Các khoản nợ của Chính phủ đều được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong tháng 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thực hiện trả nợ của Chính phủ khoảng 171.474 tỷ đồng, bằng 46,8% kế hoạch đề ra. Các khoản nợ của Chính phủ đều được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Năm 2020, việc huy động vốn vay của Chính phủ được thực hiện căn cứ Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2020.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, trên cơ sở Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 65/2020/TTr-BTC của Bộ Tài chính, dự kiến kế hoạch huy động vốn vay của Chính phủ năm 2020 khoảng 501.461 tỷ đồng, trong đó vay trong nước là 394.040 tỷ đồng và vay nước ngoài là 107.421 tỷ đồng (bao gồm cho vay lại).
Tính đến ngày 10/6/2020, vay trong nước của Chính phủ toàn bộ từ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) đạt tổng khối lượng phát hành là 76.783 tỷ đồng, tương đương 25% kế hoạch cả năm. Ước tổng khối lượng TPCP phát hành tính đến hết tháng 6/2020 là khoảng 90.000 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch cả năm.
Trong tháng 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thực hiện trả nợ cua Chinh phu khoảng 171.474 tỷ đồng (bằng 46,8% kế hoạch), trong đó trả nợ trong nước là 129.938 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.536 tỷ đồng. Các khoản nợ của Chính phủ đều được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Trong khi đó, đối với vay nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2020 (tính đến 10/6/2020), Bộ Tài chính thực hiện ký kết 5 hiệp định vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với tổng trị giá 533,2 triệu USD (gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019). Lũy kế giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài 6 tháng đầu năm là 768 triệu USD, tương đương khoảng 17.821 tỷ đồng, trong đó cấp phát khoảng 356 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 412 triệu USD, đạt khoảng 16,6% kế hoạch cả năm.
Về phương án vay để tái cơ cấu danh mục TPCP, Bộ Tài chính cho biết hiện đang phối hợp với Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tìm hiểu ý kiến các nhà tạo lập thị trường để có căn cứ thực hiện hoán đổi TPCP năm 2020 nhằm giãn đỉnh nợ năm 2021 và giảm nghĩa vụ trả nợ lãi cho NSNN, đảm bảo nguyên tắc ngang giá trị thị trường các trái phiếu tại thời điểm hoán đổi, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư và NSNN.
Dự kiến, khối lượng hoán đổi TPCP trong năm 2020 khoảng 10-20.000 tỷ đồng, để hoán đổi trái phiếu đáo hạn năm 2021 có lãi suất từ 6% trở lên và trái phiếu đáo hạn sau năm 2021 có lãi suất từ 8% trở lên (dự kiến TPCP bị hoán đổi là 36 mã TPCP, chiếm khoảng 12% dư nợ danh mục TPCP). Dự kiến, thời điểm thực hiện là từ quý III/2020, theo phương thức đấu thầu thủ công qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Một trong những vấn đề được dư luận hết sức quan tâm là thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ cũng cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từ đó phần nào ảnh hưởng thu NSNN và nguồn lực để chi trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã thực hiện trả nợ cua Chinh phu khoảng 171.474 tỷ đồng (bằng 46,8% kế hoạch), trong đó trả nợ trong nước là 129.938 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 41.536 tỷ đồng. Các khoản nợ của Chính phủ đều được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Video đang HOT
Về dư nợ Chính phủ, ước dư nợ Chính phủ đến ngày 10/6/2020 khoảng 2.882,2 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ trong nước của Chính phủ khoảng 1.793,9 nghìn tỷ đồng, nợ nước ngoài khoảng 1.088,2 nghìn tỷ đồng.
Theo Điều 54 Luật Quản lý nợ công 2017, việc huy động vốn vay phải bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công và chủ động bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động đến quy mô nợ công, trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.
Việc chi trả các khoản nợ của NSNN được thực hiện như sau: Chi trả lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ các khoản nợ theo dự toán NSNN hằng năm đã được cấp có thẩm quyền quyết định; Bảo đảm nguồn bội thu, tăng thu so với dự toán, tiết kiệm chi, kết dư NSNN và các nguồn hợp pháp khác để trả các khoản nợ gốc đầy đủ, đúng hạn; Vay mới để trả nợ gốc phải nằm trong tổng mức vay của NSNN hằng năm được Quốc hội quyết định. Đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Theo Luật Quản lý nợ công 2017, nợ Chính phủ bao gồm: Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ; Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài; Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Sản xuất công nghiệp tìm hướng đi mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Chính phủ và thành phố cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và ổn định sản xuất.
Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất tại một công ty sợi. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Tình hình sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang nỗ lực tìm hướng đi mới để vượt khó.
Đặc biệt, trước dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức do những diễn biến mới của dịch COVID-19, các sở, ngành thành phố đang đồng hành cùng doanh nghiệp nỗ lực sản xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn ở mức cao nhất có thể.
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 3 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong tháng 3/2020, chỉ số IIP tăng 3,4% so với tháng 2/2020 và giảm 6,6% so cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo của sở, ngành cũng cho thấy chỉ có một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 tăng cao hơn chỉ số sản chung của toàn ngành công nghiệp như sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 12,2%; sản xuất sản phẩm điện tử tăng 11,5%; sản xuất da và sản phẩm liên quan tăng 2,9%.
Các ngành công nghiệp chủ yếu còn lại có chỉ số IIP thấp hơn chỉ số chung của toàn ngành.
Đơn cử, chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7% so cùng kỳ 2019; trong đó, ngành chế biến lương thực, thực phẩm tiếp tục giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Cùng với đó, một số doanh nghiệp lớn tiếp tục dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang tỉnh khác. Trong khi đó, ngành sản xuất đồ uống tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cùng Luật Phòng chống tác hại rượ-u, bia năm 2019.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 bằng cùng kỳ năm 2019 và tăng hơn 1,0 điểm phần trăm so với chỉ số IIP chung của toàn ngành công nghiệp. Trong số đó, có hai trong 4 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ - ngành hóa dược tăng 8,0% và ngành sản xuất điện tử tiếp tục tăng 11,5%.
Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và ổn định sản xuất. Thực trạng doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang những quốc gia khác sẽ tiếp tục gây gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm khá mạnh so cùng thời điểm năm 2019. Đây cũng là vấn đề thách thức đối với doanh nghiệp và toàn ngành công nghiệp thành phố trong thời gian tới.
Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho hay ở lĩnh vực xuất khẩu, tính chung 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 9,85 tỷ USD, tăng 7,5 % so cùng kỳ năm 2019; còn kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt hơn 9,28 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với doanh nghiệp Tành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,15 tỷ USD (tăng 31,6% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 23,4% tỷ trọng xuất khẩu).
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,58 tỷ USD (tăng 5,9% so cùng kỳ và chiếm 17,2% tỷ trọng xuất khẩu); tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 777,2 triệu USD (giảm 1,8% so cùng kỳ và chiếm 8,5% tỷ trọng xuất khẩu).
Riêng đối với những thị trường mà Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thì giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm.
Điển hình, xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,15 tỷ USD, giảm 8,4% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Đầu tư theo xu hướng thị trường
Theo các chuyên gia, dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi lao động tham gia sản xuất sụt giảm và thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Đặc biệt, những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu gặp nhiều thách thức hơn để duy trì và ổn định sản xuất.
Đáng chú ý, vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông qua việc triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu doanh nghiệp tự đánh giá mức rủi ro và lãnh đạo quận, huyện sẽ rà soát.
Ngoài ra, Bộ chỉ số được thành phố triển khai trên tinh thần ủng hộ sản xuất nhưng phải đảm bảo an toàn, nên doanh nghiệp cần chủ động các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng hành cùng thành phố.
Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu May Phương Nam (quận Gò Vấp). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Trước bối cảnh sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như xu thế "ảm đạm" trên cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Vinamit cho rằng cần có tâm thế chủ động ứng phó với diễn biến thị trường và giải bài toán khủng hoảng. Tuy nhiên, những điều này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải có sự linh hoạt trong quản trị sản xuất kinh doanh, cũng như quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, phải luôn bám sát thông tin thị trường để khi xuất hiện nguy cơ, rủi ro... có thể kịp thời xử lý và vượt qua.
Để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và chia sẻ khó khăn chung của khách hàng trong mùa dịch COVID-19, bà Nguyễn Thùy Ngân, Giám đốc thương hiệu SolarBK cho biết, SolarBK triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng.
Theo ghi nhận thực tế trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tìm ra hướng đi mới để vượt khó.
Ngoài việc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bắt tay đầu tư và trực tiếp thực hiện khâu quảng bá, tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm và giao hàng tay người tiêu dùng, còn có những doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, tung ra thị trường những dòng sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và xu hướng thị trường hiện nay./.
Mỹ Phương
Kinh tế sẽ hồi phục trong quý III/2020 GDP quý II năm nay ước chỉ tăng khoảng 2% so với quý II năm 2019, chỉ số VN-Index giảm 28%, xuất khẩu giảm khoảng 25%. Dự kiến, từ quý III tăng trưởng phục hồi. Đây là thông tin được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách ứng phó của...