Các hãng hàng không có thể áp dụng ‘chứng nhận xanh’ của EU vào mùa hè này
Ngày 13/4, Ủy viên Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU) Didier Reynders cho biết các hãng hàng không có thể áp dụng “chứng nhận xanh” của EU về COVID-19 trước khi bắt đầu mùa du lịch hè.
“Chứng nhận xanh” của EU về COVID-19 co thê se đươc các hãng hàng không ap dung trươc khi băt đâu mua du lich he. Anh minh hoa: DW
Phát biểu trước một ủy ban thuộc Nghị viện châu Âu (EP), ông Reynders nêu rõ “chứng nhận xanh” COVID-19 cung cấp thông tin về tiêm chủng, các kết quả xét nghiệm hay quá trình phục hồi sau khi mắc bệnh của người sở hữu, và có giá trị cho đến khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 đã kết thúc.
Ông nhấn mạnh EU muốn mang đến một công cụ mà dựa vào đó các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện cho việc đi lại tự do an toàn trong mỗi nước và giữa các quốc gia thành viên. Cũng theo quan chức trên, các hãng hàng không có thể dễ dàng xác minh tính hợp lệ của chứng nhận COVID-19 khi hành khách làm thủ tục lên máy bay tại quầy.
Video đang HOT
Trước đó, trong cuộc thảo luận toàn thể vào ngày 24/3 vừa qua với đại diện của Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu, hầu hết các nghị sĩ EP đều ủng hộ việc nhanh chóng triển khai chứng nhận xanh kỹ thuật số. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và y tế. Các nghị sĩ cũng cho rằng không nên phân biệt đối xử đối với những người chưa được tiêm phòng.
Ủy ban châu Âu ngày 17/3 đã đưa ra đề xuất triển khai chứng nhận xanh kỹ thuật vào mùa Hè này nhằm đảm bảo việc tự do đi lại giữa các nước thành viên trong EU để giúp khôi phục ngành du lịch quốc tế. Chứng chỉ có 3 thành tố gồm chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc chứng minh có miễn dịch sau khi đã mắc COVID-19, cho thấy người sở hữu chứng chỉ này không gây lây lan dịch bệnh.
Các quốc gia EU ở miền Nam phụ thuộc vào ngành du lịch, hy vọng việc cấp chứng nhận này sẽ giúp ngành du lịch phục hồi trong mùa hè này. Trong khi đó, các nước như Đức, Pháp, và Bỉ có ý kiến ngược chiều, nhấn mạnh rằng tiêm chủng tại châu Âu là không bắt buộc và không có đủ vaccine tiêm cho tất cả mọi người.
Trung Quốc đáp trả EU
Trung Quốc trừng phạt 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu, cáo buộc lệnh cấm vận của EU là can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và Thụy Điển, cùng Ủy ban An ninh và Chính trị Hội đồng châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Đức và Quỹ Liên minh Dân chủ Đan Mạch.
"Những cá nhân này và thành viên gia đình sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như đặc khu hành chính Hong Kong và Macao. Những công ty và tổ chức liên quan cũng bị cấm liên lạc với Trung Quốc", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên họp báo hồi tháng 4/2020. Ảnh: AFP .
Đây được coi là động thái đáp trả sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua biện pháp trừng phạt 4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
"Động thái này chỉ dựa trên những lời dối trá và tin tức giả mạo, bóp méo và bỏ qua sự thật", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, thêm rằng lệnh trừng phạt của EU là "hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ" của Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh tuần trước cảnh báo lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với "đối đầu". "Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước", ông Trương cho hay.
Thấy gì qua Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về nhân quyền Việt Nam Ngày 21/1/2021, Nghị viện châu Âu (EP) thông qua nghị quyết về tình hình nhân quyền Việt Nam. Điều này không mới, bởi EP đã một số lần thông qua nghị quyết tương tự, gần nhất là nghị quyết số 2018/2975/RSP ngày 15/11/2018. Trong cuộc bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt...