Các dạng rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu bia người nhà cần biết

Theo dõi VGT trên

Từ đầu năm đến nay, BV Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận điều trị gần 70 bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia.

Theo các bác sĩ mỗi ngày tiếp nhận từ 3-4 bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các rối loạn tâm thần có liên quan đến rượu, bia.

Nhận biết các rối loạn tâm thần do rượu

Rối loạn tâm thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não. Loạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu dài gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Loạn thần xuất hiện không những do ngộ độc rượu khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi lượng rượu trong máu không có hoặc có rất thấp.

Về lâm sàng loạn thần do rượu có thể chia ra: sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu, hội chứng Korsakov do rượu, bệnh não do rượu …

Về tiến triển người ta phân chia rối loạn tâm thần do rượu thành 3 loại khác nhau: loại tiến triển tạm thời và không thường xuyên, loại tái phát nhiều lần và loại tiến triển mạn tính.

Các rối loạn tâm thần có tổn thương não do rượu bao gồm:

Bệnh loạn tâm thần Korsakov.

Bệnh giả liệt do rượu.

Bệnh não thực tổn Gayet-Wernicke.

1. Sảng rượu

Sảng rượu là một bệnh loạn thần cấp tính do rượu xuất hiện ở những bệnh nhân nghiện rượu mạn tính sau khi ngừng uống rượu. Sảng rượu được coi là một cấp cứu tâm thần, nếu không được điều trị tỉ lệ tử vong là 20% chủ yếu do các bệnh lí cơ thể như viêm phổi, suy thận, suy gan, suy tim,…

Các dạng rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu bia người nhà cần biết - Hình 1

Các rối loạn tâm thần có tổn thương não do rượu có thể xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng của bệnh nghiện rượu. Ảnh minh họa

Biểu hiện sảng rượu thường xảy ra ở giai đoạn 2 của bệnh nhân nghiện rượu mãn tính, ngừng uống rượu đột ngột từ 1 – 3 ngày. Khoảng 1/3 số trường hợp có hội chứng cai rượu sẽ tiến triển thành sảng rượu. Các triệu chứng của sảng rượu rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu tập trung thành 3 nhóm:

Mất ngủ hoàn toàn kéo dài trong vài ngày, thậm chí hàng tuần.

Hội chứng Paranoid trong sảng rượu diễn ra rầm rộ. Bệnh nhân có hoang tưởng bị hại và có ảo thị: nhìn thấy các động vật nhỏ như chim, chuột, rơi, kiến,… hiếm hơn có các ảo thị ghê rợn khiến bệnh lo lắng, sợ hãi. Bệnh nhân cũng có thể có ảo thanh, tiếng nói rất rõ là tiếng nói của người nào đó, nội dung thường là đe dọa, chửi bới.

Rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, bệnh nhân có thể có rối loạn định hướng không gian, thời gian và bản thân, tình trạng rối loạn ý thức có thể tăng lên dẫn đến trạng thái ý thức u ám và hôn mê. Rối loạn ý thức trong sảng rượu thường tăng lên về ban đêm hoặc về sáng sớm.

Ngoài ra còn có các rối loạn thần kinh thực vật như: run, giảm trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương, xung huyết da, tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp động mạch dao động, có thể gặp cơn co giật kiểu động kinh và có hành vi tự sát.

2. Ảo giác do rượu

Biểu hiện nổi bật của ảo giác do rượu là ảo thanh chiếm ưu thế. Nội dung của ảo thanh thường gặp là những lời đe dọa hoặc chửi rủa, sỉ nhục bệnh nhân trong khi ý thức không bị rối loạn, định hướng thời gian không gian, bản thân còn rõ ràng.

Ảo thanh này rất nguy hiểm cho bệnh nhân và những người xung quanh như: tự sát, đập phá, đốt nhà, giết người. Đôi khi, có những hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng liên hệ nhưng không bền vững và nhất thời.

3. Hoang tưởng do rượu

Hoang tưởng do rượu là một bệnh loạn thần. Với đặc điểm lâm sàng là sự hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại là những triệu chứng chủ yếu.

Nội dung của hoang tưởng liên quan đến các sự vật có thật xung quanh bệnh nhân như: vợ, con, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Người bệnh rất đa cảm, họ luôn hoảng sợ, hoang tưởng luôn cho phối hành vi và thường tấn công người khác.

4. Các tổn thương não mạn tính do rượu

Bệnh loạn thần Korsakov:

Video đang HOT

Bệnh loạn thần Korsakov là một trong những bệnh não thực tổn do rượu, biểu hiện chủ yếu bằng hội chứng mất trí nhớ và viêm đa dây thần kinh và xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng của bệnh nghiện rượu. Bệnh nhân mất trí nhớ hoàn toàn, không thể tiếp nhận được các thông tin mới, khi trả lời câu hỏi bệnh nhân thường bịa ra những sự kiện thay thế cho khoảng trống trí nhớ (nhớ bịa).

Bệnh giả liệt do rượu:

Đây là loại bệnh não thực tổn mạn tính do rượu, hiếm gặp và rất nặng. Bệnh nhân có giảm chú ý, giảm trí nhớ, có hoang tưởng khuyếch đại, có tổn thương khu trú thần kinh (yếu đầu chi, khó nói và rối loạn phản xạ).

Bệnh não thực tổn Gayet – Wernicke:

Bệnh não thực tổn do rượu Gayet -Wernicke là một bệnh mạn tính, hiếm gặp, biểu hiện bằng trạng thái lú lẫn, hưng phấn ngôn ngữ, vận động, có cơn co giật kiểu động kinh, rối loạn trí nhớ kiểu Korsakov và các tổn thương khu trú thần kinh như: thất điều vận động, rối loạn ngoại tháp, rối loạn chức năng vận nhãn.

Các dạng rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu bia người nhà cần biết - Hình 2

Rối loạn tâm thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não. Ảnh minh họa

Cần làm gì?

Tùy nồng độ rượu hiện diện trong máu mà mức độ tác động lên tri giác, hệ thần kinh có khác nhau.

Nếu nồng độ rượu trong máu 0,05% thì sẽ gây giảm sút về suy nghĩ, thiếu kiềm chế, lúc này người uống rượu nói nhiều, kích động; nếu nồng độ rượu trong máu 0,1% thì những thao tác vụng về, thiếu chính xác.

Nồng độ rượu trong máu 0,2% thì tác động lên chức năng của vùng vận động và kiểm soát hành vi cảm xúc ở não, gây ức chế, khiến người uống rượu đi đứng loạng choạng, dễ giận dữ, muốn gây sự.

Khi nồng độ rượu trong máu 0,3% thì người uống rơi vào lú lẫn, không còn nhận thức rõ những gì xung quanh; khi nồng độ rượu trong máu từ 0,4 – 0,5%, có thể bị hôn mê; nếu nồng độ rượu trong máu cao hơn nữa thì có thể làm suy hô hấp, tử vong…Vì vậy, khi có các biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Nguyên tắc điều trị là kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng:

Nếu là hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh); Nếu loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao). Nếu trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao).

Ngoài ra cần kết hợp với liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng giúp tái thích ứng xã hội. Điều trị các bệnh lý cơ thể đi kèm (bệnh lý gan, dạ dày, hô hấp…)…

Sibutramine là gì, tại sao lại là chất cấm?

Mới đây, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận một trường hợp bị ngộ độc (mất thị lực, tổn thương não) do sử dụng sản phẩm detox cơ thể, có chứa sibutramine.

Vậy sibutramine là chất gì, có được phép dùng trong các sản phẩm bổ sung không?

1. Sibutramine là gì?

Sibutramine tạo ra tác dụng điều trị bằng cách ức chế norepinephrine (NE), serotonin (5-hydroxytryptamine, 5-HT) và ở mức độ thấp hơn là tái hấp thu dopamine ở khớp thần kinh. Bằng cách ức chế sự tái hấp thu của các chất dẫn truyền thần kinh này, sibutramine thúc đẩy cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, do đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào.

Ngoài ra, sibutramine còn có khả năng tác động lên các mô mỡ làm tăng phân hủy mỡ và do đó làm tăng mức tiêu hao năng lượng.

Sibutramine (tên thương mại meridia ở Hoa Kỳ, reductil ở Châu Âu và các nước khác), thường là sibutramide hydrochloride monohydrate, là một thuốc dùng đường uống để điều trị béo phì. Sử dụng sibutramine cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để điều trị bệnh béo phì...

Sibutramine là gì, tại sao lại là chất cấm? - Hình 1

Sibutramine thúc đẩy cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, do đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào.

2. Tác dụng phụ của sibutramine

Sibutramine có thể gây tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm:

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

Khô miệng, đau bụng;

Thay đổi khẩu vị;

Táo bón, đau dạ dày;

Nhức đầu, đau lưng, đau khớp;

Cảm thấy lo lắng, chóng mặt hoặc chán nản;

Triệu chứng cúm, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho;

Cảm giác nóng, đỏ hoặc ngứa ran dưới da;

Khó ngủ (mất ngủ);

Phát ban da nhẹ...

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm:

Nhịp tim nhanh, dồn dập hoặc không đều;

Khó thở mới hoặc trầm trọng hơn;

Kích động, ảo giác, sốt, run, phản xạ hoạt động quá mức, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất khả năng phối hợp, giãn đồng tử;

Co cứng cơ, sốt cao, đổ mồ hôi, lú lẫn, cảm giác như sắp ngất đi;

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng hoặc chảy máu không ngừng);

Huyết áp cao nguy hiểm (nhức đầu dữ dội, mờ mắt, ù tai, lo lắng, co giật);

Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, đau lan xuống cánh tay hoặc vai, cảm giác ốm yếu toàn thân;

Tê hoặc yếu đột ngột (đặc biệt là ở một bên cơ thể), các vấn đề về thị giác, lời nói hoặc thăng bằng...

Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: Nổi mề đay; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng...

3. Những trường hợp không được dùng sibutramine

- Không sử dụng sibutramine nếu bạn đã dùng thuốc ức chế MAO như furazolidone (furoxone), isocarboxazid (marplan), phenelzine (nardil), rasagiline (azilect), selegiline (eldepryl, emsam) hoặc tranylcypromine (parnate) trong 14 ngày qua. Các tác dụng phụ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng sibutramine trước khi chất ức chế MAO đào thải khỏi cơ thể.

- Không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với sibutramine hoặc nếu bạn có:

Tăng huyết áp nặng hoặc không kiểm soát được (huyết áp cao);

Rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc ăn vô độ);

Tiền sử bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch);

Tiền sử bệnh tim (suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim);

Tiền sử đau tim hoặc đột quỵ;

Đang dùng thuốc giảm cân kích thích...

- Không dùng thuốc này cho bất cứ ai dưới 16 tuổi.

4. Những loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến sibutramine?

- Các loại thuốc khiến bạn buồn ngủ, chẳng hạn như thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng, thuốc an thần, thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị co giật, trầm cảm hoặc lo âu). Khi dùng cùng sibutramine sẽ làm tăng tác dụng an thần, buồn ngủ cho người dùng..

- Nhiều loại thuốc có thể tương tác bất lợi với sibutramine:

Lithium

Tryptophan hoặc L-tryptophan;

Thuốc chống nấm ketoconazol (nizoral);

Kháng sinh như erythromycin;

Thuốc chống trầm cảm như citalopram (celexa), desvenlafaxine (pristiq), duloxetine (cymbalta), fluoxetine (prozac, sarafem, symbyax), paroxetine (paxil), sertraline (zoloft), venlafaxine (effexor) và các loại khác;

Thuốc ergot như dihydroergotamine (DHE 45, thuốc xịt mũi migranal), ergonovine (ergotrate), ergotamine (ergomar) hoặc methylergonovine (methergine).

Thuốc trị đau nửa đầu như sumatriptan (imitrex) hoặc zolmitriptan (zomig);

Thuốc giảm đau gây mê như fentanyl (actiq, duragesic, fentora, onsolis), meperidine (demerol), pentazocine (talwin)...

Danh sách này chưa đầy đủ và các loại thuốc khác có thể tương tác với sibutramine. Điều này bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng.

5. Tại sao sibutramine lại là chất cấm?

Sibutramine là một loại thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, là hoạt chất có tác dụng giúp những người béo phì giảm cân, nhưng lại ảnh hưởng xấu tới tim mạch, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh động mạch vành, đau tim, loạn nhịp tim, huyết áp cao hoặc đột quỵ... Chất này cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà người dùng đang sử dụng, có thể dẫn đến nguy hiểm chết người.

Do là một chất kích thích tác dụng tập trung có liên quan về mặt hóa học với amphetamine, do đó sibutramine được phân loại là chất được kiểm soát theo Bảng IV ở Hoa Kỳ. Vào tháng 10 năm 2010, sibutramine đã bị rút khỏi thị trường Canada và Mỹ do lo ngại thuốc làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim.

Tại Việt Nam, ngày từ năm 2010, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu sibutramine. Ngày 14 tháng 04 năm 2011 Cục Quản lý Dược cũng đã có công văn (số 5149/QLD-CL) đình chỉ lưu hành trên toàn quốc các thuốc có chứa hoạt chất sibutramine và thu hồi toàn bộ các thuốc có chứa hoạt chất sibutramine, do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng đã rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine.

Sibutramine thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Thông tư số 10/2021/TT-BYT).

6. Cảnh giác với các sản phẩm giảm cân chứa chất cấm

Sibutramine là gì, tại sao lại là chất cấm? - Hình 2

Sibutramine thường là thành phần 'ẩn' trong các sản phẩm giảm cân không được nhà sản xuất công bố hoặc ghi trên nhãn.

Trên thực tế, rất nhiều các sản phẩm giảm cân được quảng cáo là an toàn, 'tự nhiên', nhưng lại chứa chất cấm như sibutramine. FDA liên tục thông báo thu hồi các sản phẩm giảm cân do phát hiện chứa chất cấm này. Tại Việt Nam cũng đã thu hồi nhiều sản phẩm giảm cân do phát hiện có chứa chất cấm sibutramine.

Không có cách nào nhanh chóng và dễ dàng để giảm cân. Việc kiểm soát cân nặng cần đạt được thông qua sự kết hợp giữa chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục phù hợp.

Nếu bạn cần trợ giúp để quản lý cân nặng của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Để an toàn, người tiêu dùng nên:

Thận trọng khi mua những sản phẩm giảm cân bán trực tuyến hoặc xách tay... Bạn không thể chắc chắn những sản phẩm này được sản xuất ở đâu và như thế nào. Chúng có thể chứa các thành phần cấm, ân có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Hãy cảnh giác với những sản phẩm có tuyên bố cường điệu về việc giảm cân nhanh chóng mà không cần tập thể dục hoặc kiểm soát chế độ ăn kiêng hoặc mang lại hiệu quả nhanh chóng đến không ngờ. Chúng có thể chứa các thành phần mạnh có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Hãy ngừng dùng các sản phẩm này ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc lo lắng về sức khỏe của mình.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Con trai Beckham có bạn gái mới chỉ một tháng sau khi tay trong tay cùng nữ nhiếp ảnh gia
21:06:02 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024

Tin mới nhất

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé

Sao châu á

07:00:12 19/11/2024
Thành viên 2NE1 phải cấp cứu và không thể biểu diễn; tài tử Trái tim mùa thu là trùm bất động sản, Rosé chia sẻ mối quan hệ đặc biệt với Taylor Swift

Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang

Thế giới

06:59:59 19/11/2024
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.

Hoa hậu Thanh Thủy: Một số người nói tôi quậy, nhí nhố, không phù hợp đăng quang

Sao việt

06:57:50 19/11/2024
Trở về Việt Nam sau khi đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024, Thanh Thủy đã có những chia sẻ với truyền thông về chiến thắng của mình.

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.

Các mỹ nhân Hàn Quốc sẽ thể hiện như thế nào tại Bước nhảy hoàn vũ 2024?

Tv show

06:49:19 19/11/2024
Là mùa thi quy tụ dàn thí sinh nữ nổi bật về nhan sắc đến từ 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, Bước nhảy hoàn vũ 2024 hứa hẹn sẽ mang tới những cuộc so tài kịch tính.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu từ chối nhận vàng của gia đình vợ cũ

Phim việt

06:47:18 19/11/2024
Hiếu không muốn nhận số vàng từ gia đình vợ cũ, dù đây là số vàng bà ngoại Trang cho cháu gái để làm của hồi môn.

Dùng loại quả giúp chống nắng, sinh collagen nấu 1 món ăn dễ bất ngờ nhưng vị chua, ngọt, giòn ngon vô cùng

Ẩm thực

06:10:30 19/11/2024
Món ăn này rất dẻo, giòn, vị chua chua, ngon ngọt. Đặc biệt nó không có chút phụ gia nào nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Phim lãng mạn gây choáng vì cảnh nóng của nữ chính, nhà trai là mỹ nam đẹp bậc nhất màn ảnh

Phim âu mỹ

06:06:52 19/11/2024
Ở bộ phim này, Andrew Garfield và Florence Pugh được đánh giá là đã mang tới diễn xuất ấn tượng với chemistry tràn màn hình.

Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê

Phim châu á

05:59:47 19/11/2024
Muốn Gặp Anh (Someday Or One Day) sau 5 năm lên sóng vẫn không ngừng gây chao đảo showbiz xứ tỷ dân, xứng danh hiện tượng màn ảnh nhỏ 2019.

"Quả bom sex" Pamela Anderson tự tin không trang điểm đi sự kiện

Sao âu mỹ

05:57:22 19/11/2024
Pamela Anderson - người một thời được mệnh danh là Quả bom sex của nước Mỹ - đã gây choáng khi không trang điểm tham dự Governors Awards 2024.