Các gia tộc quyền lực trong giới ngân hàng trúng lớn
Thị trường tăng mạnh là cơ hội để các nhóm cổ đông gia đình đang thâu tóm quyền lực tại các nhà băng gia tăng mức độ giàu có. Tại Techcombank và VPBank, các nhóm cổ đông gia đình có thêm hàng trăm tỷ qua giá trị cổ phiếu
Thị trường chứng khoán vừa có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp nhờ đợt sóng của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Không chỉ VCB, BID, CTG, nhóm cổ phiếu các ngân hàng nhỏ cũng góp phần khiến thị trường tăng 5,6% giá trị vốn hóa.
Các gia tộc quyền lực trong giới ngân hàng trúng lớn
Cụ thể, VPB của VPBank tăng 4,9%, MBB của MB tăng 4,1%, Techcombank tăng 3,6%, HDB của HDBank tăng 13,6%, ACB tăng 10%, SHB tăng 14,3%,…
Đó cũng là cơ hội để các nhóm cổ đông gia đình đang thâu tóm quyền lực tại các nhà băng gia tăng mức độ giàu có. Riêng tại Techcombank và VPBank, nơi có các nhóm cổ đông gia đình nắm giữ các vị trí chủ chốt trong HĐQT, hàng trăm tỷ đồng là mức tăng thêm giá trị cổ phiếu do các nhóm cổ đông gia đình nắm giữ.
Tại Techcombank, gia đình Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh gồm Chủ tịch, mẹ, vợ, con trai và em gái Chủ tịch HĐQT hiện đang nắm giữ lượng cổ phiếu TCB trị giá lên tới 12.766 tỷ đồng, con số này đã tăng mạnh 446 tỷ đồng so với tuần trước đó.
Gia đình Phó Chủ tịch Techcombank Nguyễn Cảnh Sơn gồm ông Sơn, vợ và con trai cũng đang nắm giữ lượng cổ phiếu TCB trị giá 2.465 tỷ đồng. Việc TCB tăng giá giúp cho gia đình Chủ tịch Euro Window có thêm hơn 86 tỷ đồng từ TCB trong tuần vừa qua.
Người đồng cấp với ông Sơn tại TCB, ông Nguyễn Thiều Quang và người thân cũng có thêm hơn 25 tỷ đồng với tổng giá trị cổ phiếu là 721 tỷ đồng.
Video đang HOT
Còn tại VPBank, Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng cùng mẹ và vợ đã gia tăng khối tài sản của mình tại ngân hàng này lên 9.000 tỷ đồng, tăng 422 tỷ đồng chỉ sau một tuần.
Hai vợ chồng Phó Chủ tịch VPBank Bùi Hải Quân cũng có thêm 189 tỷ đồng, nâng giá trị cổ phiếu VPB đang nắm giữ vượt lên 4.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, gia đình Phó Chủ tịch VPBank Lô Bằng Giang tích lũy thêm 212 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cổ phiếu lên 4.519 tỷ đồng.
Tại đế chế ACB, hai gia đình ông Nguyễn Đức Kiên và Trần Mộng Hùng được cho là nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất tại nhà băng này. Với lượng cổ phiếu đang nắm giữ công khai, gia đình bầu Kiên đã có thêm hơn 280 tỷ đồng trong tuần qua, nâng giá trị cổ phiếu ACB do nhóm cổ đông này nắm giữ lên trên 3.000 tỷ đồng.
Tương tự, gia đình ông Trần Mộng Hùng (cựu Chủ tịch ACB và là bố của Chủ tịch đương nhiệm Trần Hùng Huy) cũng đang nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng so với tuần trước.
Tại TPBank của hai anh em tỷ phú Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú, giá cổ phiếu TBP tăng 6,2% trong tuần vừa qua đã giúp cho gia đình Chủ tịch Đỗ Minh Phú (gồm ông Phú và hai người con) tăng giá trị tài sản lên 1.442 tỷ đồng, trong khi tài sản của gia đình người em Đỗ Anh Tú (gồm ông Tú, vợ và các con) cũng đã tăng lên 1.912 tỷ đồng.
Tại VIB, gia đình Chủ tịch HĐQT Đặng Khắc Vỹ cũng kịp tích lũy thêm 155 tỷ đồng khi giá trị cổ phiếu VIB do ông Vỹ cùng vợ và con trai nắm giữ đã đạt mức 2.100 tỷ đồng.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank cũng có thêm 113 tỷ đồng nhờ việc cổ phiếu STB và LPB. Hiện giá trị hai mã cổ phiếu này do ông Minh (trực tiếp và gián tiếp) nắm giữ đạt 1.617 tỷ đồng.
Trong số các ngân hàng niêm yết, SHB của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển là ngân hàng có mức tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 năm qua. Riêng trong tuần vừa qua, Gia đình ông Đỗ Quang Hiển (gồm hai bố con ông Hiển và hai người chị gái) cũng đã có thêm 446 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cổ phiếu SHB do ông Hiển và người thân nắm giữ lên mức 3.568 tỷ đồng.
Bộ đôi "ông lớn" ngân hàng VCB và BID có tuần tăng mạnh trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch hung phấn khi kết thúc tuần VN-Index chinh phục thành công mốc 860 điểm
VN-Index tăng 21,75 điểm (tương đương 2,52%), đóng cửa ở mức 886,22 điểm. Ảnh Internet.
Kết thúc tuần giao dịch này, VN-Index tăng 21,75 điểm (tương đương 2,52%), đóng cửa ở mức 886,22 điểm. Chỉ số có 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm vào ngày 2/6/2020.
Toàn thị trường tuần qua có tới có 243 mã tăng và 109 mã giảm. VCB, BID và VNM là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho mức tăng của chỉ số, đóng góp lần lượt 4,03; 2,30 và 2,10 điểm.
Trong khi đó, VIC, HPG và PDR là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi 1,93; 0,28 và 0,11 điểm.
Khối lượng giao dịch trung bình đạt 446,14 triệu cổ phiếu/phiên với giá trị giao dịch trung bình đạt 6.269,39 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại bán ròng 48,65 tỷ đồng trên sàn HSX trong tuần này.
Trong khi đó, rrên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 8,27 điểm (tương đương 7,53%) trong tuần giao dịch này, đóng cửa ở mức 118,08 điểm.
Chỉ số cũng có 4 phiên tăng và chỉ duy nhất 1 phiên giảm vào ngày 2/6/2020.
Toàn chỉ số có 146 mã tăng và 99 mã giảm. ACB, SHB và SHS là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp 3,65; 2,63 và 0,41 điểm.
Mặt khác, TVC, CTB và PGS là 3 mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi 0,25; 0,03 và 0,03 điểm.
Khối lượng giao dịch trung bình đạt 76,31 triệu cổ phiếu/phiên với giá trị giao dịch trung bình đạt 850,96 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại bán ròng 22,02 tỷ đồng trên sàn HNX trong tuần này.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, thị trường dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm trong những phiên đầu tuần và có thể gặp áp lực điều chỉnh trở lại về cuối tuần.
VN-Index sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 888-893 điểm. Chính vì vậy BVSC tiếp tục đưa ra cảnh báo về khả năng thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh đan xen trong quá trình đi lên khi mà trạng thái quá mua trên thị trường đang lan tỏa trên diện rộng.
"Diễn biến thị trường giai đoạn này sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm đến các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ không tạo được sự đột biến khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs đang ở phía trước", BVSC nhận định.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét thực hiện bán chốt lời các vị thế ngắn hạn tại vùng 888-893 điểm. Các hoạt động mua trading trong giai đoạn này vẫn nên hạn chế và chỉ tập trung vào các nhóm cổ phiếu có sẵn trong danh mục.
TPBank đặt chỉ tiêu nào cho năm 2020? Trước ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm 2020, mặc dù Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) vẫn báo con số lợi nhuận lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, cùng với lo ngại tỷ lệ thu nhập lãi thuận (NIM) mỏng hơn năm trước. TPBank vẫn đặt ra mục tiêu tăng...