Các hãng hàng không sẽ bay lại sau 15.4?
Một số hãng hàng không vẫn chưa có thông báo chính thức về kế hoạch nối lại các đường bay nội địa sau khi hết thời gian cách ly toàn xã hội.
Sau khi “lệnh” cách ly toàn xã hội được ban hành ngày 1.4, mạng lưới các đường bay quốc tế, quốc nội gần như “đóng băng” hoàn toàn
Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Vài ngày qua, trên một số trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông đăng tải thông tin các hãng hàng không đồng loạt nối lại các đường bay nội địa sau thời gian cách ly toàn xã hội (hết 15.4) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, theo thông tin được phát đi, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines thông báo sẽ tăng cường chuyến bay trong thời gian 16.4 – 24.4 từ hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM bên cạnh một số đường bay ngách. Vietjet Air cho biết, song hành với việc bay nội địa trở lại từ ngày 16.4, hãng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bamboo Airways cũng thông tin sẽ tái hoạt động khai thác đường bay nội địa từ ngày 16.4. Trong đó, đặc biệt tăng cường tần suất trên đường bay Hà Nội – TP.HCM lên 7 chuyến khứ hồi/ngày, tiến tới khai thác bình thường trở lại các đường bay kết nối 2 thành phố lớn nhất cả nước tới hầu hết các sân bay trên toàn quốc từ ngày 20.4 như các chặng Hà Nội – Cam Ranh/Đà Nẵng/Phú Quốc/Quy Nhơn và TP.HCM – Đà Nẵng/Hải Phòng/Thanh Hóa/Quy Nhơn/Vinh…
Video đang HOT
Tuy nhiên theo kiểm chứng của Thanh Niên, ngoà i Bamboo Airways, hiện vẫn chưa có hãng hàng không nào thông báo chính thức kế hoạch khai thác trở lại các đường bay nội địa.
Đại diện Vietjet khẳng định hãng vẫn chưa xây dựng kế hoạch và định ngày bay bình thường trở lại do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. “Chính phủ vẫn chưa “chốt” lại việc có tiếp tục gia hạn thời gian giãn cách xã hội nữa hay không nên chúng tôi vẫn chưa thể thông tin về lịch bay lại” – vị này cho hay.
Tương tự, đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cho biết dự kiến tới ngày mai (13.4), hãng này mới phát đi thông cáo báo chí về thời gian và lịch trình cụ thể các đường bay sẽ được khai thác trở lại sau thời gian cách ly. Tuy vậy, trên trang bán vé trực tuyến của hãng này từ ngày 7.4 đã mở bán vé các đường bay nội địa theo lịch dự kiến sau thời gian kết thúc lệnh cách ly xã hội. Theo đó, chặng “ nóng” TP.HCM – Hà Nội sẽ tăng tần suất lên tối đa 2 chuyến/ngày. Các chặng nội địa khác như Hà Nội – Đà Nẵng, TP.HCM – Đà Nẵng, TP.HCM – Hải Phòng, Vinh – TP.HCM… chỉ khai thác tối đa 1 chuyến/ngày.
Cả 3 hãng hàng không đều lưu ý đây là lịch bay dự kiến. Trong trường hợp Chính phủ quyết định gia hạn thêm thời gian cách ly toàn xã hội, các hãng sẽ điều chỉnh và cập nhật lịch bay mới tới hành khách.
Hà Mai
Tỷ phú bứt phá, hàng không, thịt lợn nước mắm kéo về ngàn tỷ
Bất chấp dịch bệnh u ám toàn cầu, các ông bà chủ Vingroup, VietJet air, Masan nhất loạt trỗi dậy, kéo về hàng ngàn tỷ chỉ trong chớp mắt
Mặc dù xã hội đang phải cách ly vì đại dịch Covid-19, nhưng cú huých lớn nhất cho thị trường tuần vừa qua là ngày 8/4, Chính phủ ban hành Nghị định 41 về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Đây là tin vui với rất nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Kết thúc tuần giao dịch từ 6-10/4 vừa qua, chỉ số Vn-Index trên sàn HOSE có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, đóng cửa tuần ở mức 757,94 điểm, tăng 56,14 điểm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức tăng 7,99%.
Thịt lợn giữ mức giá cao và sức tiêu thụ lớn giúp các doanh nhân kinh doanh ngành hàng này giữ được lợi nhuận bất chấp dịch bệnh
Nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng tăng mạnh nhất với mức tăng 11,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của các trụ cột trong nhóm như GAS ( 13,3%), POW ( 10,8%)... Nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh tiếp theo với 9,9% giá trị vốn hóa, với các mã trụ cột trong nhóm như HVN của Vietnam Airlines tăng giá 14,2%, VJC của Vietjet Air tăng 9,2%, SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn tăng 10,1%,... Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu tăng giá ấn tượng, trong đó MSN của Masan Group tăng 15,1%.
Với việc cổ phiếu MSN tăng giá mạnh trong tuần qua, bộ đôi tỷ phú đang đứng ở vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, mỗi người bỏ túi thêm gần 2.000 tỷ đồng từ giá trị cổ phiếu MSN. Ngoài ra, cổ phiếu TCB của Techcombank cũng tăng 5,67% giúp cho bộ đôi này giữ trọn niềm vui.
Cụ thể, tổng giá trị tài sản từ cổ phiếu TCB và MSN của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, tăng 1.989 tỷ đồng lên 15.545 tỷ đồng. Cũng với việc sở hữu hai mã cổ phiếu này, tài sản của Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang tăng thêm 2.010 tỷ đồng lên 15.348 tỷ đồng trong tuần vừa qua.
Đáng chú ý, cổ phiếu MSN vừa trải qua chuỗi 7 phiên tăng giá liên tiếp, trong đó có một phiên tăng trần hôm đầu tuần.
Điều bất ngờ là nhóm cổ phiếu ngành hàng không cũng đã có sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó có VJC. Theo đó, giá trị tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air - tăng thêm 1.876 tỷ đồng lên mức 22.780 tỷ đồng.
Tất nhiên trong số này có hơn 16 tỷ đồng từ cổ phiếu HDB. Hiện nữ tỷ phú đứng thứ hai trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán sở hữu lượng cổ phiếu HDB trị giá 720 tỷ đồng.
Đỉnh cao vẫn là ông Phạm Nhật Vượng, tuần qua giá trị tài sản giàu nhất Việt Nam tăng thêm 7.667 tỷ đồng.
Đó là nhờ việc cổ phiếu VIC tăng giá 4,4% dù chỉ có được 2 phiên tăng giá. Theo đó, tổng giá trị tài sản của ông Vượng hiện đạt mức 182.100 tỷ đồng.
Một tin vui đối với ông chủ Tập đoàn Vingroup trong tuần vừa qua khi công ty nghiên cứu thị trường GfK công bố kết quả nghiên cứu thị trường smartphone, theo đó dòng điện thoại Vsmart đã "ghi bàn" một cách ngoạn mục khi vươn lên nắm giữ 16,7% thị phần điện thoại thông minh ở Việt Nam, vượt xa các thương hiệu vốn đã xuất hiện từ trước đó tại Việt Nam như Vivo (7,7%), Xiaomi/Redmi (5,5%) và Apple (5,2%).
Trong giới đại gia Việt, ông Trịnh Văn Quyết là người gây chú ý nhất trong tuần vừa qua khi chính thức rút khỏi HĐQT và chức danh Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros.
Hiện chưa rõ động thái tiếp theo của ông Quyết đối với ROS nhưng hồi đầu năm 2020 vị doanh nhân này đã bán 21 triệu cổ phiếu ROS để giảm tỷ lệ sở hữu từ 55,01% xuống còn 51,3%, tương đương 291,2 triệu cổ phiếu.
Trong tuần vừa qua, cả FLC và ROS đều tăng giá và lần lượt đóng cửa ở mức giá 3.000 đồng và 4.100 đồng/cp, qua đó ông Trịnh Văn Quyết cũng có thêm 136 tỷ đồng trong tổng giá trị tài sản, đạt 1.645 tỷ đồng.
Hiền Anh
Dịch Covid-19 kéo dài đến cuối năm thì nền kinh tế "nguy kịch"? Theo PGS.TS. Hoàng Văn Cường, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến cuối năm thì vấn đề không còn là trầm trọng nữa mà nó trở thành sự nguy kịch của nền kinh tế Những ngày này, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã có những cách làm riêng để chung tay cùng Chính phủ chống dịch Covid-19. Một báo cáo công phu, đánh...