Các đối tác của Apple đang rốt ráo vào Việt Nam?
Nhà máy của Foxconn, đối tác của Apple đang tìm cách để vào Việt Nam khi ‘cố định’ tại tỉnh Bắc Giang với khoản đầu tư khá lớn.
Những cuộc dịch chuyển nhẹ nhàng
Theo thông tin đăng tải trên tờ Business Times, Foxconn, đối tác cung ứng và lắp ráp chủ chốt của Apple, đã đầu tư 213,5 triệu USD vào một đơn vị ở Ấn Độ trong thời gian từ tháng 9.2018 đến tháng 1.2019, để “đầu tư dài hạn” và đang thanh toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua, đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Trong một báo cáo của Foxconn, công ty này cho biết đang bán quyền sử dụng đất ở Việt Nam cho một đơn vị thuộc FIT Hon Teng, công ty con của Foxconn. FIT Hon Teng niêm yết trên sàn Hong Kong và là nhà sản xuất cáp cho iPhone.
Cũng trong thời điểm này, Apple vừa đưa ra thông báo kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu của Apple tại Việt Nam.
Thật trùng hợp khi Pegatron Corp, đối thủ có quy mô nhỏ hơn của Foxconn, đã chuyển một phần mạng lưới sản xuất sang Indonesia do ảnh hưởng từ thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày 27.1. Công ty này cũng đang cân nhắc thuê các cơ sở tại Việt Nam và Ấn Độ.
Video đang HOT
Hai công ty đều không nói rõ có phải họ đang chuyển sản xuất các sản phẩm cho Apple hay không. Động thái trên cho thấy các công ty Đài Loan, sản xuất hầu hết đồ điện tử cho thế giới, đang nghiêm túc đánh giá mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tất cả đang chuẩn bị cho một sự thay đổi khỏi hệ thống sản xuất đã mang lại cho họ nhiều thành công từ những năm 1980.
Thị trường Việt chưa bão hòa?
Cách đây 3 năm, truyền thông trong nước và quốc tế đã xôn xao kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD của Apple vào một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Và hai địa điểm trong danh sách lựa chọn của Apple là Hà Nội và Đà Nẵng. Việc thành lập trung tâm dữ liệu của riêng mình là một phần trong chiến lược Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác dữ liệu của bên thứ ba như Amazon và Microsoft.
Đây có thể sẽ là dự án đầu tư thứ hai của Apple vào thị trường Việt Nam. Tháng 10.2015, Reuters đưa tin Apple đã đầu tư 15 tỉ đồng (673.000 USD) để thành lập công ty con có tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó mở đường cho nhà sản xuất iPhone trực tiếp thực hiện việc bán hàng ở thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp công nghệ thông tin, bảo hành cũng như các dịch vụ tư vấn.
Việt Nam hiện đang nổi lên như một thị trường trọng điểm của Apple trong bối cảnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu bão hòa, sức mua iPhone kém.
Mặc dù giá bán iPhone ở Việt Nam cao hơn nhiều so với mức thu nhập và ngân sách chi tiêu của đại bộ phận người tiêu dùng, song các mẫu điện thoại của dòng điện thoại này vẫn ghi nhận các con số bán hàng ấn tượng. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, giai đoạn từ quý II.2017 tới quý II.2018, Apple luôn duy trì mức thị phần 5% trên thị trường điện thoại thông minh Việt Nam.
Đầu tháng này, trong bản ghi nhớ gửi nhân viên, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã dự báo hãng này sẽ đạt doanh thu kỷ lục ở Việt Nam. “Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam,” ông Cook cho biết.
Ông Tim Cook, chia sẻ “Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam”.
Theo NCĐT
iPhone ế, nhà cung cấp iPhone của Apple cắt giảm 50.000 lao động
Mới đây, một trong số các nhà cung cấp của Apple đã cắt giảm 50.000 công việc lắp ráp iPhone trước thời hạn.
Để đáp ứng nhu cầu cao trong thời gian ra mắt iPhone mới, các nhà sản xuất như Foxconn và Pegatron đã tuyển dụng hàng ngàn nhân viên tạm thời trong suốt thời gian từ tháng 8 đến tháng 1. Tuy nhiên, tình hình năm nay đã khiến các công ty này cắt giảm mạnh lực lượng lao động.
Foxconn đã cắt giảm 50.000 việc làm.
Thông thường, cả Foxconn và Pegatron đều gia hạn hợp đồng hàng tháng để tối đa hóa lợi nhuận trước khi bắt đầu cắt giảm nhân lực vào cuối tháng 1 khi nhu cầu iPhone suy yếu. Tuy nhiên, do doanh số bán iPhone chậm trong suốt cuối năm 2018, một báo cáo mới của Nikkei cho hay Foxconn đã bắt đầu thu hẹp lực lượng lao động của mình vào tháng 10 và đến nay, hơn 50.000 việc làm đã bị cắt giảm trước thời hạn. Để tiếp tục cải thiện tình hình, Foxconn gần đây đã kết hợp dây chuyền sản xuất Mac và iPad của mình với Dell và Acer. Điều này giúp hãng giảm được khoảng 50% số lượng vị trí quản lý.
iPhone Xs Max và iPhone Xr 2018.
Tương tự, theo báo cáo, Pegatron đã giảm số lần gia hạn hợp đồng từ tháng 11 và các nhà cung cấp quan trọng khác cũng đã thực hiện cắt giảm lực lượng lao động. Thêm nữa, một nhà cung cấp linh kiện của Trung Quốc cũng đã cho 4.000 nhân viên nghỉ dài hạn đến tháng ba năm nay. Hiện tại, những công nhân này vẫn là nhân viên kỹ thuật nhưng dự kiến sẽ quay lại làm việc vào tháng 3.
Mặc dù không được nhắc tới trong báo cáo, nhân viên của Apple cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm gần đây của iPhone. Trên thực tế, CEO Tim Cook của công ty đã tiết lộ với các nhân viên sẽ cắt giảm tuyển dụng ở một số bộ phận nhất định trong thời điểm hiện tại.
Theo dan viet
Nhà cung cấp của Apple cắt giảm 50.000 nhân viên lắp ráp iPhone trước thời hạn TGTTO Các nhà cung cấp, lắp ráp thiết bị cho Apple như Foxconn và Pegatron đã cắt giảm lực lượng lao động khá đông trước thời hạn, theo một báo cáo mới nhất cho hay. Các điện thoại iPhone XS và iPhone XS Max. Thông thường, cả Foxconn và Pegatron đều gia hạn hợp đồng trước khi cắt giảm việc làm vào cuối...