Các giáo viên, sinh viên Sư phạm bình luận thâm thúy về loạt phốt của Minh Thu: “Từ tác phong cho đến ứng xử không được 1 điểm!”
Các giáo viên nói gì về danh xưng “cô giáo” tự phong của Minh Thu cũng như loạt phốt phản giáo dục mà 9x này đã làm trong thời gian qua?
Minh Thu nổi lên như một hiện tượng mạng, chỉ một buổi livestream cũng thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi. Song hàng loạt phốt thời gian gần đây của khiến Minh Thu đang dần đi xuống với hình ảnh xấu: Hay chửi bậy, quát mắng học sinh, dụ học trò chơi game rồi nhận donate tiền…
Nhiều cư dân mạng đã ngay lập tức nói lời say bye với Minh Thu, khắp các trang MXH từ Facebook đến TikTok là loạt bình luận chê bai. Đỉnh điểm của sự bức xúc là netizen yêu cầu Minh Thu gỡ mác “giáo viên” trên trang cá nhân của mình xuống.
Còn các giáo viên đã có kinh nghiệm dạy trên trường lớp nhận xét sao về “hiện tượng mạng” Minh Thu?
Loạt hành động phản cảm của Minh Thu: “Từ tác phong cho đến ứng xử không được 1 điểm!”
Cô Minh Tuyến (giáo viên Vật lý tại một trường cấp 3 ở Hà Nội) tâm sự chỉ biết được về Minh Thu thông qua lời giới thiệu của các bạn học sinh. Về trình độ dạy học của Minh Thu, nữ giáo viên cho biết không thể kết luận được. Do hiện tại, nhiều sinh viên đã đi dạy thêm từ sớm nên có nhiều người dù mới ra trường nhưng có phương pháp dạy khá tốt.
Song cô Tuyến cho biết, việc giáo viên đánh bóng tên tuổi trên mạng xã hội là điều không nên: “Với cá nhân tôi, làm giáo viên thì không nên quá lợi dụng mác này để đánh bóng tên tuổi. Không ai lại sử dụng cái danh giáo viên dạy các em 2K4 mà PR cho streamer game hay chửi thề bao giờ.
Không thể cấm bạn ấy sử dụng TikTok hay chơi game nhưng đừng lấy mác giáo viên ra để đánh bóng tên tuổi. Bạn đó có thể tạo một page khác chuyên về lĩnh vực chơi game hay thú vui nào đó. Còn page dạy học thì hãy giữ cân bằng phù hợp. Đừng đăng tải điều gì không liên quan đến ngành Giáo dục Việt Nam.
Bản thân đi dạy nhưng tôi không cho học sinh bất kì liên lạc nào trên mạng xã hội cả. Cùng lắm là SĐT và đối với phụ huynh cũng vậy. Tôi dùng 2 số điện thoại – một số cho cuộc sống và số còn lại để làm việc. Vì với tôi, sự tương tác trên lớp và Zalo là đủ rồi, không cần can thiệp quá sâu vào đời tư của nhau”.
Minh Thu nói chuyện tục tĩu trên sóng livestream
Nhận xét về việc Minh Thu chửi bậy và dụ học sinh chơi game trên sóng online, cô Hoàng Hằng (giáo viên THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) cho hay: Việc này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu ở ngoài thực tế, học sinh còn có thể báo cáo lại với gia đình và nhà trường về hành động không đẹp của cô giáo.
Nữ giáo viên cho hay: ” Tôi nghĩ bạn còn ít tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học nên mới làm những hành động như trong video. Đặc thù nghề giáo là phải giữ hình ảnh để làm gương cho học sinh, như vậy mới cao quý; còn không giữ được thì không nên mang hai chữ “giáo viên” ra.
Đồng ý là giáo viên cần phải biết pha trò cho học sinh thoải mái, học mới vào nhưng lố quá thì chất lượng buổi học sẽ đi xuống. Chắc bạn ấy chưa đi dạy nên không biết rằng 1 buổi h ọc trực tiếp có thể loạn cỡ nào. Cô giáo không nghiêm thì không quản nổi học sinh đâu” .
Thanh Nga – giáo viên Vật lý gây sốt thời gian qua với ngoại hình xinh như hot girl. Cô tốt nghiệp cử nhân loại Giỏi ngành Sư phạm Vật lý (ĐH Giáo dục). Hiện tại, Thanh Nga đang công tác tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan (Hà Nội).
Khi thấy danh xưng “cô giáo” được sử dụng khá hỗn loạn, dưới góc nhìn của một người làm trong ngành giáo dục, Thanh Nga cho rằng: Mỗi ngành nghề đều cần có những tiêu chuẩn riêng, cho dù là tiêu chuẩn chính thức hay tiêu chuẩn chung được đặt ra do quan niệm xã hội.
Cô nàng cho biết nên rạch ròi giữa đời tư và công việc. “Mình nghĩ là một người bình thường thì nên tôn trọng những tiêu chuẩn của nghề giáo viên và là 1 người nổi tiếng thì càng nên tôn trọng những điều đó!
Công việc của giáo viên chứ không phải người làm trong ngành giải trí. Mình nghĩ chỉ nổi lên như một hiện tượng mà không đầu tư vào chuyên môn hay không mang lại giá trị thực thì mọi người cũng quên rất nhanh bởi sẽ luôn có hiện tượng mạng mới” – 9x cho hay.
Cô giáo Thanh Nga đang dạy Vật lý tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan (Hà Nội)
Bảo Ngọc (sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết điều đầu tiên được các thầy cô dạy trong quá trình thực tập là phải chú ý lời ăn tiếng nói. 9x cho biết: “Các thầy cô trường Sư phạm luôn dặn đi thực tập hay đi dạy phụ đạo ở đâu phải chú ý lời nói của mình. Thậm chí còn dặn trên Facebook có gì không hay thì ẩn đi, không thì phụ huynh nhìn thấy lại đánh giá trường Sư phạm đào tạo sinh viên kiểu gì”.
Cô bạn cũng nêu rõ quan điểm rằng sinh viên Sư phạm thì cũng được phép nói bậy, chơi game nhưng trước mặt học sinh điều này phải hoàn toàn cấm.
10x cho hay: “Ai mà học Sư phạm sẽ thấy những hành động này của bạn Minh Thu rất lố. Không bàn về chuyên môn và nhan sắc nhưng sinh viên Sư phạm không được đào tạo để dạy học sinh kiểu này, rất mang tiếng cho trường.
Mình cũng sinh viên Sư phạm và nói thật về tác phong cũng như cách ứng xử, bạn này không được 1 điểm luôn. Sinh viên Sư phạm vẫn được nói bậy, chửi tục, chơi game hay làm bất cứ mọi điều như người khác. Nhưng tuyệt nhiên khi đi dạy hay gia sư, không được phép làm thế. Mình không dám tự nhận giáo viên là nghề cao quý nhất. Nhưng là nghề mang trách nhiệm giáo dục cho học sinh” .
Hành động phản cảm của cô giáo Minh Thu
Giáo viên online và offline đều có chuẩn mực riêng, đừng tự tiện lấy mác!
Không phủ nhận, việc livestream trên nền tảng trực tuyến đã giúp giáo viên và học sinh tương tác với nhau tốt hơn. Nhiều giáo viên dạy online ra đời với các khóa học trực tuyến giúp học sinh có thể tự học ở nhà.
Song trên mạng cũng xuất hiện nhiều người chưa có bằng cấp, trình độ chưa biết tự gắn mác “giáo viên”. Cần phân biệt rõ ràng giữa giáo viên và người “tự nhận giáo viên”.
Khi đã nhận là giáo viên rồi, người đó cần phải có trách nhiệm với cái danh mình mang. Cần hiểu rằng giáo viên là người để học sinh noi theo nên trước mặt học trò cần phải biết tiết chế và có những hành động chuẩn mực.
Với Minh Thu, cô nàng chưa tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cũng có rất ít kinh nghiệm trong việc giảng dạy thực tế. Vậy nên Minh Thu không thể được gọi là cô giáo – xét cả về bằng cấp lẫn những hành động phản cảm mà 9x đã làm suốt thời gian qua.
Hiện tại trước sức ép của dư luận, Minh Thu đã gỡ bỏ mác “cô giáo” trên trang cá nhân của mình xuống. Hi vọng 9x sẽ tự nhận thức được tầm ảnh hưởng của bản thân để có những hành động đúng mực, không làm ảnh hưởng đến người xem cũng như các bạn học sinh.
Hi vọng Minh Thu sẽ biết tiết chế bản thân trong những livestream sắp tới
Ảnh: Tổng hợp
Design: Huyền Trang
Minh Thu chính thức lên tiếng sau 7749 phốt: Nói gì mà dân mạng vẫn ném đá ầm ầm về thái độ?
Mới đây, Minh Thu đã chính thức lên tiếng về loạt ồn ào trên trang cá nhân về việc chửi bậy, quát mắng học sinh... ngay trên sóng livestream.
Minh Thu nổi lên như một "hiện tượng mạng" trong thời gian qua. Song gần 2 tuần qua, cô nàng liên tục có những hành động phản cảm trên sóng livestream như chửi bậy, quát vào mặt học sinh, dụ học sinh chơi game rồi lấy tiền donate...
Đỉnh điểm của làn sóng chỉ trích là dân mạng yêu cầu Minh Thu gỡ bỏ mác "giáo viên" trên trang cá nhân.
Mới đây, Minh Thu đã chính thức lên tiếng sau loạt ồn ào trên trang cá nhân bằng một tâm thư siêu dài. Cô nàng đã giải thích tương đối chi tiết về những scandal của mình, song netizen vẫn chưa hài lòng vì dường như ở mỗi drama, cô nàng lại đổ lỗi cho 1 lý do nào đó mà không thực sự xem xét lại bản thân.
Minh Thu cũng xin rút lại danh xưng "cô giáo" mà chỉ làm nội dung truyền tải kiến thức với tư cách như 1 creator, một nhà sáng tạo nội dung.
Có thể tóm gọn lại đoạn chia sẻ của Minh Thu như sau:
- Về vấn đề trợn mắt, quát vào mặt học sinh:
Minh Thu thừa nhận việc trợn mắt nhưng lại cảm thấy nặng nề khi netizen nói mình "quát mắng học sinh": "Mình thấy mọi người dùng từ 'quát mắng' ở trong trường hợp này là quá nặng nề. Khi làm video đó, mình chỉ đơn giản nghĩ đó là 'hài hước' và 'ngầu', nhưng thật không may, nó lại không hề hài hước và ngầu như mình tưởng, làm người xem cảm thấy phản cảm và trái ngược với hình ảnh hiền lành của một 'cô giáo' mà học sinh vẫn nghĩ về mình. Mình xin lỗi về hành động này nhé. Mình hứa sẽ thay đổi và ngày càng ý thức hơn về hành vi của mình trên mạng".
- Về việc sai kiến thức Vật lý cơ bản "bàn tay trái - bàn tay phải":
Mình Thu cho rằng đó không phải do 9x làm, mà là do 1 bạn CTV trực page trả lời thay.
Minh Thu gây tranh cãi khi đáp trả yêu cầu của học sinh
- Về ý kiến "dạy học thì ít, livestream nói chuyện thì nhiều":
Minh Thu cho biết điều này hoàn toàn không đúng: "Trong một bài livestream thời điểm hiện tại khoảng 1 tiếng rưỡi của mình, mình dành 15 phút đầu để ổn định lớp, kiểm tra kết nối và đường truyền tín hiệu xem có vấn đề gì không để kịp thời khắc phục, đảm bảo tốt nhất cho phần dạy học không bị gián đoạn; 60 phút tiếp theo là mình nghiêm túc, tập trung chia sẻ kiến thức và giải bài cho các bạn; rồi sau đó mình ở lại giao lưu với các bạn một lúc rồi chào các bạn đi ngủ" .
- Về việc dụ học sinh chơi game rồi nhận tiền donate
Cô nàng cho biết suy nghĩ về việc này: "Mình chỉ đơn giản là người chơi game và muốn được chơi game với mọi người cũng như chia sẻ những giây phút thư giãn của mình thôi. Chứ mình không hề nghĩ, tính trước hay biết chắc được rằng việc chơi game của mình có vô tình cổ xuý các bạn học sinh chơi game hay không".
- Về video nói bậy: Thừa nhận sai sót và Minh Thu hứa sẽ không lặp lại hành động của mình.
NGUYÊN VĂN DÒNG CHIA SẺ CỦA MINH THU TRÊN TRANG CÁ NHÂN:
Đầu tiên, về việc mình trợn mắt. Mình nhận mình có trợn mắt. Tuy nhiên lúc đó mình không trợn mắt trong sân si, tức giận hay quát mắng học sinh gì cả, mà chỉ là đang trêu đùa, vui vẻ với các bạn ý. Vì sao? Vì ngay từ ban đầu, mình xác định nền tảng TikTok là nền tảng để vui, giải trí như một TikToker bình thường chứ không hề có ý định chia sẻ kiến thức như trên Facebook.
- Clip trợn mắt là ở trong trường hợp mình react lại câu ask của người khác, và lúc đó mình chỉ đang cố tạo ra nội dung. Những người phê bình hoàn toàn có thể phê bình mình là sao mà mình sáng tạo nội dung dở thế, lố thế và vô duyên thế chứ không nhất thiết phải suy ra rằng mình là một cô giáo xấu tính, cục súc như những bài viết gần đây. Còn về hai chữ "quát mắng" học sinh thì nó cũng được lấy ra từ clip mà mình "trợn mắt" đó. Mình thấy mọi người dùng từ "quát mắng" ở trong trường hợp này là quá nặng nề.
Khi làm video đó, mình chỉ đơn giản nghĩ đó là "hài hước" và "ngầu", nhưng thật không may, nó lại không hề hài hước và ngầu như mình tưởng, làm người xem cảm thấy phản cảm và trái ngược với hình ảnh hiền lành của một "cô giáo" mà học sinh vẫn nghĩ về mình. Mình xin lỗi về hành động này nhé. Mình hứa sẽ thay đổi và ngày càng ý thức hơn về hành vi của mình trên mạng.
- Về phần kiến thức , mà cụ thể ở đây là quy tắc bàn tay trái và quy tắc nắm tay phải. Trong những buổi livestream dạy học mình không hề nhắc gì về phần kiến thức này cả. Mà là do một hôm có một bạn comment vào bài post của mình "Cô ơi, cô phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải giúp em đi ạ. Năm nay 22 tuổi đầu rồi nhưng chưa biết cầm tay người yêu".
Sau đó page của mình comment lại cái comment đó một bức ảnh nhưng tấm hình đó lại bị nhầm sang quy tắc khác. Người comment đó thì không phải là mình mà là một bạn CTV trực page cho mình. Bạn CTV thấy comment của anh bạn kia khá là hài hước nên muốn comment lại một cái gì đó để tương tác lại thôi, chứ không có mục đích giáo dục gì ở cái bình luận đó cả.
Mình xin được nhận lỗi trong việc mình quản lí và điều hành page không tốt dẫn đến sự hiểu lầm của mọi người là mình không nắm chắc kiến thức căn bản này. Mình đã làm rất nhiều livestream và mình không thể chắc chắn là các livestream của mình không có lỗi ở mặt hình ảnh, biểu cảm, lời nói nhưng mình chắc chắn là mình không đến nỗi không nắm được "kiến thức cơ bản Vật Lí" và giảng sai cho các bạn học sinh. Mình tin và mình biết là có rất nhiều bạn học sinh sau khi xem livestream của mình thì có được kết quả và thành tích tốt trong việc học Vật Lí.
- Còn về ý kiến là mình không dạy trên Facebook mà chỉ lên livestream để nói chuyện chém gió thì hoàn toàn không đúng với những gì mình đã làm trong hơn 1 tháng qua. Ở thời điểm ban đầu, do chưa đủ kinh nghiệm nên mình thường xen kẽ giữa việc chia sẻ kiến thức và nói chuyện với học sinh, và sau khi được góp ý về vấn đề này thì mình đã thay đổi và phân chia thời gian để có thể hợp lí hơn như sau.
Trong một bài livestream thời điểm hiện tại khoảng 1 tiếng rưỡi của mình, mình dành 15 phút đầu để ổn định lớp, kiểm tra kết nối và đường truyền tín hiệu xem có vấn đề gì không để kịp thời khắc phục, đảm bảo tốt nhất cho phần dạy học không bị gián đoạn; 60 phút tiếp theo là mình nghiêm túc, tập trung chia sẻ kiến thức và giải bài cho các bạn; rồi sau đó mình ở lại giao lưu với các bạn một lúc rồi chào các bạn đi ngủ. Và hiện tại đó mới chỉ là cái khung livestream bây giờ, mình vẫn đang đau đáu việc tìm ra một cái khung thích hợp cho mình và cho những người học, làm sao để cân bằng giữa việc chia sẻ kiến thức với việc nói chuyện tâm sự, lắng nghe học sinh.
Nếu các bạn quan tâm, các bạn có thể xem lại các livestream của mình, như mình nói ở trên thì mình luôn tuân thủ trong khoảng 60 phút tập trung truyền đạt kiến thức. Mình cũng hiểu được cho suy nghĩ là mình không dạy gì của một số bạn bởi vì có thể họ vào xem livestream khi đang ở đầu live hoặc cuối live và chỉ thấy mình cười nói vui vẻ thôi. Điều này mình cũng dễ hiểu bởi vì những lúc mình livestream thì thời điểm đầu và cuối livestream rất nhiều lượt view nhưng cứ đến lúc mình bắt đầu vào việc chia sẻ kiến thức Vật lí thì lượt view giảm đáng kể, lúc này có lẽ chỉ có các bạn học sinh đang xem thôi!
- Ngoài là một người yêu Vật Lí và chia sẻ kiến thức Vật Lí, mình còn là một người chơi game . Bây giờ thì việc có nên chơi game hay không, học sinh có nên chơi game hay không có lẽ vẫn đang còn tồn tại rất nhiều luồng suy nghĩ và tranh cãi trái chiều nên mình cũng sẽ không bày tỏ quan điểm cổ xuý hay là bài xích việc chơi game. Mình chỉ đơn giản là người chơi game và muốn được chơi game với mọi người cũng như chia sẻ những giây phút thư giãn của mình thôi. Chứ mình không hề nghĩ, tính trước hay biết chắc được rằng việc chơi game của mình có vô tình cổ xuý các bạn học sinh chơi game hay không. Mình sẽ cố gắng có trách nhiệm hơn với vấn đề này trong tương lai để không làm ảnh hưởng đến việc học của các bạn học sinh và hình ảnh chia sẻ kiến thức của mình.
- Còn về việc nói bậy trên video thì mình đã sai rồi và mình muốn xin lỗi tất cả mọi người. Việc nói bậy ở trên mạng không chỉ sai với hình ảnh một người đang chia sẻ kiến thức mà là với bất cứ ai. Thế nên, mình sẽ cố gắng không lặp lại việc này gây ảnh hưởng xấu đến các bạn học sinh theo dõi mình.
Cá nhân mình qua bài viết trên, mình muốn chia sẻ quan điểm về sự việc lần này và mình cảm thấy mình đã có lỗi, có sai nhưng chưa có "tội" để mọi người "lên án" một cách mạnh mẽ và tiêu cực về cả con người mình lẫn cái việc mà mình truyền đạt kiến thức như vậy. Mình thật lòng cảm ơn những ai đang yêu thương và ủng hộ mình. Rất mong những người ủng hộ tiếp tục ủng hộ, còn với những người ghét mình, không ưa mình thì thật sự trong lòng mình không hề ghét các bạn và mong chúng ta vẫn có thể kết nối với nhau để có cơ hội hiểu nhau hơn.
Bản thân mình đã tự hứa với lòng rằng mình vẫn sẽ luôn thay đổi hành vi và sửa đổi cách biểu hiện ra bên ngoài mà số đông thấy là không phù hợp, miễn sao mình luôn giữ được mục đích ban đầu là truyền tải kiến thức. Danh xưng cô giáo có lẽ đang không phù hợp với mình thì mình xin được rút lại. Mình chỉ xin bây giờ được livestream, làm nội dung truyền tải kiến thức với tư cách như 1 creator, một nhà sáng tạo nội dung. Tuy nhiên ở thời điểm này, mình xin vẫn giữ cách xưng hô cô - em vì các bạn học sinh xem mình đã quen với điều đó, và cách xưng hô đó sẽ giúp các bạn cảm thấy gần gũi hơn khi nghe mình chia sẻ.
Dân mạng gay gắt yêu cầu "gỡ" danh cô giáo, Minh Thu liền có hành động quyết liệt trên trang cá nhân Nổi tiếng với danh xưng cô giáo livestream Vật lý Minh Thu nhưng từ nay có lẽ gái xinh sẽ xuất hiện với một tư cách khác. Thời gian gần đây, Minh Thu nổi lên như một hiện tượng mạng chỉ sau một buổi livestream thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi. Tự nhận mình là cô giáo dạy Vật lý, cùng...