Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 được sắp xếp ra sao?
Ngày 12/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 8 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ.
Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn sau khi sáp nhập thực hiện theo nguyên tắc dự toán đối với từng bộ, cơ quan Trung ương, từng địa phương không thay đổi.
Cụ thể, đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại địa bàn huyện nghèo trước khi sáp nhập.
Video đang HOT
Đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập thôn chỉ thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn trước khi sáp nhập bao gồm:
Thứ nhất là, các đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 sáp nhập với nhau thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ như thời điểm trước khi sáp nhập cho đến khi cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi, thay thế.
Thứ hai là, đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm trường hợp thôn của xã này nhập vào thôn của xã khác), chỉ thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ, chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đối với địa bàn xã, thôn thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cũ trước khi sáp nhập; đồng thời thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập.
Thứ ba là, các xã, thôn khó khăn sáp nhập với xã, thôn khó khăn; xã, thôn đặc biệt khó khăn sáp nhập với xã, thôn đặc biệt khó khăn thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cộng gộp hai suất đầu tư của xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập cho xã, thôn mới.
Về thực hiện các chính sách khi thay đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn đổi tên sau khi sáp nhập sẽ sử dụng tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn mới để tổ chức thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị quyết này.
Các chính sách quy định nêu trên thực hiện từ ngày 12/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Riêng các chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện đến hết năm 2020; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thực hiện đến khi cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 – 2025, nhưng tối đa đến hết ngày 31/12/2021.
Phú Thọ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, cùng các cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tỉnh đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước phân tán cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào dân tộc thiểu số...
ể tiếp tục triển khai đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc và miền núi, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao trình độ y, bác sĩ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản, trong đó chú trọng y tế dự phòng. Tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội... Tỉnh phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 4% đến 5%, giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.
* Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Năm học 2019 - 2020, dù ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng toàn tỉnh đã huy động gần 25.900 học sinh đến trường. ối với cấp tiểu học, kết quả hoàn thành chương trình lớp học đạt gần 98%; cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 64,5% (tăng 1,56%); cấp Trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 61,5% (tăng 1,18%). Cũng trong năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3...
Năm học 2020 - 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer...
Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Ngày 22-12, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo "Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa...