Các dấu hiệu ung thư phổi
Đa số bệnh nhân ung thư phổi lúc đầu đều ho khan hoặc ho có đờm, thường vào buổi sáng. Ho kéo dài, các thuốc chống viêm, trị ho không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm.
Ung thư phổi giai đoạn sớm
Bệnh nhân ung thư cũng thường bị đau ngực. Thường không có điểm đau rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
Video đang HOT
Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khó nói hoặc nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ…
Việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị, cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.
Để phát hiện sớm ung thư phổi, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu nghiện thuốc lá kèm ho khan hoặc có đờm kéo dài nên đến bệnh viện 4 tháng một lần để chiếu chụp phổi, lấy đờm, dịch phế quản làm xét nghiệm tế bào học (5-8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi sớm). Ở cả hai giới từ 40 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu sút cân, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt thì cần đi khám và làm các xét nghiệm.
Về điều trị, tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (cắt phân thùy phổi, thùy phổi, thậm chí toàn bộ lá phổi có khối u, lấy bỏ hạch di căn nếu có) hoặc điều trị tia xạ (đơn thuần hay phối hợp) và dùng thuốc.
Cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
Theo SKDS
Tập thở để phòng bệnh hô hấp
Môi trường ô nhiễm, thời tiết thất thường là những nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, khả năng miễn dịch của cơ thể yếu cũng là yếu tố dễ nhiễm bệnh. Bệnh đường hô hấp biểu hiện với các triệu chứng: sốt, ho (ho khan, ho có đờm, ho từng cơn, ho liên tục), đau đầu, sổ mũi...
Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh sẽ dẫn đến viêm mũi, viêm xoang nặng hơn khi viêm họng lan xuống thanh quản gây viêm thanh, khí, phế quản, hoặc viêm phổi, suy hô hấp (khó thở, nhịp thở tăng, tím tái ở môi và các đầu chi) sốt li bì mê sảng.
Theo bác sĩ Phạm Quang Thanh Long (khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), để phòng tránh các bệnh đường hô hấp, chúng ta có thể áp dụng một số bài tập thở đơn giản để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp và lưu thông tốt nhịp thở, các bài tập xoáy vào 3 vùng: ngực trên, các xương sườn thấp và cơ hoành. 3 bài tập thở chính đó là thở chu môi, thở sâu, và thở cơ hoành.
Với bài tập thở chu môi, trước hết hãy thư giãn cơ vai và cơ cổ. Sau đó, ta thở chậm bằng mũi với 2-3 nhịp và chu môi như huýt sáo. Bước tiếp theo hãy thở ra nhẹ nhàng bằng miệng kéo dài nhưng không cần phải cố đẩy hết khí ra khỏi phổi. Nên duy trì thở chu môi cho đến khi không còn cảm thấy bị ngắn hơi trong khi thở nữa. Với bài tập thở sâu, ta có thể nằm hoặc đứng, khuỷu tay khép nhẹ ra sau, hít thật sâu, giữ hơi và đếm đến 5, sau đó thở ra chậm và hoàn toàn.
Kiểm tra hệ hô hấp qua hơi thở - Ảnh: Thanh Tùng.
Còn bài tập thở cơ hoành rất quan trọng, bởi cơ hoành là tấm cơ phẳng ngăn cách ngực và bụng, đóng vai trò chính trong hô hấp. Trước tiên, nằm ngửa, gập nhẹ đầu gối, có thể lót gối bên dưới. Tiếp tục với động tác chống nạnh dưới xương sườn. Khi hít sâu vào, cảm nhận tay được nâng lên trong khi vùng ngực vẫn cố giữ yên. Hít vào đếm đến 3, thở ra đếm đến 6. Bước cuối hãy chu môi nhẹ sẽ giúp thở ra chậm hơn.
Mỗi động tác cần thực hiện 10 lần, tăng lên 12 lần và bắt đầu tập luyện trong khi đi bộ, thậm chí leo cầu thang nên được thực hiện 3-4 lần/ngày. Chúng ta có thể đứng trước gương để kiểm soát tư thế của mình. Hiện nay, tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng nhiều, nếu bệnh nhân không hoạt động, hệ cơ bắp sẽ ngày càng suy yếu, dần dần họ sẽ không thể sinh hoạt bình thường được.
Cũng theo bác sĩ Long, nếu được hướng dẫn tập luyện đúng cách, bắt đầu với những bài tập thở và sau đó tập thể lực dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bệnh nhân sẽ dần thích nghi với tình trạng thiếu ô-xy của cơ thể, cũng như cải thiện hiệu quả làm việc của hệ hô hấp. Bài tập này còn có thể áp dụng cho những bệnh nhân sau mổ vùng bụng, ngực hay bệnh nhân nằm bất động thời gian dài. Nếu tập thường xuyên, các bài tập sẽ đem lại tác dụng khả quan.
Theo SKDS
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp thế nào? Nhiễ bệnh chim tỷ lện trongnh ở em. chon tuiang tậpinhu nhất vì hệ miễn dịch cha phát triển. Ở tui này, thng cha bit nóin khi bệnhng bituau ha chịu. Vìy,c bậc cha mẹ cn phải hiểu bitể phát hiện bệnh sm vàiều trị kịp thi cho. Khám phát hiện bệnh vềp và t vấn dinh dng cho em tại Trạm Y...