Các hãng viễn thông Nhật Bản đồng loạt từ chối sản phẩm Trung Quốc
Ba hãng viễn thông lớn nhất Nhật Bản là NTT Docomo, KDDI và Softbank mới đây đã quyết định không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc dùng cho các trạm thu phát sóng mạng 5G sắp được triển khai.
Một trạm phát sóng 5G của Huawei được đặt trên nóc một tòa nhà ở Tokyo. (Nguồn: nikkei.com)
Ba hãng viễn thông lớn nhất Nhật Bản là NTT Docomo, KDDI và Softbank mới đây đã quyết định không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc dùng cho các trạm thu phát sóng mạng 5G sắp được triển khai tại nước này.
Rakuten, hãng viễn thông sẽ đi vào hoạt động từ năm 2019, cũng đưa ra quyết định tương tự.
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn nguồn tin của báo Nihon Keizai cho biết hiện Softbank là hãng viễn thông duy nhất sử dụng một số thiết bị của hãng ZTE và Huawei (Trung Quốc) để cung cấp dịch vụ 4G tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định loại các sản phẩm Trung Quốc ra khỏi danh sách các nhà cung cấp khi mua sắm công vì lo ngại vấn đề an ninh, Softbank cũng buộc phải tính tới khả năng sẽ đổi sang sử dụng thiết bị của một hãng khác.
Video đang HOT
NTT Docomo mặc dù đang tiến hành một số chương trình thử nghiệm mạng 5G với Huawei nhưng cũng chủ trương tới đây sẽ không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc cho mạng 5G với lý do gặp trục trặc về mặt kỹ thuật.
Rakuten, hãng điện thoại sẽ chính thức hoạt động từ tháng 10/2019, cũng cho biết không có ý định sử dụng các thiết bị truyền thông của Trung Quốc. Trước đó, Rakuten thông báo sẽ dùng các sản phẩm của hãng Nokia (Phần Lan) để sử dụng cho mạng 4G của nhà mạng mới này.
Một nhà mạng khác là KDDI hiện hoàn toàn không sử dụng các thiết bị của Trung Quốc cho trạm thu phát sóng 4G, đồng thời cũng cho biết họ sẽ không sử dụng sản phẩm của Trung Quốc với mạng 5G.
Trước đó, ngày 10/12, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc như Huawei và ZTE cho các dự án công. Hiện nay, Tokyo chưa đưa ra giới hạn với các hãng viễn thông trong nước về việc sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà mạng nội địa đều quyết định không dùng sản phẩm của Trung Quốc do lo ngại sẽ bị tổn thất và không kịp trở tay một khi chính quyền Tokyo đưa ra lệnh cấm tương tự.
Các hãng viễn thông Nhật Bản đang gấp rút đầu tư chuẩn bị hạ tầng cho mạng 5G trong thời gian tới. Dự kiến, mạng 5G sẽ được cung cấp thử nghiệm trong năm 2019 và đi vào hoạt động chính thức tại Nhật Bản trước khi diễn ra Olympic Tokyo 2020.
Theo Báo Mới
Apple bật mí chữ 'S' và 'R' trong iPhone Xs/Xr thật ra chả có ý nghĩa gì cả
Nếu hậu tố 'S' trong iPhone 3Gs được Apple xác nhận là viết tắt của từ 'Speed' và hậu tố 'S' trong iPhone 4s là viết tắt của từ 'Siri' thì những phiên bản sau hậu tố 'S' sẽ có nghĩa là gì? Hay hậu tố 'R' trong iPhone Xr có ý nghĩa ra sao? Liệu bạn đã từng thắc mắc hay chưa?
Bắt đầu từ thời iPhone 3GS, Apple đã luôn thêm hậu tố "S" cho những phiên bản iPhone nâng cấp và cải tiến sau một năm ra mắt thế hệ iPhone đổi mới. Mặc dù, trong những năm gần đây, các sản phẩm của Apple không có nhiều đột phá như những năm đầu, tuy nhiên thông lệ đặt thêm hậu tố này vẫn không thay đổi.
Với bộ 3 iPhone 2018 vừa được Apple ra mắt cách đây không lâu, chúng ta lại có thêm một phiên bản với hậu tố "R" trong iPhone Xr.
Qua nhiều thế hệ, trừ iPhone 3GS với hậu tố "S" được Apple xác nhận là viết tắt của từ "Speed" và hậu tố "S" trong iPhone 4S là viết tắt của từ "Siri", thì Apple chưa bao giờ tiết lộ thêm cho người hâm mộ biết hậu tố "S" trong những phiên bản sau đó là gì. Điều này khiến không ít người hâm mộ Apple không khỏi tò mò và tự đoán rằng đó là Security (bảo mật), Sensitivity (độ nhạy),...
Tuy nhiên, trong một buổi phỏng vấn với tờ Engadget mới đây, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng marketing toàn cầu của Apple - Phil Schiller vừa tiết lộ thực chất nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Cụ thể, trong buổi phỏng vấn với trang Engadget, Phil Schiller được hỏi về cách đặt tên iPhone trong thời gian gần đây của công ty, cụ thể là hai hậu tố "S" và "R" sau tên sản phẩm chính. Và câu trả lời của ông đó là thực chất nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
Dù vậy, Schiller cũng cho biết, đối với cá nhân ông, ông là người rất yêu xe và thấy rằng R và S và những ký tự dùng trong những dòng xe thể thao đặc biệt. Ví như Porsche có "RS" ở giữa tên hay Mercedes có dòng "R-Class" và "S-Class").
Mặc dù từ thời iPhone 5s Apple đã thôi không mang thêm những hàm nghĩa khác cho hậu tố "S". Tuy nhiên, nhờ đó mà người dùng lại có thể nghĩ theo nhiều hàm nghĩa mà bản thân mình cảm thấy hợp lý, không phải bị bó hẹp trong một hàm nghĩa nào đó, đây cũng là một điều tốt.
Và cũng có thể đến năm sau Apple lại nghĩ là một hàm nghĩa gì đó hay ho cho hậu tố "S" hay "R" thì sao? Chúng ta hãy cùng chờ xem câu trả lời của Apple nhé!
Theo Báo Mới
Epson mang kính thông minh Moverio về Việt Nam Epson vừa chính thức giới thiệu loạt thiết bị mới của hãng tại Việt Nam, nổi bật có mẫu kính thông minh Moverio giúp trải nghiệm thực tế ảo, áp dụng trong việc dạy học hoặc giải trí. Moverio BT-300 Tại sự kiện diễn ra ở TPHCM, Epson gây chú ý khi trình làng mẫu kính thực tế ảo Moverio BT-300. Mẫu sản...