Các hãng công nghệ đều lãi đậm năm 2021
Apple, Google và Facebook là những cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2021, và có thể tiếp tục lãi đậm trong năm 2022.
2021 là năm đầy biến động của các ông lớn công nghệ, vì nhiều nguyên nhân như diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, nền kinh tế chuỗi cung ứng bán dẫn bị hạn chế. Nhưng theo The Verge, các tập đoàn công nghệ lớn thậm chí còn ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
Một năm tăng trưởng mạnh
Trong năm 2021, Apple ghi nhận doanh thu 350 tỷ USD, tăng 33% với 100 tỷ USD so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 2010 của tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Cupertino.
Trong năm 2021, Apple đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng. Điều này đã ảnh hưởng đến lượng thiết bị bán ra. Theo đó, trong quý IV/2021, hãng mất 6 tỷ USD do thiếu hụt vi xử lý và gián đoạn sản xuất.
Apple trở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên có giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD.
Trong khi đó, Google công bố tổng doanh thu 254 tỷ USD trong năm 2021, tăng 40% so với năm 2020, đồng thời đánh dấu mức doanh thu kỷ lục của hãng. Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng cán mốc 100 tỷ USD lợi nhuận vào năm vừa qua, dù lượng người dùng hoạt động hàng ngày của mạng xã hội đã giảm trong quý IV, lần đầu tiên trong lịch sử.
Snap, công ty mẹ của Snapchat, báo cáo mức lợi nhuận ròng vượt xa dự đoán của Phố Wall với số liệu cao nhất trong các năm. AMD cũng thành công vượt bậc trong năm vừa qua khi doanh thu đạt 16 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2020.
Nhìn chung, 2021 là một năm “hái ra tiền” của nhiều tập đoàn công nghệ lớn bất chấp những khó khăn dịch Covid-19 mang lại.
Kẻ giàu lại càng giàu thêm
Video đang HOT
“Dịch bệnh đã giúp kẻ giàu lại càng giàu thêm. Chỉ trong vòng 1 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự tăng trưởng kỷ lục so với những năm trước đó, đặc biệt là với những ông lớn như Amazon, Netflix, Facebook, Google và Apple”, Daniel Ives, nhà phân tích của Wedbush, chia sẻ với The Verge.
Facebook đang phải đối mặt với làn sóng bị tẩy chay.
“Với những doanh nghiệp bị chi phối bởi quảng cáo như Alphabet và Meta, doanh thu đến từ lượng người dùng là chủ yếu”, Phó chủ tịch và Giám đốc nghiên cứu tại Forrester, Emily Collins, phân tích.
Theo bà Collins, người dùng đang dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị điện tử và kênh thông tin trực tuyến. Vì vậy, các nhà làm quảng cáo càng có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Thêm vào đó, các nền tảng mạng xã hội này còn mạnh tay đầu tư vào các tính năng quảng cáo để người tiêu dùng chi tiền cho sản phẩm.
Mặt khác, người dùng thích chi tiền để mua iPhone. Đây là lợi thế lớn nhất giúp Apple giữ vững vị trí dẫn đầu trong những năm vừa qua. Táo khuyết cũng làm việc hiệu quả với các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm, Daniel Ives nhận định. Chính nhân tố này đã giúp Apple vượt qua nạn thiếu hụt chuỗi cung ứng – điều mà không hãng công nghệ nào làm được.
Viễn cảnh tích cực năm 2022
Tuy nhiên, bỏ qua những thành công bất chấp khó khăn của các ông lớn công nghệ, cây bút Chaim Gartenberg của The Verge băn khoăn liệu những con số đáng ngưỡng mộ này có thể được duy trì qua những năm tiếp theo hay không.
Các hãng công nghệ đua nhau chi tiền cho metaverse. .
“Tôi gọi năm 2022 là điểm giao nhau giữa các hãng công nghệ khi tất cả đều đang hưởng lợi từ xu hướng làm việc tại nhà. Trong khi Netflix, Facebook và Zoom có phần bị chững lại thì các nền tảng khác sẽ ghi nhận những tăng trưởng ổn định hơn”, nhà phân tích của Wedbush đưa ra nhận định.
Riêng với trường hợp của Apple, gã khổng lồ công nghệ này vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu trong những năm tới, theo The Verge.
“Apple bây giờ như con tàu chở hàng không thể ngăn cản” nhà phân tích Ben Wood của hãng nghiên cứu CCS Insight trả lời phỏng vấn của CNBC.
Tính năng riêng tư của Apple gây khó cho các hãng công nghệ
Thay đổi quyền riêng tư đối với quảng cáo của Apple đang cho thấy sức mạnh của nhà sản xuất iPhone đối với một loạt hãng công nghệ và các ngành không liên quan đến điện tử tiêu dùng.
Tháng 4.2021, Apple phát hành một bản cập nhật iPhone, cung cấp cho người dùng tùy chọn có ngăn các nhà quảng cáo sử dụng ID thiết bị hay không. Chủ sở hữu iPhone có thể dễ dàng chọn không tham gia bằng cách nhấn vào nút "Yêu cầu ứng dụng không theo dõi" (Ask App Not to Track). Hơn sáu tháng sau, hầu hết người dùng iPhone đã chọn không tham gia, và tính năng gọi là Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency - ATT) đang đặt ra thách thức không hề nhỏ cho các công ty công nghệ và quảng cáo, từ Snap, Facebook cho đến Peloton.
Tính năng bảo mật đã đảo ngược cơ chế "hậu trường" nhiều quảng cáo trên điện thoại di động, đặc biệt là những quảng cáo liên quan đến xác nhận việc mua hàng hoặc tải xuống. Meta, công ty mẹ của Facebook, tháng trước cảnh báo việc áp dụng các tính năng này đã đạt đến "số lượng quan trọng" và khiến quảng cáo của công ty kém hiệu quả hơn trong việc nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng sinh lợi. Facebook cho biết doanh thu của họ đáng lẽ sẽ tăng liên tục trong quý kết thúc tháng 9.2021 nếu không có những thay đổi về quảng cáo của Apple, thay vào đó các con số vẫn đi ngang.
Tính năng Tính minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency - ATT) đang đặt ra nhiều thách thức cho các công ty công nghệ và quảng cáo
Cổ phiếu của Snap giảm vào tháng trước sau khi có thông tin về doanh số bán hàng, và công ty đã đổ lỗi cho những thay đổi về quyền riêng tư của Apple. Giám đốc điều hành Snap Evan Spiegel nói rằng tính năng bảo mật tiếp tục gây tiềm ẩn rủi ro đối với thu nhập quý 4/2021 của công ty. Trong khi đó, hãng truyền thông quảng cáo Peloton tháng trước cho biết tính năng bảo mật của Apple làm ảnh hưởng đến sự phát triển của người dùng.
Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần qua, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook của Apple từ chối bình luận về tác động của tính năng bảo mật đối với các công ty khác, nhưng nhấn mạnh ATT được phát hành để cung cấp cho người dùng sự lựa chọn về những gì sẽ xảy ra trên thiết bị.
"Tất cả những gì chúng tôi luôn hướng tới là mang lại sức mạnh cho người dùng. Chúng tôi không đưa ra quyết định, chúng tôi chỉ đơn giản là hỏi xem họ có muốn được theo dõi trên các ứng dụng hay không. Và tất nhiên, nhiều người trong số họ quyết định không".
Mặc dù thay đổi riêng tư được mô tả là lợi ích dành cho người dùng, nhưng trên thực tế nó cũng mang lại lợi ích cho sản phẩm quảng cáo của Apple là Apple Search Ads. "Chúng tôi thực sự thấy thị phần quảng cáo về kết quả tìm kiếm của Apple tăng lên đáng kể. Họ đã trở thành người chơi số một mới, vượt qua Facebook vốn thống trị iOS trong quá khứ", Shani Rosenfelder, người đứng đầu bộ phận nội dung của công ty đo lường quảng cáo AppsFlyer nói.
62% chủ sở hữu iPhone lựa chọn không tham gia
Phải mất vài tháng trước khi các nhà quảng cáo bắt đầu nhìn thấy tác động đầy đủ về những thay đổi của Apple, khi chủ sở hữu iPhone cập nhật phần mềm của họ. Bản cập nhật đã chia người dùng iPhone thành hai loại: người chọn tham gia theo dõi thiết bị để tìm quảng cáo và người không tham gia.
Theo báo cáo tháng 10.2021 từ AppsFlyer, có khoảng 86% thiết bị iOS đang chạy phiên bản phần mềm mới nhất để được hiển thị lời nhắc ATT. Trong số những người thấy ATT, 38% chọn cho phép và 62% từ chối.
Một số công ty đã báo hiệu thông qua thu nhập rằng ATT đang ảnh hưởng đến họ, nhưng họ vẫn lạc quan về việc có thể xây dựng hệ thống phân bổ mới bằng cách sử dụng dữ liệu thay thế của Apple, hoặc của bên thứ nhất và điều chỉnh nhắm mục tiêu bằng dữ liệu họ có, như lịch sử mua hàng hoặc dữ liệu nhân khẩu học.
Apple hưởng lợi như thế nào?
ATT đã thu hút sự chú ý đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của Apple, tập trung đặc biệt vào quảng cáo trên thiết bị di động cho ứng dụng. Sản phẩm quảng cáo đáng chú ý nhất của Apple là Apple Search Ads. Nó cho phép các nhà phát triển mua từ khóa trên App Store để xuất hiện vị trí đầu tìm kiếm.
Apple không chia sẻ về quảng cáo tìm kiếm trong kết quả tài chính, nhưng đây là một phần nhỏ trong mảng kinh doanh dịch vụ của công ty. Nhà sản xuất iPhone đã báo cáo doanh thu 68,43 tỉ USD trong năm tài chính 2021, tăng 27%.
Trong một lưu ý gửi đến khách hàng hồi tuần trước, chuyên gia phân tích Toni Sacconaghi của Bernstein ước tính quảng cáo tìm kiếm của Apple tạo ra 4 tỉ USD mỗi năm và chiếm 60% thị phần quảng cáo tìm kiếm ứng dụng trên iPhone. Theo ông Sacconaghi, toàn bộ thị trường quảng cáo trên điện thoại di động có giá trị khoảng 300 tỉ USD mỗi năm, và 20% trong số đó là dành cho ứng dụng di động, tương đương 60 tỉ USD, trong đó iOS chiếm một nửa.
Apple đã báo cáo tổng doanh thu quý 3/2021 đạt hơn 83 tỉ USD. Vì vậy, ngay cả khi Apple mở rộng kinh doanh quảng cáo một cách ồ ạt, thì đó vẫn không phải là nguồn doanh thu lớn cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Các sản phẩm khác của Apple cạnh tranh cao hơn vì chúng có thể truy cập vào dữ liệu nhắm mục tiêu mà các công ty quảng cáo khác không thể. ATT của Apple tập trung vào việc hạn chế truyền dữ liệu giữa các bên thứ ba, điều này không áp dụng cho quảng cáo bên thứ nhất của Apple.
"Chúng tôi nhận thấy một số cơ hội cho Apple. Công ty sẽ trực tiếp hưởng lợi từ bất kỳ sự thay đổi nào về tiền quảng cáo ứng dụng từ hiển thị sang tìm kiếm khi các nhà quảng cáo tìm kiếm những chỉ số nhắm mục tiêu tốt hơn", ông Sacconaghi viết.
Thách thức có thể chỉ là tạm thời
Đối với một số công ty kiếm tiền thông qua bán quảng cáo, như Facebook hoặc Snap, ATT đã gây khó khăn nhiều hơn trong hành động "gán" việc mua hàng cho một quảng cáo hoặc chiến dịch cụ thể. Các công ty khác, như Peloton, sử dụng quảng cáo trên điện thoại di động để tìm khách hàng mới, đặc biệt là cho các ứng dụng hoặc dịch vụ của họ, cảm thấy quảng cáo để tăng cơ sở người dùng trên iPhone trở nên ít có khả năng dự đoán hơn. Tuy nhiên, nhiều công ty và nhà quảng cáo bị ảnh hưởng bởi ATT tin rằng thách thức sẽ chỉ là tạm thời.
Còn theo các chuyên gia quảng cáo, sự thay đổi của Apple là bước đầu trong việc hướng tới một kỷ nguyên mới, riêng tư hơn của quảng cáo trên thiết bị di động. "Có lẽ bây giờ chúng ta đang quay trở lại thế giới mà quảng cáo không còn là một môn khoa học, thay vào đó nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn", theo ông Alex Bauer, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của công ty đo lường ứng dụng Branch.
TikTok và YouTube thu thập nhiều dữ liệu người dùng nhiều hơn bất cứ mạng xã hội nào Nghiên cứu mới đây cho thấy TikTok và YouTube thu thập nhiều dữ liệu người dùng nhiều hơn bất cứ mạng xã hội nào. YouTube đã thực hiện việc thu thập hầu hết các dữ liệu cá nhân của người dùng trên nền tảng này để dùng cho các mục đích riêng - ví dụ như theo dõi lịch sử tìm kiếm hoặc...