Các đơn vị Quân đội sẵn sàng ứng phó với bão số 2
Ngày 21-7, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đề nghị Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự-Phòng, chống thiên tai và TKCN các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ ứng trực, chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của bão và mưa lớn; kiểm tra, bổ sung, điều chỉnh các phương án, kế hoạch; triển khai những biện pháp phòng, chống bảo đảm an toàn doanh trại, kho tàng, các công trình đang thi công.
Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ.
Tổ chức chằng néo tàu thuyền. Ảnh minh họa: qdnd.vn
Video đang HOT
Các quân khu, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo bộ CHQS các tỉnh, thành phố (quận, huyện) chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ suối, khu vực thấp trũng, hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa và di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm; chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền, phối hợp với các đơn vị đứng chân trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả và TKCN. Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ những phương tiện, tổ chức kiểm đếm, thông báo kịp thời cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để di chuyển tránh, trú hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại nơi tránh trú an toàn.
Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai những biện pháp bảo đảm an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện TKCN khi có tình huống xảy ra trên biển, đảo. Quân chủng Phòng không-Không quân, Binh đoàn 18 sẵn sàng lực lượng, phương tiện xử lý các tình huống khi có lệnh của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn 12, Quân đoàn 3; các Binh đoàn: 11, 12, 15 và các binh chủng sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có yêu cầu.
Lâm Đồng: Triển khai phòng, chống sạt lở, lũ quét trong mùa mưa
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các địa phương chủ động, tập trung triển khai phòng, chống sạt lở, lũ quét trong mùa mưa 2024.
Hiện trường xảy ra vụ sạt lở khiến một người thiệt mạng tại xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) rạng sáng 15/7. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ này.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, sát tình tình thực tế và hiệu quả nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong thời gian qua. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh về kết quả thực hiện công tác chỉ đạo và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý.
Các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng tất cả công trình, dự án do mình làm chủ đầu tư hoặc thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý. Trong đó lưu ý công trình, dự án tại khu vực xung yếu, đồi dốc có nguy cao sạt lở đất, ngập lụt để thực hiện biện pháp gia cố, xử lý nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, tài sản và ổn định công trình.
Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan trực thuộc, đơn vị quản lý đường bộ tăng cường kiểm tra tuyến đường xung yếu, cầu yếu, đoạn đường đèo... tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt trượt cao, chú trọng tuyến đường huyết mạch, quan trọng trên địa bàn tỉnh như, đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Mimosa, Quốc lộ 27, 27C, 28, 28B, Tỉnh lộ, trục đường huyện kịp thời cảnh báo, thông tin đến người dân, du khách chủ động phòng tránh, lựa chọn hướng di chuyển phù hợp. Đồng thời, chủ động xử lý trước vị trí nguy cơ sạt trượt, cắt tỉa, xử lý cây xanh nguy cơ ngã đổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra, bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt.
Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở chủ động rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, chủ động triển khai hiệu quả biện pháp phòng ngừa, sơ tán, di dời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Khi xảy ra sự cố phải chủ động tổ chức lực lượng xử lý ngay, phát huy hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" "ba sẵn sàng"; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo. Đặc biệt chỉ đạo tổ chức trực ban 24/24 giờ trong mùa mưa bão; thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, kịp thời cảnh báo, thông tin nhanh chóng để chính quyền cấp cơ sở và bà con chủ động phòng tránh, ứng phó hiện tượng mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra.
Như phóng viên TTXVN đã đưa tin, rạng sáng 15/7 xảy ra sạt lở đất tại xã Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) làm một nhà dân bị vùi lấp, một người thiệt mạng, 3 người may mắn thoát nạn.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở Lâm Đồng xuất hiện mưa kéo dài trong mấy ngày qua. Theo dự báo, Lâm Đồng là một trong 12 địa phương có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong 6 giờ tới.
Cảnh sát giao thông cứu ba người trong một gia đình thoát cơn lũ dữ Đêm 9/6, rạng sáng 10/6, trên địa bàn Hà Giang xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét, làm sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi, gây thiệt hại về người và tài sản. Thống kê từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho thấy, mưa lũ đã khiến 3 người chết, thiệt hại ban đầu...