Các hãng sản xuất ô tô Mỹ chuyển hướng sang các nhà máy không phát thải
General Motors cho biết, nhà máy “ Factory Zero” của họ sẽ khai trương trong chuyến thăm của ông Biden vào ngày 17/11 tới, với sự tham dự của Giám đốc điều hành GM Mary Barra.
Biểu tượng General Motors tại Trung tâm kỹ thuật Warren, Michigan, Mỹ ngày 26/11/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến thăm nhà máy sản xuất xe điện của General Motors (GM) tại Michigan vào tuần tới, khi Nhà Trắng đang thúc đẩy Quốc hội thông qua các ưu đãi thuế lớn cho các loại xe không phát thải.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất của nước Mỹ cho biết, nhà máy “Factory Zero” của họ sẽ khai trương trong chuyến thăm của ông Biden vào ngày 17/11 tới, với sự tham dự của Giám đốc điều hành GM Mary Barra.
Nhà máy này đã hoạt động từ năm 1985 nhưng vào năm 2020, GM cho biết hãng sẽ chuyển mục đích sử dụng của nhà máy này để chuyên sản xuất xe tải và xe thể thao đa dụng (SUV) chạy điện.
Ông Biden sẽ thảo luận về khoản tài trợ 7,5 tỷ USD cho các trạm sạc điện trong dự luật cơ sở hạ tầng được phê duyệt mới đây, cũng như cách thức các loại xe điện giúp giảm lượng khí thải, cải thiện chất lượng không khí và tạo ra “công việc được trả lương cao trên toàn quốc”.
Video đang HOT
Vào tháng 8/2021, ông Biden đã ký một sắc lệnh nhằm hướng tới mục tiêu 50% sản lượng ô tô mới được bán vào năm 2030 là xe điện.
Mục tiêu này, không ràng buộc về mặt pháp lý và bao gồm các mẫu xe plug-in hybrid (xe lai chạy bằng cả xăng và điện), đã giành được sự ủng hộ của các nhà sản xuất ô tô Mỹ và nước ngoài. Họ cho rằng để đạt được mục tiêu này, sẽ cần đến hàng tỷ USD tài trợ của Chính phủ.
Dự luật chi tiêu xã hội và khí hậu trị giá 1.750 tỷ USD được Tổng thống Mỹ đề xuất bao gồm khoản tín dụng thuế dành cho xe điện (EV) lên tới 12.500 USD. Chi phí của khoản tín dụng thuế ước tính khoảng 9,6 tỷ USD và có hiệu lực trong 10 năm.
Dự luật này cũng bao gồm các khoản tín dụng thuế dành cho ô tô điện đã qua sử dụng và khoản tài trợ 3,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất ô tô để chuyển đổi các nhà máy sang dây chuyền sản xuất xe điện và 9 tỷ USD cho Chính phủ và dịch vụ Bưu chính quốc gia mua xe điện và lắp đặt các cơ sở hạ tầng sạc pin.
Ông Biden đã nhiều lần từ chối đưa ra thời gian cụ thể để loại bỏ hoàn toàn các phương tiện mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Các khoản tín dụng thuế dành cho EV sẽ mang lại lợi ích không cân xứng cho Ba nhà sản xuất ô tô lớn của Detroit gồm GM, Ford Motor Co và Stellantis NV – công ty mẹ của Chrysler./.
Các "đại gia" xe hơi cam kết ngừng sản xuất xe sử dụng năng lượng hóa thạch
Sáu hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới cam kết loại bỏ sản xuất phương tiện chạy bằng năng lượng hóa thạch vào năm 2040, trong nỗ lực toàn cầu cắt giảm phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính.
Biểu tượng của hãng xe Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Anh, nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26), tuyên bố cam kết trên sẽ được các hãng ô tô này đưa ra trong ngày họp về vấn đề giao thông vận tải 10/11 trong khuôn khổ hội nghị.
Theo đó, các hãng sản xuất ô tô Volvo (Thụy Điển), Ford và General Motor (đều của Mỹ) và Mercedes-Benz của Daimler AG (Đức), BYD (Trung Quốc) và Jaguar Land Rover - một thương hiệu thuộc hãng Tata Motors (Ấn Độ), dự kiến ký cam kết nói trên vào ngày 10/11 tại hội nghị COP26.
Đáng chú ý, Volvo đã cam kết chuyển hoàn toàn sang động cơ điện vào năm 2030. Chính phủ Anh cũng cho biết vừa có thêm 4 nước, trong đó có New Zealand và Ba Lan, sẽ "gia nhập" cùng các các nước đã cam kết đảm bảo đưa mức phát thải của tất cả xe lưu thông trên đường về bằng 0 muộn nhất vào năm 2040.
Ngoài ra, các công ty, trong đó có hãng bán lẻ thực phẩm Sainsbury's (Anh), và các thành phố trên khắp thế giới cũng sẽ đưa ra tuyên bố chung về nỗ lực "xanh hóa" các phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm 2 hai "đại gia" Toyota Motor Corp (Nhật Bản) và Volkswagen AG (Đức) cùng Trung Quốc, Mỹ - các thị trường tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới - không tham gia cam kết mới nhất trên.
Cam kết mới nhất này cũng không có sự góp mặt của tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới Stellantis cùng các hãng của Honda và Nissan (Nhật Bản), MBW (Đức) và Hyundai (Hàn Quốc).
Sự thiếu vắng các "gương mặt lớn" trên càng nêu bật những thách thức đối với hiệu quả thực hiện cam kết cũng như quá trình chuyển đổi sang một tương lai không phát thải.
Một số hãng sản xuất ô tô quan ngại việc thực hiện cam kết trên đòi hỏi chi phí tốn kém để chuyển đổi công nghệ, trong khi lại thiếu cam kết tương tự từ các chính phủ nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng như trạm sạc điện và mạng lưới điện cần thiết để hỗ trợ xe điện.
Mùa Hè vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất đến năm 2035 cắt giảm 100% lượng khí thải CO2, đồng nghĩa với việc ôtô mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ không được bán tại 27 nước thành viên của khối.
EC cũng đề xuất giảm 55% lượng khí thải CO2 từ ôtô từ nay đến năm 2030 so với mức của năm 2021, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu cắt giảm hiện tại là 37,5%.
Nhằm thúc đẩy doanh số xe điện, EC còn đề xuất một điều luật yêu cầu các nước từ nay đến năm 2025 lắp đặt các điểm sạc điện dọc các con đường lớn với khoảng cách giữa các điểm tối đa 60 km.
Các loại xe điện được sử dụng rộng rãi được dự đoán sẽ tạo ra 3,5 triệu trạm sạc công cộng đến năm 2030 và đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên 16,3 triệu trạm./.
Tranh chấp Canada-Mỹ trong lĩnh vực ô tô điện đang "nóng" lên Bộ Công nghiệp và Đổi mới của Canada ngày 4/11 đã lên tiếng cảnh báo Canada sẽ có biện pháp đáp trả "thích hợp" nếu các khoản khấu trừ thuế khi mua xe điện được Quốc hội Mỹ thông qua. Biểu tượng của hãng sản xuất ô tô General Motors (GM) ở Mỹ. Ảnh: TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng...