Các lệnh trừng phạt không thể chặn tăng trưởng kinh tế của Nga
Các nhà nghiên cứu đánh giá những biện pháp trừng phạt Nga của các quốc gia phương Tây đã tới hạn và hầu như không thể làm gì để chặn tăng trưởng kinh tế của nước này.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn nhận định của các chuyên gia tại Học viện Hành chính Công và Kinh tế quốc dân (RANAPE) trực thuộc Tổng thống Nga, nêu rõ phương Tây khó có thể bổ sung thêm các biện pháp hạn chế đáng kể đối với Moskva do có thể kéo theo những rủi ro cao đối với chính các nước phương Tây.
Trong bài viết đăng ngày 27/2, báo Vedomosti (Nga) đã dẫn nghiên cứu mới đây của một số chuyên gia tại RANEPA phân tích 2 kịch bản cho nền kinh tế Nga trong giai đoạn 2024 – 2026. Kịch bản thứ nhất dự báo việc các nước phương Tây sẽ hạ trần gần như đồng thời đối với giá dầu mỏ xuống 50 USD mỗi thùng, đưa ra một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với việc xuất khẩu sang Nga, cũng như các biện pháp trừng phạt thứ cấp nhằm vào các nước thứ ba. Các chuyên gia đánh giá ngay cả khi kịch bản tiêu cực này xảy ra nền kinh tế Nga cũng sẽ không chịu những tác động đáng kể. Theo đó, các chuyên gia dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm 0,3% trong năm 2024 trong những tình huống như vậy, nhưng sau đó sẽ tăng 1,5% và 1,4% trong 2 năm tiếp theo. Kịch bản thứ hai lạc quan hơn dự đoán khá nhiều biện pháp tương tự từ phía các quốc gia phương Tây, nhưng sẽ được công bố dần theo thời gian. Theo kịch bản này, các chuyên gia nhận định Nga có thể đạt mức tăng trưởng 2,2% vào năm 2026
Theo nghiên cứu, 2 năm vừa qua đã cho thấy nền kinh tế Nga đang ở trạng thái tốt hơn so với lo ngại ban đầu, khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây càng trở nên kém hiệu quả. Một trong các đồng tác giả của bài báo là Konstantin Tuzov lý giải trong khi các nước phương Tây tìm mọi cách trừng phạt thì Nga cũng tìm cách cải thiện triển vọng kinh tế thông qua hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ.
Hồi đầu tháng 2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin khẳng định nền kinh tế nước này tăng trưởng 4% trong năm 2023, vượt xa mức dự báo 2,7% mà Ngân hàng trung ương Nga đưa ra hồi tháng 1/2023.
Thực trạng và triển vọng kinh tế Nga năm 2024
Nền kinh tế Nga đã thách thức mọi dự báo của các chuyên gia phương Tây khi không những không sụp đổ mà còn trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu vào cuối năm 2023.
Video đang HOT
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng tăng trưởng kinh tế của Nga đang "quá nóng".
Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp của Nga tăng vọt. Ảnh: RIA Novosti
Nền kinh tế Nga đã thách thức mọi dự báo của các chuyên gia phương Tây khi không những không sụp đổ mà còn trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu vào cuối năm 2023. Nền kinh tế năm 2023 đã vượt mức năm 2021, với GDP tăng đáng kể. Theo số liệu chính thức, chỉ riêng trong tháng 10/2023, GDP của Nga đã đạt mức tăng trưởng 5%, sau mức tăng trưởng 5,6% trong tháng 9.
Đánh giá độc lập từ Bloomberg Economics phản ánh những số liệu này. Phân tích của họ cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trong cả năm của Nga là 3-3,5%, cao hơn dự báo chính thức 2,2% cho năm 2023.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng năm 2023 được thúc đẩy nhờ chi tiêu nhà nước kỷ lục 32 nghìn tỷ rúp (346 tỷ USD), phần lớn trong số đó dành cho quốc phòng. Sản lượng công nghiệp tăng 3,6%; sản xuất tăng trưởng ở mức 7,5% và sản xuất liên quan đến quân sự tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2024, chi tiêu dự báo sẽ tiếp tục tăng, dự kiến là 36,5 nghìn tỷ rúp (395 tỷ USD), hơn một phần ba trong số đó sẽ dành cho lĩnh vực quốc phòng và các khoản thanh toán thời chiến khác nhau.
Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI (chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ) tăng vọt. Lĩnh vực sản xuất, được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh mẽ 9,5% trong tháng 10 năm ngoái, tiếp tục được thúc đẩy bởi "hoạt động quân sự đặc biệt", góp phần mở rộng các ngành công nghiệp như kỹ thuật, hóa học và luyện kim.
Hoạt động đầu tư trong quý 3/2023 cũng tăng vượt kỳ vọng, do xung đột thúc đẩy, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 13,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga thấp nhất mọi thời đại, ở mức 2,9% và tỷ lệ người Nga sống dưới mức nghèo khổ giảm xuống còn 9,8%.
Ngoài ra, tình hình bên ngoài nhanh chóng được cải thiện khi Điện Kremlin triển khai các biện pháp để tránh tác động từ các lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine, đặc biệt lệnh trừng phạt dầu mỏ và công nghệ gần như đã thất bại. Các biện pháp trừng phạt giới hạn giá dầu được áp dụng vào khoảng đầu năm 2023 cũng đã thất bại, khi tờ Financial Times của Anh đưa tin rằng "không một thùng dầu nào của Nga được bán ở mức dưới mức trần 60 USD".
Và trên mặt trận chính trị và ngoại giao, Điện Kremlin đã đạt được tiến bộ tốt trong việc xây dựng sự ủng hộ trong thế giới không liên kết, như đã được thể hiện trong hội nghị thượng đỉnh G20 và BRICS vào tháng 8/2023.
Cuộc xung đột với Ukraine đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Ảnh: RIA Novosti
Quá nóng
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn có vấn đề. Tiềm năng tăng trưởng của Nga đã giảm từ 1-2% trước xung đột xuống còn khoảng 0,3-0,5% hiện nay và nguy cơ sẽ trì trệ trong dài hạn. Với GDP năm 2023 tăng trưởng vượt dự báo 2,2%, rõ ràng nền kinh tế Nga đang "quá nóng", điều này khiến Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvia Nabiullina lo lắng.
Sức nóng này thể hiện ở tình trạng lạm phát tăng mạnh, đây là vấn đề kinh tế chính mà Nga phải đối mặt. CBR đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2024. Kênh Telegram "Cold Calculation" dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Nga sẽ giảm tốc xuống 0,7% vào năm 2024 do các vấn đề cơ cấu như lạm phát gia tăng và thị trường lao động thắt chặt bắt đầu xuất hiện.
Trong khi các ngân hàng trung ương ở phương Tây đang chuẩn bị bắt đầu cắt giảm lãi suất do lạm phát giảm trong toàn khu vực, thì Nga đã tăng lãi suất cơ bản lần thứ tư trong năm 2023 lên 16% vào ngày 14/12.
Trong cuộc họp báo về việc tăng lãi suất, bà Nabiullina đã tỏ ra bi quan khi ví nền kinh tế Nga như một chiếc ô tô chạy quá nhanh và cảnh báo: "Nó có thể tiến về phía trước, thậm chí có thể nhanh, nhưng không được lâu".
CBR dự báo lạm phát năm 2023 ở Nga sẽ dao động quanh mức 7,5%, nhưng trong bốn tháng cuối năm 2023, lạm phát cơ bản đã tăng hơn 10% tính theo năm, trong đó bà Nabiullina lấy lĩnh vực dịch vụ làm ví dụ, khi lạm phát tăng vọt 14% trong ba tháng tính đến tháng 12.
Alexandra Prokopenko, học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Quốc tế, nhận định với tờ Các vấn đề Đối ngoại Mỹ (foreignaffairs.com) ngày 27/1 rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Nga: "Những chỉ số tích cực năm 2023 không phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe kinh tế mà là triệu chứng của một nền kinh tế quá nóng".
Về mặt kinh tế, Nga đang phải đối mặt với ba thách thức: Thứ nhất, chi ngân sách cho cuộc xung đột ở Ukraine; Thứ hai, duy trì mức sống của công dân Nga; và thứ ba, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bà Prokopenko, việc đạt được mục tiêu thứ nhất và thứ hai sẽ đòi hỏi chi tiêu cao hơn, điều này sẽ thúc đẩy lạm phát và do đó cản trở việc đạt được mục tiêu thứ ba.
Tuy nhiên, Nga có đủ tiền dự trữ để duy trì trong ba năm hoặc hơn và tính toán của Tổng thống Putin là nước này có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine trước đó, khi nền kinh tế có thể được sửa chữa và những vấn đề do chi tiêu quân sự gây ra sẽ chấm dứt.
Như vậy, nếu chiến tranh kết thúc trong vòng hai năm tới thì Nga có đủ điều kiện để phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài, các biện pháp trừng phạt vẫn được áp dụng trong tương lai gần sẽ khiến kinh tế Nga rơi vào tình trạng trì trệ.
IMF thừa nhận kinh tế Nga hồi phục, cảnh báo lạm phát rình rập khu vực đồng euro Trong một báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá nền kinh tế Nga đã phục hồi ổn định sau khi các chính phủ phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt lên quốc gia này. Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Báo cáo cho biết nhờ những phát triển kinh tế tích cực, IMF đã điều...