Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt
Hẻm núi lớn ( Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút.
Hai hẻm núi lớn ở lưu vực Schrdinger trên mặt trăng. ẢNH: NASA
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về độ dài thời gian là do hai hẻm núi lớn trên mặt trăng được hình thành khi một tiểu hành tinh hoặc sao chổi lao vào bề mặt chị Hằng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.
“Vụ va chạm dữ dội kéo theo một loạt các sự kiện quy mô nhỏ hơn, cho phép tạo nên hình dạng của những hẻm núi đó trong vòng 10 phút”, NPR dẫn lời tác giả David Kring của Viện Mặt trăng và Hành tinh USRA ở Houston ( bang Texas, Mỹ).
Hai hẻm núi lớn, lần lượt có tên gọi Vallis Schrdinger và Vallis Planck, nằm ở phần xa của mặt trăng thuộc lưu vực Schrdinger nên không thể quan sát được từ trái đất. Mỗi hẻm núi đều có chiều dài 265,5 km và sâu hơn 2,4 km. Còn lưu vực Schrdinger là kết quả của một vụ va chạm cách đây khoảng 3,8 tỉ năm.
“Đây là những hẻm núi khác thường, nhưng chúng ẩn mặt và có phần bí ẩn vì nằm ở phần xa của mặt trăng, thuộc vùng Nam Cực”, chuyên gia Kring cho biết.
Phát hiện tiểu hành tinh có khả năng đâm vào trái đất năm 2032
Để hiểu thêm câu chuyện đằng sau lưu vực Schrdinger và hai hẻm núi đồng hành, chuyên gia Kring đã lập nhóm với nghiên cứu sinh Danielle Kallenborn và giáo sư Gareth Collins của Đại học Hoàng gia London (Anh).
Cùng nhau, họ sử dụng hình ảnh do Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) để lập bản đồ lưu vực, các hẻm núi và những phần đá rơi trở lại bề mặt sau vụ va chạm kinh hoàng.
Khi tiểu hành tinh hoặc sao chổi lao vào mặt trăng, tốc độ của nó lên đến 61.155 km/giờ và có thể xuyên qua độ sâu đến 24 km. Trong quá trình này, các mảnh vụn đất đá bốc lên và một trận mưa khổng lồ chỉ toàn đá trút xuống. Hai hẻm núi được tượng hình từ sự kiện đó.
Năng lượng cần thiết để đẽo khắc hai hẻm núi lên trên mặt trăng cao gấp 1.200 đến 2.200 lần vụ nổ mở rộng Kênh đào Panama, hoặc gấp hơn 700 lần so với tổng sức công phá của các vụ thử hạt nhân do Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc từng thực hiện, và lớn gấp 130 lần hơn năng lượng có thể phóng thích từ các kho vũ khí hạt nhân trên toàn cầu trong trường hợp được kích nổ đồng loạt.
Những sự kiện thiên văn học lớn nhất năm 2025
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều sự kiện thiên văn học hấp dẫn.
Ngày 28/2: Tất cả các hành tinh "thẳng hàng" trên bầu trời
Cả bảy hành tinh khác trong hệ mặt trời sẽ cùng xuất hiện trên bầu trời Trái đất trong hiện tượng "diễu hành hành tinh" đặc biệt. Dù hiện tượng này không phải là hiếm và không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy hết cả 7 hành tinh trên bầu trời đêm cùng một lúc, sự kiện tháng 2 này vẫn đáng chú ý.
Theo đó, người quan sát có thể cần kính viễn vọng mới thấy sao Thiên Vương và sao Hải Vương, nhưng Sao Hỏa, sao Mộc, sao Kim, sao Thủy và sao Thổ đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngoài ra để quan sát các hành tinh, bạn sẽ phải căn thời gian thật tốt: Sao Thổ và sao Thủy (cũng như sao Hải Vương) sẽ ở gần Mặt Trời khi hoàng hôn buông xuống, khiến chúng khó nhìn thấy hơn.
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều sự kiện thiên văn học hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
Ngày 14/3: Nguyệt thực toàn phần
Đôi khi, trăng tròn được gọi bằng những cái tên đầy màu sắc: Trăng xanh thực ra không phải màu xanh, và trăng hồng thực ra không phải màu hồng. Nhưng trong nguyệt thực toàn phần vào ngày 14/3, bạn thực sự có thể thấy mặt trăng chuyển sang màu đỏ thẫm.
Trong nguyệt thực toàn phần lần này, trăng tròn sẽ đi qua bóng tối của Trái đất. Ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt trăng sẽ được lọc qua bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, làm tán xạ ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn và cho phép ánh sáng đỏ đi qua.
Điều này khiến vệ tinh tự nhiên của chúng ta chìm trong ánh sáng mang màu như gỉ sét, mang đến cho sự kiện thiên thể này biệt danh: Trăng máu.
Ngày 29/3: Nhật thực một phần
Sau nguyệt thực toàn phần vào tháng 3, mặt trời sẽ tạo bóng của mặt trăng trên một phần địa cầu trong nhật thực một phần, với góc nhìn đẹp nhất là từ một số vùng ở Canada, nơi có tới khoảng 93 phần trăm mặt trời bị khuất.
Không giống như nhật thực ngày 8/4/2024, lần này sẽ không có bất kỳ giai đoạn toàn phần nào. Nhưng qua một cặp kính nhật thực, người xem có thể thấy mặt trăng "cắn" một phần mặt trời, che khuất một phần bề mặt của nó.
Nhật thực này sẽ theo một đường đi qua nhiều châu lục, bao gồm một phần Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.
Một nhật thực một phần khác sẽ xảy ra vào ngày 21/9, nhưng lần đó sẽ chỉ có thể nhìn thấy từ Australia, Nam Cực, New Zealand và các khu vực phía Nam Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Sao Thổ sẽ đi vào vị trí đối diện Trái đất trong năm 2025.
Ngày 21-22/4: Mưa sao băng Lyrid
Sau một vài tháng tương đối yên tĩnh, mỗi năm, mưa sao băng Lyrid sẽ khởi động một loạt các trận mưa kéo dài trong suốt cuối mùa xuân, mùa hè, mùa thu và đầu mùa đông. Mưa sao băng Lyrid sẽ hoạt động từ khoảng ngày 15/4 đến ngày 30/4, với tốc độ sao băng cực đại xảy ra từ ngày 21 đến 22/4.
Khung thời gian hẹp này sẽ thấy khoảng 10 đến 15 sao băng mỗi giờ trong điều kiện lý tưởng là bầu trời không mây và tối, nhưng mặt trăng sẽ tròn một nửa, tạo ra chút cản trở khi quan sát. Bạn có thể tránh ánh sáng chói của mặt trăng bằng cách quan sát cuối buổi tối 21/4, theo EarthSky.
Ngày 12-13/8: Mưa sao băng Perseid
Mỗi tháng 8, những người quan sát bầu trời lại mong chờ trận mưa sao băng Perseid hàng năm. Cảnh tượng ngoạn mục này, một trong những trận mưa sao băng dày nhất trong năm, diễn ra vào mùa hè.
Trong điều kiện lý tưởng, người xem có thể phát hiện hơn 100 sao băng mỗi giờ vào những đêm đạt cực đại của trận mưa sao băng. Vào năm 2025, thời điểm đó rơi vào đêm 12/8 đến sáng 13/8.
Mưa sao băng Perseids xuất phát từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, một vật thể tương đối lớn mất 133 năm để quay quanh mặt trời.
Đối với người quan sát trên mặt đất, các thiên thạch dường như bắt nguồn từ chòm sao Perseus, một điểm được gọi là điểm tỏa sáng của trận mưa sao băng. Nhưng những thiên thạch sáng và nhanh này có thể được nhìn thấy trên khắp bầu trời. Đỉnh điểm có xu hướng tăng dần trong suốt đêm, với trận mưa sao băng đẹp nhất được quan sát ngay trước bình minh.
Năm 2025 có nhiều trận mưa sao băng đáng chú ý.
Ngày 21/9: Sao Thổ đối diện Trái đất
Sao Thổ sẽ đạt đến điểm tối ưu để quan sát vào tháng 9, xuất hiện sáng nhất và lớn nhất. Để nhìn thấy các vành đai của nó, bạn sẽ cần sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm xa, còn bản thân sao Thổ có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt trời, Trái đất và sao Thổ sẽ tạo thành một đường thẳng, với mặt được chiếu sáng hoàn toàn của hành tinh khí khổng lồ hướng về phía chúng ta.
Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconid
Mưa sao băng Draconid thường yếu, nhưng một số năm đã tạo ra "bùng nổ" hoặc thậm chí là "cơn bão" sao băng dồi dào. Nếu may mắn, các nhà thiên văn học cho biết đây có thể là một trong những năm như vậy.
Draconid được tạo ra khi Trái đất di chuyển qua một vệt mảnh vỡ do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại. Khi những mảnh đá và bụi nàymột số nhỏ như hạt cátva chạm với bầu khí quyển của Trái đất, chúng di chuyển với tốc độ khoảng 13 dặm một giây và bốc cháy thành những vệt sáng rực.
Vụ "nổ" Draconid gần đây nhất xảy ra vào năm 2018, khi 21P/Giacobini-Zinner vừa đi qua điểm cận nhật, hay điểm gần nhất với mặt trời trên quỹ đạo 6,6 năm của nó. Năm đó, người xem ở châu Âu ghi nhận có tới hơn 100 sao băng mỗi giờ.
Ngày 22/10: Trận mưa sao băng Orionid
Trận mưa sao băng Orionid đạt cực đại sẽ trùng với kỳ trăng non trong năm nay, tạo điều kiện quan sát lý tưởng.
Được đặt theo tên của thợ săn thiên thể, trận mưa sao băng Orionid có thời gian kéo dài, từ ngày 26/9 đến ngày 22/11. Đỉnh điểmtrong đó có thể nhìn thấy 10 đến 20 sao băng mỗi giờ dưới bầu trời tối không có trăngsẽ rơi vào khoảng ngày 22/10. Bạn có thể muốn dành nhiều đêm để ngắm và chờ đợi trận mưa sao băng này và hãy kiên nhẫn nếu bạn không nhìn thấy sao băng ngay lần đầu tiên.
Orionids được tạo ra bởi vệt mảnh vỡ do sao chổi Halley để lại, sao chổi này quay quanh mặt trời một vòng sau mỗi 76 năm.
Sao băng Orionid.
Ngày 5/11: Siêu trăng gần nhất trong năm
Siêu trăng không phải là hiếm, và các siêu trăng thường xuất hiện liên tiếp. Năm nay, siêu trăng xảy ra vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12, sau đó là siêu trăng thứ tư để kết thúc chuỗi vào tháng 1 năm 2026. Nhưng Mặt trăng của tháng 11 sẽ là mặt trăng gần Trái đất nhất trong số tất cả, ở khoảng cách 357.218 km.
Ngày 13/12: Mưa sao băng Geminid
Mưa sao băng Geminid là một trong những sự kiện thiên thể được mong đợi nhất mỗi năm.
Trận mưa sao băng này kéo dài từ ngày 1/12 đến ngày 21/12, sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 13 đến ngày 14/12. Trong khoảng thời gian hẹp đó, có tới khoảng 120 thiên thạch mỗi giờ sẽ lướt qua bầu trời, có thể nhìn thấy rõ nhất trong điều kiện tối hoàn hảo.
Trong khi nhiều trận mưa sao băng hàng năm khác là do vệt mảnh vỡ của sao chổi gây ra, thì nguồn gốc của trận mưa sao băng Geminid lại bí ẩn hơn một chút. Các nhà thiên văn học biết rằng các mảnh vỡ Geminid đến từ một thiên thể có tên là 3200 Phaethon, nhưng bản chất của loại thiên thể này vẫn chưa được khám phá.
"Mặt trăng thứ 2" của Trái Đất có nguồn gốc bất ngờ "Mặt trăng thứ 2" 2024 PT5 có thành phần kỳ lạ, không giống bất kỳ loại tiểu hành tinh nào khoa học từng ghi nhận. Trong tháng 1 này, nhân loại sẽ chứng kiến sự áp sát của 2024 PT5, vật thể thường được gọi là "mặt trăng thứ 2 của Trái Đất". Nó là một trong những vật thể gây bối rối...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm

Bé 2 tuổi đi lạc vào khu vực hoang dã, được giúp đỡ bởi một chú chó lạ

Phát hiện khối vàng nguyên chất trị giá 2,4 tỷ đồng dưới gốc cây

Hé lộ một loài người chưa từng biết tới từ 5 ngôi mộ cổ ở Israel

Ngôi mộ cổ bí ẩn hé lộ chương sử bị lãng quên của Ai Cập cổ đại

Phát hiện 'song sinh' thất lạc từ lâu của Dải Ngân hà

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Cần thủ câu được con cá khổng lồ 2,2 mét, nặng 70kg trong hồ

Xem robot lần đầu chạy thi bán marathon với con người

Quốc đảo hẹp nhất thế giới ăn mừng vì có máy ATM đầu tiên, thủ tướng ca ngợi đây là 'cột mốc quan trọng' với đất nước

Mỹ tuyên bố sở hữu công nghệ 'bẻ cong thời gian và không gian', tiến xa vào ranh giới vô tận

Ca sỹ đi máy bay 4 tiếng mỗi ngày đến trường học
Có thể bạn quan tâm

Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt
Trắc nghiệm
16:18:23 22/04/2025
Phóng to giỏ xe đạp của thanh niên vượt gần 1.800 km vào TP.HCM đang nổi tiếng: Thua quán tạp hóa cái mặt bằng!
Netizen
16:16:08 22/04/2025
Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện
Thế giới số
16:14:57 22/04/2025
Benzema khiến Ronaldo tan mộng vô địch
Sao thể thao
16:01:38 22/04/2025
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại
Tin nổi bật
15:56:53 22/04/2025
Smartphone Android khó có thể 'trụ vững' đến 7 năm?
Đồ 2-tek
15:45:36 22/04/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn
Thế giới
15:27:02 22/04/2025
Trò lố bất chấp của Angela Phương Trinh khi bán hàng livestream
Sao việt
15:23:34 22/04/2025
Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
Hậu trường phim
15:19:26 22/04/2025
Mỹ nam tuyệt sắc lướt qua khung hình mà thành "chấp niệm" của triệu khán giả
Phim châu á
15:08:00 22/04/2025