef) ở Trường Sa năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đều không được quân đội Việt Nam triển khai để đánh lại tàu Trung Quốc - Sina nói.
Sina cho biết trong trận chiến ở Gạc Ma, các thuỷ thủ Trung Quốc đã được cảnh báo trước về khả năng tấn công của máybay Su-22.
Trang mạng Sina của Trung Quốc trích dẫn thống kê phỏng đoán của Flightglobal - một chuyên trang về hàng không cho biết Không quân Việt Nam hiện nay có khoảng 38 loại Su-22 khác nhau trong biên chế. Trong đó có khoảng 50 chiếc Su-22 được lưu cất trong kho.
Với tầm tấn công trong khoảng 500 km, Su-22 của Không quân Việt Nam có khả năng vận hành và bao quát toàn bộ khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, hiện nay, theo Sina, Không quân Việt Nam có thêm khoảng 24 máy bay tiêm kích ném bom Su-30MK2V trong lộ trình thay thế các máy bay Su-22 thế hệ cũ.
Su-30MK2V
Sina Quân sự của Trung Quốc tự tin khi tuyên bố rằng: "trong một cuộc đối đầu tương lai giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, Su-22 của Việt Nam chắc chắn sẽ khó để có thể sống sót và chống đỡ được sự tấn công từ các tàu khu trục Type 052D hiện đại của Trung Quốc.
Về tàu khu trục Type 052D của TQ. Đây là loại tàu chiến thứ 6 trang bị radar mảng pha chủ động 4 mặt và thiết bị bắn thẳng đứng thông dụng, kế tiếp sau tàu hộ vệ lớp Sachsen Đức, tàu hộ vệ lớp De Zeven Provicien Hà Lan, tàu hộ vệ lớp Iver Huitfeldt Đan Mạch, tàu hộ vệ lớp Akizuki và tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga Nhật Bản.
Chiếc tàu khu trục Type 052D đầu tiên được Trung Quốc đặt tên là Côn Minh, số hiệu 172, hạ thủy ngày 28 tháng 8 năm 2012, chính thức gia nhập Hải quân Trung Quốc ngày 21 tháng 3 năm 2014, biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông.
Theo giới thiệu của mạng sina Trung Quốc ngày 27 tháng 2, tàu khu trục Type 052D được thiết kế tàng hình, trang bị radar tiên tiến, hệ thống bắn thẳng đứng tăng cường, tua bin khí nội, đại diện cho trình độ cao nhất của tàu chiến mặt nước cỡ lớn hiện có của Hải quân Trung Quốc.
Theo bài báo, tàu này giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách tổng thể về công nghệ với tàu khu trục Arleigh-Burke II của Quân đội Mỹ, đã trang bị rất nhiều vũ khí mũi nhọn.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Lợi dụng vụ máy bay rơi, báo Trung Quốc hạ thấp năng lực không quân Việt Nam Trang mạng quân sự Trung Quốc Sina ngày 21/04/2015 đăng tải bài viết hạ thấp năng lực không quân của Việt Nam có tiêu đề: "Không quân Việt Nam mất khả năng tác chiến, Su-30 hiếm khi được huấn luyện thực tế" . Dựa vào vụ tai nạn hai máy bay Su-22 của Việt Nam bị rơi cách đây không lâu, bài báo...