IMF thừa nhận kinh tế Nga hồi phục, cảnh báo lạm phát rình rập khu vực đồng euro
Trong một báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá nền kinh tế Nga đã phục hồi ổn định sau khi các chính phủ phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt lên quốc gia này.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết nhờ những phát triển kinh tế tích cực, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Nga vào năm 2023 lên 2,2% từ mức 0,7% hồi tháng 4.
“Có được những thay đổi này là nhờ các điều khoản thương mại tốt hơn liên quan đến giá năng lượng cao, sau đó là gia tăng đáng kể trong chi tiêu quân sự vào cuối năm ngoái và đầu năm nay đã thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ tiêu dùng và khuyến khích đầu tư”, báo cáo nêu rõ.
Tuy nhiên, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2024 xuống 1,1% thay vì mức 1,3% như dự báo trong tháng 4 và vẫn giữ nguyên triển vọng cho năm 2025 ở mức 1%.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết: “Triển vọng trung hạn kém khả quan hơn. Chi tiêu tài chính cao hơn bình thường sẽ cho phép tăng trưởng tăng trưởng tạm thời chứ không phải bền vững”.
IMF nhận rõ tỷ lệ thất nghiệp tại Nga thấp kỷ lục, đồng ruble mất giá, lạm phát gia tăng và việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất khá mạnh lên 350 điểm cơ bản trong tháng 8 cho thấy nền kinh tế Nga đã đạt đến giới hạn tiềm năng.
Bên cạnh đó, IMF cũng đưa ra cảnh báo lạm phát và tăng trưởng trì trệ có thể làm suy yếu sự ổn định tài chính và bền vững nợ ở châu Âu.
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực (REO) mới dành cho châu Âu, IMF chỉ ra: “Một kịch bản đình trệ với lạm phát cao hơn và tăng trưởng trì trệ là rủi ro chính có thể dẫn đến tác động tài chính vĩ mô, gây bất lợi tới ổn định tài chính và bền vững nợ”.
IMF cũng bày tỏ lo ngại về cú sốc giá hàng hóa và lạm phát trở nên dai dẳng hơn. Cơ quan này cho biết những rủi ro tiềm ẩn đó có thể buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều hơn dự kiến, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng và gây ra bất ổn tài chính mang tính hệ thống.
Nga sắp sửa đối mặt với vòng trừng phạt thứ 11 từ EU
Một ủy viên Liên minh châu Âu (EU) xác nhận Nga sẽ sớm phải đối mặt với vòng trừng phạt mới từ liên minh này sau khi 10 vòng trừng phạt trước đó được cho là có hiệu quả.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNBC ngày 14/4, Ủy viên EU phụ trách ổn định tài chính, dịch vụ tài chính và liên minh thị trường vốn bà Mairead McGuinness cho biết EU đang lên kế hoạch triển khai gói trừng phạt thứ 11 đối với Nga.
"Châu Âu đã tung ra 10 gói trừng phạt, chúng tôi sẽ có gói khác. Không được đánh giá thấp những nỗ lực mà Nga sẽ thực hiện với đối tác của họ trên toàn cầu để vượt qua các lệnh trừng phạt của chúng tôi. Nhưng những vòng trừng phạt đang thực sự tác động đến nền kinh tế Nga", bà Mairead lưu ý.
Nữ quan chức EU không nói rõ các biện pháp trừng phạt mới sẽ nhắm vào lĩnh vực nào. Với các vòng trừng phạt trước đó, EU đã ban hành các biện phát hạn chế nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu khí, công nghệ chủ chốt, khả năng tiếp cận nguồn dự trữ tiền tệ cũng như một số cá nhân và công ty lớn của Nga.
Quan chức EU cho biết nền kinh tế Nga đang suy yếu và các biện pháp trừng phạt đã phát huy tác dụng. Nhưng theo bà, trọng tâm bây giờ là tuân thủ các quy định một cách đầy đủ và nghiêm túc. "Chúng ta phải đảm bảo rằng họ không tìm cách lách lệnh trừng phạt", bà Mairead nhấn mạnh.
Trước đó, theo tờ Bloomberg dẫn lời một nguồn tin ngoại giao cấp cao của EU, Nga nhìn chung đã thành công trong việc tránh luật trừng phạt của EU và kim ngạch nhập khẩu của nước này phần lớn đã trở lại "mức trước xung đột" năm 2020.
Các phân tích dữ liệu thương mại cho thấy "tác động thực sự ở một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với những gì giới chức phương Tây có thể đã hy vọng".
Theo nguồn tin của Bloomberg, bất chấp những hạn chế xuất khẩu của EU đối với "hàng trăm hàng hóa và công nghệ", Nga vẫn nhận được hầu hết hàng hóa mà mình cần. Bề ngoài, các biện pháp trừng phạt dường như có hiệu quả khi nền kinh tế Nga bị thu hẹp, nhiều ngân hàng và công ty của nước này bị loại khỏi các hệ thống thương mại và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, phân tích của Cơ quan giám sát Thụy Sỹ Trade Data Monitor cho thấy Nga đã thay thế hầu hết các sản phẩm mà họ cần, kể cả những sản phẩm công nghệ cao.
Điện Kremlin thừa nhận bất ngờ trước tăng trưởng kinh tế Nga Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga dự kiến tăng 2,8% trong năm nay bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết kết quả này thậm chí vượt ngoài kỳ vọng của giới chức Nga. Điện Kremlin ở Moskva, Nga ngày 18/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 4/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố...