Các giải pháp hỗ trợ kiểm soát màn hình máy Mac từ xa
Để có thể trợ giúp bạn bè sử dụng máy Mac từ xa khắc phục những vấn đề xảy ra đối với hệ thống, bạn có thể thử qua một số giải pháp chia sẻ màn hình từ xa mà không cần phải đến tận nơi, chỉ cần họ đảm bảo kết nối internet được duy trì.
Sử dụng Screens
Một phương pháp sáng giá để truy cập vào máy Mac từ xa là sử dụng công cụ mang tên Screens, tải về tại địa chỉ edovia.com/screens/, sử dụng mạng máy tính ảo (VNC) có sẵn cho cả iOS lẫn Mac OS X. Với khả năng hỗ trợ clipboard, đa màn hình và thanh công cụ tùy biến, Screens là lựa chọn tốt nhất để có thể giúp bạn ngồi ngay trước một màn hình máy tính từ xa.
Screens 3 là lựa chọn hữu ích để chia sẻ màn hình từ xa, nhưng sẽ tốn phí
Đây là tiện ích được Edovia phát triển, cho phép truy cập tạm thời vào bất kỳ máy Mac OS X 10.9 Mountain Lion trở về sau thông qua một liên kế chia sẻ, làm cho nó trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật từ bạn bè.
Để bắt đầu, chủ sở hữu máy Mac chỉ cần truy cập vào địa chỉ tải phần mềm nói trên và chọn phiên bản mới nhất. Sau khi cài đặt, Screens sẽ xác minh rằng bộ định tuyến được thiết lập đúng. Người dùng từ xa sẽ cần khai báo tên người dùng và mật khẩu quản trị để cho phép cấu hình bắt đầu làm việc.
Ứng dụng có thể quản lý các thư viện có trên máy Mac phía bên kia
Khi màn hình Screens Express đang chạy, người dùng từ xa sẽ thấy một chấm màu xanh lá cây và nội dung Configuration successful, cùng với một nút để chia sẻ một liên kết đến máy Mac màu xanh. Nhấp vào nút này, bạn sẽ thấy tùy chọn Share hiện ra, bao gồm Mail, Messages, Twitter, Facebook và bất kỳ dịch vụ nào khác được cấu hình trên hệ thống đó.
Video đang HOT
Screens Express yêu cầu xác nhận hoạt động kết nối với máy Mac từ xa
Mail và Messages là tùy chọn có sẵn, vì thế người dùng từ xa có thể dễ dàng gửi nội dung đến bạn, sau đó bạn hãy nhấp vào liên kết để mở màn hình của mình và bắt đầu tiến hành kết nối. Người dùng phía bên kia sẽ cần phải xác thực các kết nối bằng cách nhấn vào nút Share Screen bật lên, và trong một khoảnh khắc màn hình của họ cũng sẽ xuất hiện trên máy Mac hoặc iOS của bạn.
Xác nhận Share Screen để bắt đầu chia sẻ màn hình
Lợi thế của Screen Express là người dùng từ xa vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát việc chia sẻ màn hình, như họ có thể đóng các kết nối, hoặc chọn để tạo ra một liên kết mới.
Mặc dù Screens là một trong những cách nhanh nhất và dễ nhất để có được kết nối, nhưng có một vài nhược điểm tiềm năng trên nó. Đối với Mac và iOS, giá bán của nó tương ứng là 29,99 USD hoặc 19,99 USD. Ngoài ra, nó cũng không phải là lựa chọn cho những ai sử dụng phiên bản Mac OS X 10.7 Lion hoặc cũ hơn.
TeamViewer
Nếu bạn muốn sử dụng công cụ miễn phí, nghĩa là không tốn một xu nào như trên Screens thì có thể sử dụng công cụ phổ biến mang tên TeamViewer tại địa chỉ www.teamviewer.com/en/index.aspx, cung cấp khả năng chia sẻ màn hình cũng như video chat, chia sẻ các bài thuyết trình và chuyển tập tin giữa các hệ thống.
Điểm hay nhất là phần mềm không cần phải đăng nhập, kết nối bằng cách sử dụng ID 9 chữ số và mật khẩu được tạo một cách ngẫu nhiên.
Mặc dù không chuyên nghiệp như Screens, nhưng TeamViewer cho phép chia sẻ dễ dàng nhất
Để bắt đầu, sau khi tải về và cài đặt TeamViewer vào máy Mac, sau đó bạn hướng dẫn người bên kia làm điều tương tự với phiên bản có tên TeamViewer QuickSupport, một phiên bản rút gọn có khả năng hỗ trợ ngay lập tức. Họ chỉ cần biết thông tin ID và mật khẩu của TeamViewer cung cấp, sau đó nhập các thông tin trong phần Control Remote Computer, đảm bảo rằng các tùy chọn điều khiển từ xa được chọn.
Một lợi thế của TeamViewer là có thể cài phiên bản cũ của phần mềm
TeamViewer có thể không phải là lựa chọn hấp dẫn, nhưng nó chắc chắn làm được những công việc mà bạn cần đến, và cơ bản là nó có thể hoạt động tốt trên các hệ thống máy cũ.
Thậm chí công ty còn cung cấp khả năng tải về các phiên bản trước của công cụ tại địa chỉ www.teamviewer.com/en/download/dyngate.aspx, cho phép bạn kết nối với những phiên bản Mac OS X lâu đời một cách dễ dàng.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Viễn cảnh vẫy tay điều khiển thiết bị Apple
Trong tương lai, Apple có thể ứng dụng công nghệ không chạm và điều khiển từ xa bằng động tác tay đối với các dòng Mac, Apple TV và những thiết bị iOS đời sau, theo Apple Insider.
Vẫn chưa rõ khi nào Apple mới quyết định sử dụng những bằng sáng chế dạng này - Ảnh: Reuters
Trên hầu hết các thiết bị của Apple, người dùng có thể thao túng hầu như mọi khía cạnh của chúng với cú gõ trên màn hình hoặc quét tay trên bàn rê chuột.
Tuy nhiên, trong tương lai, họ có thể thực hiện điều tương tự với cái vẫy tay hoặc những động tác tay khác.
Apple Insider vừa tiết lộ một phần nội dung của bằng sáng chế mới cho thấy cách thức "nhà táo" có thể biến viễn cảnh trên thành hiện thực.
Theo đó, Văn phòng Đăng ký tên thương mại và bằng sáng chế Mỹ ngày 7.4 đã chính thức cấp bằng sáng chế trên cho Apple, trong đó mô tả một phương pháp tạo ra các bản đồ chiều sâu 3D chính xác của một cảnh tượng nhờ vào chuyển động của bàn tay, và phát hiện những động tác tay cụ thể cũng như vị trí của nó, như siết thành nắm đấm hoặc làm động tác chữ V.
Một minh họa trên bằng sáng chế cho thấy một thiết bị tương tự như Kinect của Microsoft's Kinect - Ảnh: Apple
Động tác tay dưới chip cảm biến quan sát chiều sâu 3D - Ảnh: Apple
Phát minh này còn có thể phát hiện những chuyển động tay trong trường hợp các ngón tay bị che một phần. Những động tác đã được ghi nhận sẽ được dùng để điều khiển một ứng dụng máy tính hoặc thiết bị.
Nếu phát minh mới có vẻ hơi quen tai, đó là vì bằng sáng chế của Apple là một trong nhiều phát minh thu được từ thương vụ sát nhập Primesense vào tháng 11.2013 với giá 350 triệu USD.
Primesense từng là một công ty cảm ứng 3D tại Tel Aviv, và cũng là công ty từng đứng sau Microsoft Kinect, được giới thiệu cho Xbox 360 vào năm 2010.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Cuộc cách mạng 31 năm của máy tính Mac Kể từ máy Apple Macintosh ra đời vào năm 1984, đến nay, trải qua 31 năm phát triển, Apple đã cho ra đời 19 dòng máy tính mang thương hiệu riêng của mình. Chiếc máy Apple Macintosh đầu tiên ra đời vào năm 1984 có giá 2.495 USD. Sau đó, máy Macintosh 512K ra mắt vào tháng 9/1984 có thiết kế gần giống...