“Các doanh nghiệp, đơn vị ngành TT&TT phải nhận lấy sứ mệnh quốc gia, làm nhiều việc cho đất nước phát triển”
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu, trong năm 2020, các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành cần đổi mới cách làm, vươn lên mạnh mẽ, nhận lấy sứ mệnh quốc gia, làm nhiều việc cho đất nước phát triển, qua đó đơn vị, doanh nghiệp mình cũng phát triển.
ICT Việt Nam vươn cao trên các bảng xếp hạng quốc tế
Hôm nay, ngày 28/12, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020. Trong phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong một năm đầy sóng gió và biến đổi của thế giới, Bộ TT&TT đã đóng góp cho đất nước thay đổi về chất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), góp phần giúp cho cuộc cách mạng này đang thấm dần vào từng cấp, từng ngành.
Cho biết những kết quả của ngành TT&TT đạt được trong năm 2019 đã chứng tỏ những lời nói của Bộ TT&TT đã đi đôi với việc làm, Thủ tướng đánh giá: “Năm 2019 là năm mà Việt Nam phát triển toàn diện cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng. Trong sự tăng trưởng đó không thể không nhắc tới những đóng góp của Bộ TT&TT”.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nhìn lại một năm qua, dù vẫn những con người ấy nhưng chúng ta đã thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm, lấy lại sự tự tin, lấy tinh thần phụng sự ngành, phục sự đất nước để hành động và chúng ta tự hào vì đã nhìn thấy những kết quả khích lệ ban đầu ở hầu hết các lĩnh vực của Bộ, không chỉ ở trung ương mà còn ở các địa phương, các doanh nghiệp, các hiệp hội.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Bộ.
Được coi là một năm khởi tạo mới của Bộ TT&TT, trong 2019, các chỉ số tăng trưởng của các lĩnh vực thuộc ngành TT&TT được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Trong đó, về viễn thông, điểm đánh giá chỉ số IDI của Việt Nam đạt khoảng 5,57 tương ứng với hạng 81 (ngang với Trung Quốc và Iran); Việt Nam đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng về an toàn, an ninh mạng toàn cầu do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá, từ thứ hạng 100 năm 2017 lên thứ hạng 50 năm 2019. Việt Nam được đánh giá là nước có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Video đang HOT
Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng 140 quốc gia của WEF, với việc tăng 10 bậc về chỉ số GCI, từ vị trí 77 năm 2018 lên thứ hạng 67, trong đó chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT-TT đóng vai trò hết sức quan trọng khi tăng hơn 50 bậc từ thứ hạng 95 (năm 2018) lên thứ hạng 41.
Thống kê cho thấy, tổng doanh thu toàn ngành TT&TT dự kiến đạt 3.100.000 tỷ đồng (gần 135 tỷ USD), tăng 8,8% so với năm 2018; nộp ngân sách đạt 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, năm 2019 ngành TT&TT đã đi những bước đầu tiên theo định hướng mọi hoạt động đều vì phát triển bền vững và đã đạt một số kết quả. “Các đơn vị trong ngành TT&TT đã tự tin hơn và ngoài ngành cũng nhìn thấy Bộ TT&TT nhiều hơn”, Bộ trưởng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, có thể kể đến một số chủ trương lớn của ngành được bước đầu được triển khai trong năm nay, đơn cử như: thử nghiệm và thương mại hóa 5G; cấp tần số 4G; tắt sóng 2G; chuyển hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số; Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Chuyển đổi số; Kinh tế số; Sandbox; tỉnh điểm – bộ điểm; trung tâm quốc gia về an toàn không gian mạng; SOC (Trung tâm giám sát an ninh mạng – PV) của các tỉnh, các bộ; hệ sinh thái an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Make in Vietnam; sản phẩm ICT; phát triển các platform; sản xuất thiết bị điện tử viễn thông nói chung và thiết bị 5G nói riêng…
Bộ trưởng cũng chỉ rõ, Bộ TT&TT đã thay đổi cách làm từ hơn một năm nay, lắng nghe tham vấn chính sách, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đơn vị, các hội, hiệp hội trong ngành. Bộ TT&TT cũng đã tuyên bố một cửa cho các đơn vị, đơn vị trong ngành. Đây là một sự chuyển dịch rất quan trọng, giờ đây Sở, doanh nghiệp khó gì đều có thể kêu với Bộ. Bây giờ cũng đã thành nếp, bất cứ chính sách gì, các Cục, Vụ của Bộ đều tham vấn các doanh nghiệp.
“Muốn cho Bộ này giỏi lên, tốt lên chỉ có một cách là các tỉnh, các Sở, các doanh nghiệp phải giao nhiều nhiệm vụ cho Bộ. Vì chúng ta chỉ có thể giỏi lên nếu có việc. Các Sở khi có việc đẩy về Bộ hoặc hỏi Bộ thì đấy chính là một cơ hội để Bộ tốt lên, đừng nghĩ là mình làm phiền Bộ”, Bộ trưởng cho hay.
Năm 2019, Bộ TT&TT cũng đã quan tâm, chỉ đạo các Sở TT&TT, quan tâm đến xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng. Theo Bộ trưởng, “đi tới tận nơi, trực tiếp làm việc với các tỉnh, các bộ nhằm nắm chắc tình hình, phát hiện đúng vấn đề, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, nút thắt và tạo ra sự phát triển mới” là việc đã được Bộ TT&TT thực hiện trong năm 2019, dù chưa đi được nhiều nhưng đây là cách làm hiệu quả.
Ngành TT&TT tiếp tục góp sức vì một Việt Nam hùng cường
Tuy nhiên, trong kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ, ngành TT&TT vẫn còn một số tồn tại lớn như: chất lượng mạng di động băng rộng cũng như tỷ lệ thuê bao băng rộng còn thấp so với thế giới; mạng viễn thông chưa chuyển mạnh sang hạ tầng số; thị trường viễn thông còn thiếu động lực cạnh tranh; tình trạng rác viễn thông kéo dài; xếp hạng về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số còn thấp; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến nhất là dịch vụ mức độ 4 còn thấp; an toàn, an ninh mạng còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức; thiếu vắng những doanh nghiệp công nghệ lớn có khả năng làm chủ công nghệ, có sức cạnh tranh toàn cầu; các doanh nghiệp ICT vẫn gia công, lắp ráp là chính…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được Bộ TT&TT lần đầu tổ chức vào ngày 9/5/2019 tại Hà Nội
Nhấn mạnh năm 2020 là một năm đặc biệt, năm kết thúc kế hoạch 5 năm và định hình kế hoạch 5 năm tới, định hình chiến lược 10 năm tiếp theo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp, Bộ trưởng đề nghị ngành TT&TT tập trung vào một số nội dung công việc quan trọng.
Cụ thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, năm 2020, cần đưa vào khai thác bộ mã bưu chính đến địa chỉ cùng mạng lưới chuyển phát đến 24 triệu hộ gia đình; nâng cao chất lượng 4G, thương mại hóa 5G và chuẩn bị sóng 2G; xử lý căn bản các loại rác viễn thông.
Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi căn bản cách làm Chính phủ điện tử trên tinh thần kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo an ninh mạng, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; kết hợp hài hòa giữa tập trung vào phân tán, đặc biệt là vai trò điều phối thống nhất của Bộ TT&TT và của các Sở TT&TT địa phương; Hoàn thành hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Phát triển các doanh nghiệp công nghệ số với tinh thần là Make in Vietnam; sản xuất thiết bị 5G Việt Nam và coi đây là sản phẩm công nghệ tiêu biểu nhất của năm 2020.
Cùng với việc hoàn thành quy hoạch báo chí, giải quyết căn bản các tồn tại kéo dài của báo chí, trong năm 2020, Bộ trưởng cũng chỉ đạo phải quản lý được thông tin trên không gian mạng, đảm bảo không bị lợi dụng để phá hoại Đại hội Đảng các cấp; đưa công nghệ mới vào hệ thống thông tin cơ sở và xây dựng Chiến lược sách quốc gia.
Các Sở TT&TT phải đưa được các định hướng và công việc của Bộ, Sở vào Nghị quyết, chương trình của tỉnh. Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành thì phải đổi mới cách làm, vươn lên mạnh mẽ, nhận lấy sứ mệnh quốc gia làm nhiều việc cho đất nước phát triển, qua đó thì mình phát triển. Các hiệp hội cần hoạt động lành mạnh, thiết thực hơn, lấy hiệu quả công việc đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực, cho các đơn vị trong hội.
“Bộ TT&TT sẽ tiếp tục là nơi luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến hay để phát triển ngành. Tất cả chúng ta cùng trong một ngành, cùng trong một nhà. Năm 2020, công việc nhiều và đều là việc quan trọng, có ý nghĩa lâu dài, là năm Bộ, ngành chúng ta cần phải tạo ra được nhiều kết quả để khẳng định sự đúng đắn của những định hướng chúng ta đã đề ra. Những thành công của ngành sẽ góp phần cho đất nước phát triển vì một Việt Nam hùng cường, vì một Việt Nam phát triển thịnh vượng vào năm 2045, khi chúng ta tròn 100 năm Việt Nam mới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo ITC News
Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) thì đến giữa tháng 12/2019 trên toàn cầu đã có 199 thiết bị 5G được công bố và 56 mạng 5G đã triển khai thương mại.
Báo cáo của GSA cũng cho thấy, ngành công nghiệp đã phát triển nhanh chóng về thiết bị 5G cũng như việc triển khai các mạng 5G thương mại trong thời gian qua và dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa vào năm 2020 và những năm tiếp theo.
Về mặt thiết bị, trong năm 2019, số lượng thiết bị 5G được công bố đã tăng lên nhanh chóng, bắt đầu bằng một vài thông báo và sau đó tăng lên khi các nhà khai thác ở nhiều nơi trên thế giới tung ra dịch vụ 5G thương mại đầu tiên của họ.
Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu
GSA báo cáo rằng có 199 thiết bị 5G được công bố từ 76 nhà cung cấp với 16 chủng loại, từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, điểm phát sóng (hotspot) và thiết bị dùng cho khách hàng trong nhà và ngoài trời đến thiết bị bay không người lái, TV, robot và máy bán hàng tự động... Trong đó có ít nhất 47 thiết bị 5G hiện có sẵn trên thị trường, tăng từ 20 thiết bị vào tháng 6 năm nay. Phần lớn các thiết bị 5G có sẵn hoặc đã có kế hoạch sản xuất là điện thoại thông minh (63 thiết bị) và thiết bị truyền thông cá nhân (CPE) (61 thiết bị) trong số 199 thiết bị được công bố.
Về mặt triển khai mạng 5G, GSA cho biết, có tới 342 nhà khai thác đầu tư vào mạng 5G dưới dạng thử nghiệm, lập kế hoạch hoặc triển khai trong thực tế, trong đó 56 nhà khai thác đã triển khai thương mại một hoặc nhiều dịch vụ 5G tương thích với quy định của Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào (3GPP) tại 31 quốc gia; 75 nhà khai thác nói rằng họ đã triển khai công nghệ 5G tương thích với 3GPP trong mạng của họ.
Về mặt hỗ trợ phổ tần số, khoảng 60% thiết bị được công bố được xác định là hoạt động ở dải tần số dưới 6 GHz và khoảng 1/3 số thiết bị được xác định là có hỗ trợ sóng milimet (băng tần trên 24 GHz).
Theo việt nam net
Facebook đang bắt đầu tự phát triển hệ điều hành dành cho các thiết bị của hãng Theo một thông tin đến từ lãnh đạo của Facebook cho biết, hãng sẽ tự phát triển hệ điều hành của riêng mình. Theo một báo cáo được công bố gần đây, trong một nỗ lực giải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Google, gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã bắt đầu phát triển hệ điều hành của riêng mình. Điều...