Các kiểu bún riêu khác lạ cho ngày mưa
Ngoài món bún riêu truyền thống, bạn có thể lựa chọn nhiều biến tấu khác nhau về cách chế biến và thưởng thức để tránh nhàm chán.
Bún riêu là đặc sản có nguồn gốc miền Bắc. Vị ngọt đậm, nước dùng chua dịu, phảng phất mùi cua đồng trong bát bún riêu được lòng nhiều thực khách khắp 3 miền. Vào những ngày mưa, bạn có thể trổ tài đãi cả nhà bằng những biến tấu bún riêu khác lạ dưới đây.
Bún riêu chấm là lựa chọn hấp dẫn cho bữa ăn gia đình vào những ngày cuối tuần. Cách làm món ăn này khá đơn giản. Mỗi suất gồm 3 phần, nước dùng, nước chấm và bún lá. Nước dùng được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như cà chua, riêu, đậu rán, chả cua, chả bề bề, rau muống chẻ và hoa chuối.
Khi thưởng thức, bạn sẽ chấm bún lá vào bát nước mắm đậu phộng. Các nguyên liệu để làm loại nước chấm này là đậu phộng, tỏi, ớt, đường, nước mắm, chanh, muối, tắc, bột ngọt… Đậu phộng giã càng nhuyễn, nước mắm sẽ ngon hơn.
Nếu muốn nước mắm có độ sệt, bạn cho lên bếp đun sôi, thêm vào một ít bột bắp và khuấy đều.
Nước dùng nên được thưởng thức khi nóng hổi, dậy mùi cua và vị đậm đà. Ảnh: Khanhhuyenh2.
Bún riêu tóp mỡ
Video đang HOT
Tóp mỡ là thành phần khiến bát bún riêu trở nên khác biệt so với cách chế biến truyền thống. Mùi thơm và độ giòn rụm của tóp mỡ giúp việc thưởng thức món bún riêu trở nên thú vị và lạ lẫm. Bát bún riêu tóp mỡ đúng chuẩn phải có nước dùng đậm đà dậy mùi riêu và hương thơm ngậy của hành khô, tóp mỡ.
Bạn nên cho ít muối vào khi chế biến tóp mỡ để vị thêm đậm đà. Bát bún thêm bắt mắt và đầy đủ dinh dưỡng hơn khi có thêm các loại topping giò, mọc, thịt bò, đậu… và đĩa quẩy nóng ăn kèm.
Tóp mỡ nên cho vào sau cùng để giữ độ giòn. Ảnh: T rangnhimtron.
Tương tự bún riêu tóp mỡ, cách làm món ăn này không quá khác công thức truyền thống. Bạn chỉ việc cho thêm trứng vịt lộn vào bát bún riêu. Trứng vịt lộn giúp món ăn thêm ngọt, béo và bùi. Ở miền Bắc, bạn dễ dàng tìm thấy một quán vỉa hè để thưởng thức bát bún riêu trứng vịt lộn nóng hổi vào ngày mưa.
Tuy nhiên, điều đó không phổ biến ở TP.HCM. Công thức chế biến món ăn này khá đơn giản cho bạn vào bếp trổ tài. Món ăn đạt chuẩn là khi thưởng thức, bạn cảm nhận được vị nước dùng ngọt nhẹ, miếng đậu dai mềm, giò tai giòn sật, thịt bò chần mềm, trứng vịt lộn béo bùi.
Một bát đầy đủ phải có bún, nước dùng, riêu, đậu rán mềm, giò tai, bò chần, trứng vịt lộn, rau sống xắt nhỏ. Ảnh: Bachuaviahe.
Bát canh bún riêu thanh mát là sự lựa chọn hấp dẫn vào những ngày oi bức. Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở món ăn này là sợi bún to hơn. Thay vì sử dụng rau sống cắt nhỏ, canh bún riêu dùng kèm rau muống hoặc cần luộc và lá hẹ. Nước dùng được ninh từ giò heo trong khoảng một tiếng.
Nếu không thích mất thời gian làm riêu cua, bạn có thể thay thế bằng thịt lợn xay nhuyễn cùng tôm khô, trứng rồi vo thành viên và đem hấp. Cuối cùng, bạn cho rau muống và bún tươi ra tô sau đó rưới nước lèo cùng các nguyên liệu đậu rán, hành phi, tóp mỡ, huyết, cà chua… lên. Thời gian làm món ăn này mất khoảng 2 tiếng.
Để dậy mùi thơm hấp dẫn cho món ăn, bạn nên cho thêm mắm tôm vào nước dùng. Ảnh: Bachuaviahe, quynhnhu512.
Quán bún riêu 3 thập kỷ không đổi vị ở Đà Lạt
Tô bún cô Lan có riêu cua thơm nức mũi, nước dùng đậm đà, vị chua chua ngọt ngọt khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Bún riêu không nổi bật trên bản đồ ẩm thực Đà Lạt, nhưng nếu có dịp thưởng thức, bạn sẽ nhận ra món này mang nét rất riêng, không giống bún riêu ở các thành phố khác. Và nhắc đến bún riêu Đà Lạt thì không thể bỏ qua quán bún đã gần 30 năm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, ngay khu Hòa Bình, một trong những địa chỉ ăn xế được người địa phương ưa chuộng.
Cô Lan - chủ quán bún.
Quán do cô Lan mở bán từ những năm 1990, ban đầu chỉ là một tiệm bún nhỏ, sau mới cải tạo rộng hơn một chút. Quán bình dân nên bàn ghế đủ kiểu cao thấp khác nhau gộp lại, khách ngồi chen chúc nhưng không khiến mọi người khó chịu. Một thực khách nữ chia sẻ, có lẽ nhờ thời tiết Đà Lạt lạnh nên đôi khi người ăn phải ngồi san sát vào giờ cao điểm nhưng không gây ngộp thở. Ngược lại, chị cảm thấy ấm áp hơn. Mỗi ngày, cô Lan bán hàng trăm tô, đặc biệt có khi lên đến 500 tô vào mùa du lịch cao điểm hay dịp cuối tuần.
Bếp của cô Lan chiếm một góc nhỏ ngay cửa tiệm, phía trên treo chiếc biển hiệu vẽ theo kiểu chữ xưa, khó nhận thấy. Vì thế đi ngang qua đây, bạn phải để ý kỹ. Nồi nước lèo với lớp váng dầu vàng ươm, trông hấp dẫn luôn sôi sùng sục trên bếp than, dậy mùi thơm nức mũi. Từ lúc mở cửa đến khi dọn hàng, cô Lan ngồi vị trí này, luôn tay múc bún cho khách.
Nồi nước lèo luôn nóng hổi.
Quán chỉ bán đúng một món bún riêu nên không có thực đơn. Nếu không thích thành phần nào trong món bún thì bạn có thể dặn riêng phục vụ. Và điều níu chân thực khách gần ba thập kỷ nay là nhờ hương vị của nước lèo vẫn giữ nguyên. Nước hầm xương trong nhiều giờ, nấu với riêu cua, cà chua, huyết... Tất cả được nêm nếm vừa miệng, không quá ngọt và lẫn chút vị chua nên khá dễ ăn.
Tô đầy đủ gồm một miếng riêu to, vài lát huyết, xương heo mềm rục, rưới đầy nước lèo và thêm hành lá. Khi ăn, bạn vắt thêm lát chanh, nêm một chút mắm tôm cho hợp khẩu vị là đúng điệu. Nước bún riêu nóng hổi, thoảng mùi thơm của riêu, mắm, hành ngò làm ấm bụng. Như nhiều món bún khác ở Đà Lạt, bún riêu cũng ăn kèm với đĩa rau sống gồm giá, xà lách... bào mỏng. Rau tươi giúp món ăn không bị ngấy, lại no hơn. Bạn có thể nhờ cô Lan trụng sơ rau trước khi thưởng thức.
Tô bún đầy đủ.
Một suất ăn có giá từ 25.000 đến 35.000 đồng, vừa đủ lấp đầy chiếc bụng rỗng của bạn cho giờ ăn xế. Người ăn khỏe có thể dễ dàng chén hai tô một lúc. Mỗi ngày, cô Lan đi chợ vào buổi sáng, chuẩn bị nấu bún nên quán chỉ mở bán từ 14h, tới khoảng 20h là hết sạch. Tầm 17-18h, quán khá đông người địa phương lẫn du khách ghé ăn. Vì là quán gia đình nên thỉnh thoảng phục vụ hơi chậm, rối tuy nhiên không đáng kể. Bên cạnh đó, tuyến đường này nằm trong khu phố đi bộ, đồng thời trước quán không có nhiều chỗ để xe nên hơi bất tiện nếu bạn đi xe máy.
Không gian bên trong quán.
Bạn thích ăn bún riêu kiểu nào? Cô bạn theo chồng định cư ở Cộng hòa Dominica nhắn tin than thở: "Thèm bún riêu đến cháy lòng, làm sao bây giờ?". Hơn ai hết, tôi hiểu cái nỗi thèm đó, nó hành người ta đến cồn cào gan ruột, bần thần tâm trí và khiến vị giác như vô cảm với mọi món ngon vật lạ khác trên đời. Đó...