Các hãng linh kiện ngắc ngoải trước làn sóng ôtô điện
Chuyên cung cấp van nạp cho động cơ xăng gần 70 năm qua, giờ đây hãng Fuji Oozx đang phải chuyển hướng kinh doanh để tồn tại.
Fuji Oozx là một trong số hàng trăm nhà cung ứng linh phụ kiện ôtô tại Nhật mà sự tồn tại đang bị đe dọa bởi xu hướng chuyển dịch sang xe điện trên khắp thế giới. Suốt gần 70 năm qua, hãng chuyên sản xuất van nạp – một linh kiện quan trọng của mọi mẫu xe chạy xăng, giúp kiểm soát lượng nhiên liệu vào ra khỏi xi-lanh. Van nạp làm từ đồng, vốn nhẹ và chịu nhiệt tốt, sử dụng công nghệ cũ và giờ đây không còn cần đến trên xe điện.
“Chúng tôi phải bắt đầu tìm hướng kinh doanh mới”, Satoshi Tsujimoto, 63 tuổi, chủ tịch Fuji Oozx nói chuyện tại văn phòng của ông trong nhà máy đặt ở tỉnh Shizuoka, một khu vực ven bờ biển Thái Bình Dương. Fuji Oozx cung cấp linh kiện cho các hãng ôtô gồm Toyota và Nissan.
Một công nhân của Fuji Oozx đang kiểm tra van động cơ. Ảnh: Bloomberg
Van cho động cơ tàu thuyền là một lựa chọn nhưng ban giám đốc của Fuji Oozx đang tìm hiểu sang lĩnh vực khác, như các thiết bị y tế. “Chúng tôi không có lựa chọn nhưng cần phải chiến đấu để tồn tại. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trong thập kỷ tới đây”, vị chủ tịch cho biết.
Tình thế khó khăn của Tsujimoto là thứ mà các hãng cung ứng linh kiện ôtô truyền thống khác trên khắp thế giới đang phải đối mặt khi ngành công nghiệp đang ngày càng nhanh chóng rời bỏ dòng động cơ đốt trong. Ngành công nghiệp ôtô dịch chuyển sang xe điện, thì các hãng cung ứng linh kiện cũng phải dịch chuyển sang lĩnh vực mới.
Video đang HOT
Tình huống đặc biệt cấp thiết ở Nhật Bản, nơi chính phủ đặt mục tiêu trung hòa khí thải tính đến hết 2050. Một phần quan trọng của mục tiêu này sẽ là dòng xe “xanh”, thứ hiện chỉ chiếm khoảng 1% ôtô ở quốc gia Đông Á, trong khi ở Trung Quốc là 30%.
Hãng tư vấn quản lý Arthur D. Little (Mỹ) dự đoán nhiều nhất là 300.000 việc làm sẽ biến mất ở Nhật Bản nếu lĩnh vực ôtô chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện, tức khoảng 10% số việc làm hiện nay. Tại Mỹ, con số dự kiến là 75.000 nếu xe điện chiếm khoảng 50% doanh số ôtô nội địa tính đến hết 2030.
“Đó là hội chứng ếch luộc”, Kensuke Sobue từ Arthur D. Little nói. Đó là khi một con ếch sẽ chết từ từ trong nồi nước khi nhiệt độ được tăng từ từ để nó không nhảy ra khỏi nồi dù không có nắp đậy. Hội chứng này ám chỉ những người ngại thay đổi, chậm thích ứng và sẽ tự làm hại mình. Nguy cơ ở Nhật Bản diễn ra khá chậm nhưng việc làm chắc chắn sẽ mất đi khi các quốc gia khác, nhất là Trung Quốc, mạnh mẽ chuyển sang xe điện, tạo ra những cơ hội việc làm mới.
Tỉnh Shizuoka là quê nhà của vô số hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô với một số tên tuổi lớn nhất của ngành công nghiệp này là khách hàng. Đây cũng là một trong những trung tâm quan trọng của Nhật Bản chuyên sản xuất linh kiện cho động cơ đốt trong.
Sau Thế chiến II, Shizuoka trở nên phồn thịnh. Đến hết những năm 1960, thành phố ven biển Hamamatsu – nơi ra đời của các hãng xe Yamaha, Honda và Suzuki – là nơi xuất phát của những mẫu xe hai bánh tỏa đi khắp thế giới.
Sản lượng môtô đạt đỉnh vào đầu những năm 1980, nhưng Hamamatsu đã kịp chuyển hướng sang ôtô máy xăng. Một thập kỷ trước, thành phố có ước tính 2.000 hãng sản xuất linh kiện với gần 100.000 việc làm. Hai lĩnh vực quan trọng khác của Hamamatsu – vải và nhạc cụ – suy giảm khi các trung tâm sản xuất với chi phí rẻ hơn mọc lên khắp châu Á, thì các hãng cung ứng ôtô vẫn đứng vững.
Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi. Honda nói họ sẽ không bán ôtô động cơ đốt trong kể từ sau 2040 và đã thúc giục các nhà cung ứng đi theo xu hướng. Thậm chí Toyota – vốn tỏ ra lạc hậu đối với xe điện – cũng có một loạt mẫu xe dùng pin, như mẫu bZ4X concept hồi tháng 4, và sẽ ra mắt dòng xe điện mới gồm cả hybrid và dùng pin nhiên liệu tính đến hết 2025.
Ôtô truyền thống hiện có khoảng 30.000 linh phụ kiện, nhiều hơn đáng kể so với xe điện – thứ có thể hoạt động mà không cần tới cả một khối động cơ nặng nề, các bơm nhiên liệu hay bộ ống xả. Cuộc cạnh tranh còn có tên một quốc gia đáng gờm là Trung Quốc, nơi chuyên sản xuất ôtô điện cỡ nhỏ giá rẻ.
Một công nhân ở Hamamatsu Gasket đang kiểm tra gioăng quy lát sau khi linh kiện ra khỏi máy ép tự động. Ảnh: Bloomberg
Giới chức địa phương ở Shizuoka nhận thức được cuộc cách mạng đang diễn ra. Trong 2018, họ thành lập một viện nghiên cứu ôtô thế hệ mới nhằm giúp các hãng cung ứng phát triển linh kiện mới cho xe điện. Nhưng trong khi các nhà cung ứng lớn hơn đang lập kế hoạch thích ứng, thì các hãng nhỏ hơn vẫn đang ngủ yên. “Chúng tôi sẽ đánh thức họ dậy”, Eiji Mochizuki, người đứng đầu viện nghiên cứu cho biết.
Nhưng nói thì dễ hơn làm. Nhiều hãng cung ứng nhỏ từng sống sót trong “đường tơ kẽ tóc” nhờ chiến thuật của những khách hàng quyền lực như Toyota khi khiến nhà cung ứng phải tự đấu tranh để chọn ra đơn vị có thể cung cấp sản phẩm rẻ nhất. Nhưng điều này giờ cũng không còn hiệu nghiệm.
Masakatsu Suzuki, 56 tuổi, chủ doanh nghiệp nhỏ Masa Engineer, đã hoạt động trong ngành khoảng 25 năm. Suzuki lo lắng về việc trả công cho 4 nhân viên khi xe điện trở nên phổ biến hơn. Ôtô khi đó với Suzuki giống như chiếc xe đồ chơi tại các công viên chủ đề, và “mọi thứ bạn cần là một gói pin, một vô-lăng và một chiếc ghế”.
Yai Sakai đang điều hành Hamamatsu Gasket – một doanh nghiệp gia đình được truyền lại từ bố ông. Doanh nghiệp 67 năm tuổi đời chuyên sản xuất gioăng quy lát đệm giữa nắp máy với thân máy. Dù linh kiện này không cần trên xe điện, nhưng những dạng chi tiết giúp bịt kín các vị trí tiếp giáp sẽ là tấm khiên bảo vệ động cơ điện khỏi bụi và nước.
“Tôi không cảm thấy khủng hoảng vì ôtô động cơ xăng sẽ không lập tức trở thành con số 0″, Sakai nói. Ông ước tính 20% sản phẩm của Hamamatsu Gasket không còn cần cho xe điện, nhưng việc gắn bó với các linh kiện động cơ vẫn mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn.
“Những hãng nhỏ như chúng tôi không có tài chính đủ mạnh. Chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt”, Sakai kết luận.
Toyota hạ sản lượng toàn cầu vì thiếu hụt một thứ từ Việt Nam
Toyota vừa công bố hạ 15% sản lượng toàn cầu trong tháng 11 vì thiếu chip bán dẫn nhưng sẽ tăng bù lại trong tháng 12 và quý I năm sau để đạt mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm tài khóa.
Theo Paultan, việc Toyota thiếu linh kiện trong giai đoạn tháng 9 tới 11 năm nay là do COVID-19 hoành hành tại Malaysia và Việt Nam nơi đặt cơ sở sản xuát của họ cũng như các đối tác cung ứng. Đây cũng là lý do vì sao Toyota buộc phải hạ sản lượng dự kiến trong năm tài khóa 2021 xuống 9 triệu xe (giảm 300.000 đơn vị).
Tuy nhiên theo Reuters, Toyota cũng đã gấp rút hối thúc các đối tác cung ứng đồng thời đẩy nhanh tiến độ khởi động lại dây chuyền sản xuất để bù đắp lại khoảng một phần ba sản lượng đã mất trong giai đoạn 4 tháng qua, một phần không nhỏ cũng nhờ chính khu vực Đông Nam Á nay đã kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả hơn.
Theo tính toán của thương hiệu Nhật, sản lượng từ tháng 12 năm nay tới tháng 3 năm sau của họ trên toàn cầu sẽ tăng 97.000 xe so với mức thông thường nhờ sự trở lại của các đối tác Đông Nam Á.
Nếu kế hoạch của Toyota được thực hiện thành công, họ sẽ tiếp tục là tập đoàn chịu thiệt hại ít nhất vì thiếu chip linh kiện.
Do thảm họa động đất tại Nhật Bản vào 2011, Toyota vốn đã trữ sẵn một lượng lớn linh kiện từ trước do lo sợ tình huống trên lặp lại và động thái này bất ngờ mang lại hiệu quả lớn giúp hãng tiếp tục duy trì sản xuất như bình thường (nhiều hơn các đối thủ khoảng 6 tháng) trước khi "cạn kho" vào tháng 8 qua.
Ô tô nhập giảm mạnh, liệu cuối năm có tình trạng 'bia kèm lạc'? Tính trong 3 quý năm 2021, tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 114,4 nghìn chiếc. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam là 8,67 nghìn chiếc với trị giá là 197 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm...