Các đại gia công nghệ đều muốn sở hữu một nền tảng
Những năm 1990, rất nhiều các công ty công nghệ được đầu tư và cũng rất nhiều đã trở thành công ty đại chúng. Thị trường chứng khoán đã đưa các công ty ấy lên đến đỉnh cao rồi lâm vào khủng hoảng. Chỉ một số công ty tồn tại được. Những công ty đã thất bại chính là những công ty dựa vào lượng khách truy cập trang web của họ, bởi đa phần những trang web lúc đó chỉ là những trang “quảng cáo” cho sản ph ẩm thực tế của họ.
Những công ty tồn tại được qua đợt khủng hoảng ấy khéo léo hơn, được đầu tư tốt hơn và bản chất của họ không chỉ dừng ở một trang “giới thiệu sản phẩm”. Họ đã đưa công nghệ lên một trình độ mới, với việc sáng tạo ra những cách thức hoàn toàn mới để kinh doanh. Hãy nghĩ đến Amazon, eBay và Google. Họ không phải là đại diện kỹ thuật số cho việc kinh doanh offline của họ. Thực tế thì cả 3 công ty này đều không hề có mảng kinh doanh offline nào. Nhưng những gì họ làm đã thay đổi cách thức thương mại truyền thống hoạt động.
Thời đại hiện nay cũng có chút giống với những năm 1990, khi mà rất nhiều các công ty công nghệ có thể thu hút vốn đầu tư hay có chỗ trong các vườn ươm. Trong khi những năm 1990, các công ty đa phần là những trang web “giới thiệu sản phẩm” thì hiện nay đa phần là những công cụ tiện ích. Các startup tập trung chỉ vào 1 điểm thường dễ nhận được đầu tư hơn các startup khác. Lý do ư? Có lẽ đó là xu hướng muốn tìm một Instagram tiếp theo của các nhà đầu tư. Instagram là một công cụ chia sẻ và chỉnh sửa ảnh, cực kỳ phổ biến với giới trẻ, và mặc dù chưa hề có một mô hình kinh doanh đem lại doanh thu nhưng đã được Facebook mua lại với giá lên đến 1 tỷ USD. Và giờ đây tất cả mọi người đều cố gắng trở thành một Instagram thứ hai. Nhưng liệu mô hình chỉ tập trung giải quyết 1 nhu cầu này có bền vững không?
Câu trả lời của biên tập viên Darcy Travlos của Forbes là Không. Theo cô thì những công ty công nghệ có khả năng trở thành một nền tảng hoặc một sinh thái mới là những công ty bền vững, và có thể thu hút được những đầu tư dài dạn. Cô đã chỉ ra những ví dụ rất thực tế với Apple, LinkedIn, Amazon, eBay, Google và Facebook.
Apple là một ví dụ rất tuyệt vời. Họ đã tạo ra cả một quan niệm mới – công nghệ tiêu dùng – tại một thời điểm mà thế giới đều đang hướng về công nghệ doanh nghiệp (ví dụ như Cisco). Apple là hình mẫu lý tưởng cho việc thiết lập một nền tảng công nghệ tiêu dùng. Họ là người đầu tiên, và cũng là người cực kỳ thành công, tập trung vào một hệ thống công nghệ dành cho người tiêu dùng và làm ngạc nhiên cả các nhà đầu tư phố Wall. Sản phẩm tiêu dùng thành công đầu tiên của Apple là iPod, và Apple đã tận dụng điều này để tạo nên cả một hệ sinh thái xây dựng trên hệ điều hành và các sản phẩm khép kín của hãng. Kết quả? Sau 10 năm, giá cổ phiếu của Apple tăng từ 7,1 USD lên 705 USD, với doanh thu tăng hàng trăm phần trăm.
Video đang HOT
LinkedIn thì phát triển từ một mạng lưới dành cho các chuyên gia đến một nền tảng dành cho cả ngành công nghiệp tuyển dụng chuyên nghiệp. Thậm chí cả BranchOut, công ty nhận được rất nhiều quan tâm trong năm ngoái nhờ khả năng sử dụng thông tin bạn bè trên Facebook để tuyển dụng, cũng không thể cạnh tranh vị trí thống trị của LinkedIn. Cũng như eBay, LinkedIn đã biên cả một ngành công nghiệp trước đây chỉ dựa trên giấy tờ thành một chợ điện tử hiệu quả. LinkedIn giờ đã trở thành một nền tảng việc làm. Theo nghiên cứu mới nhất của công ty phần mềm tuyển dụng Bullhorn, 98,% những nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, và 97,4% họ sử dụng LinkedIn. Điều này cũng có nghĩa là LinkedIn đã có gần như 100% thị phần. LinkedIn IPO tháng 5 năm 2011 với giá 45 USD / cổ phiếu và đến nay, giá cổ phiếu của LinkedIn là 156 USD, tăng gấp gần 4 lần chỉ trong chưa đầy 2 năm.
Amazon khởi đầu là một nhà bán sách trực tuyến. Sau này công ty đã phát triển cơ sở hạ tầng của riêng mình để tập trung cho thương mại điện tử. Đầu tiên, Amazon giới thiệu công cụ One Click, giúp người dùng đặt mua chỉ bằng một cú nhấn chuột. Công cụ này là một phần thiết yếu trong hệ thống thương mại điện tử của Amazon. Sau đó, Amazon phát triển một cơ sở hạ tầng rộng lớn hơn, dành cho tất cả các doanh nghiệp kỹ thuật số, không chỉ thương mại điện tử, mang tên Amazon Web Services. Dịch vụ này ban đầu chỉ với mục đích hỗ trợ cho Amazon, nhưng sau khi mở rộng ra, đến nay Amazon Web Services được dự đoán mang về doanh thu 2 tỷ USD hàng năm, và tính đến năm 2016 ước tính doanh thu Amazon Web Services mang về sẽ là 10 tỷ USD hàng năm. Với dịch vụ web, host và lưu trữ, Amazon trở nền một nền tảng, là xương sống cho các startup công nghệ khác như Dropbox. Amazon đã từ một công ty bán sách trực tuyến trở thành một công ty nền tảng. Và từ khi IPO tháng 5 năm 1997 với giá 1,5 USD/ cổ phiếu, đến nay giá trị cổ phiếu của công ty là 260 USD, tăng đến hơn 17.000%.
eBay là công ty đầu tiên và cũng là công ty thành công nhất khi chuyển đổi ngành công nghiệp rao vặt thành một mảng kinh doanh trị giá 74 tỷ USD. Câu chuyện của eBay cũng tương tự như Amazon. Để hỗ trợ mảng kinh doanh chính, eBay đã mua lại công cụ thanh toán điện tử PayPal tháng 7 năm 2002 với giá 1,5 tỷ USD. Ngày nay, tổng giá trị giao dịch qua PayPal là 14 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm ngoái, và chiếm đến 39% doanh thu của eBay, tức là 19% thương mại điện tử toàn cầu. Từ một trang đấu giá giữa các cá nhân, eBay giờ đây đã trở thành một chợ điện tử và một nền tảng thanh toán di động. Từ khi IPO đến nay, giá cổ phiếu của eBay đã tăng 7.000%.
Google, nền tảng tìm kiếm và quảng cáo, giờ đây đã có cả một hệ sinh thái. Thị phần của hệ sinh thái này phụ thuộc khá nhiều vào các đối tác như Samsung, như trước đây Microsoft đã thành công với các đối tác Dell, Intel, HP và IBM. Google trở đây đã có hệ điều hành di động có thị phần lớn nhất thế giới. Thực tế, giờ đây Google có thể được coi như 2 công ty: Tìm kiếm và Hệ điều hành di động. Và cả 2 công ty này đều hoạt động như nền tảng vậy. Ở mảng tìm kiếm, đối thủ của Google là Facebook và Microsoft, và ở di động là Apple. Nhưng tại thời điểm hiện tại, Google vẫn đang là người chiến thắng ở cả 2 mảng. Từ khi IPO đến nay, giá cổ phiếu của Google đã tăng 830%.
Facebook kết nối những con người với nhau, và là người tiên phong trong lĩnh vực mạng xã hội. Giờ đây, thách thức của Facebook là mang thêm một điều gì đó đặc biệt hơn, cá nhân hóa hơn cho người dùng. Hãy tưởng tượng đến iOS và việc bị Android giành mất thị phần. Điều tương tự cũng có thể sẽ xảy đến với Facebook khi mà hàng loạt các mạng xã hội riêng tư, hay những mạng xã hội tập trung vào sở thích đang liên tục xuất hiện. Đến nay, Facebook vẫn chưa thể chuyển đổi từ một mạng xã hội kết nối bạn bè sang một nền tảng hay một cơ sở hạ tầng. Facebook đang cố gắng thực hiện điều này bằng Facebook Search và Facebook Pages dành cho các công ty. Với thực tế là chưa thể tạo nên được một nền tảng riêng cho mình, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm 28% kể từ khi IPO.
Rõ ràng, những công ty đã tạo được một nền tảng cơ sở hạ tầng của riêng mình đã mang lại những giá trị lớn cho nhà đầu tư. Và chính những công ty ấy mới là những công ty mà các nhà đầu tư mong muốn trong dài hạn, thay vì những thành công ngắn hạn của các công ty chỉ tập trung giải quyết 1 nhu cầu.
Theo Genk
Các đại gia công nghệ đang muốn học mô hình lãnh đạo của Facebook?
Thông thường, các công ty công nghệ trẻ có những cách quản lý khác nhau. Mặc dù các founder trẻ tuổi vẫn ở lại và đóng góp cho sự phát triển của công ty, nhưng họ thường mời các nhà điều hành nhiều kinh nghiệm quản lý công ty.
Họ hiểu rằng những nhà điều hành ấy có các kỹ năng lãnh đạo cần thiết, và đặc biệt là họ có thể làm các nhà đầu tư yên tâm. Đó là cách mà các công ty như Google, LinkedIn và eBay đã làm, với các CEO (Tổng giám đốc điều hành) là Eric Schmidt, Jeff Weiner và Meg Whitman. Nhưng giờ đây mô hình quản lý này đang thay đổi, và Facebook là người tiên phong trong những thay đổi ấy.
Theo Henry Blodget của tạp chí New York, sự hợp tác giữa Zuckerberg và Sandberg đã mang đến một mô hình quản lý mới cho các công ty công nghê. Và thay vì tìm một CEO chuyên nghiệp, giờ đây các công ty công nghệ cố gắng tìm một "Sheryl Sandberg". Jeffrey Bussgang, quản lý quỹ đầu tư Flybridge Capital Partners, nói: "Mô hình mới là một COO (Giám đốc điều hành) kinh nghiệm và một CEO kỹ thuật trẻ tuổi. Trước đây mọi người thường coi thường vai trò COO, nhưng bây giờ đó là cả một vinh dự. Các hội đồng quản trị đã nhận ra sự tích cực trong văn hóa công ty mà các founder mang lại. Họ là linh hồn của cả công ty".
Mô hình của Facebook là kết hợp giữa phát triển sản phẩm và sự xuất sắc trong điều hành. 2 người lãnh đạo Facebook bổ sung cho nhau và tạo nên một ví dụ điển hình về sự thành công nhờ hợp tác chiến lược. Một người có tầm nhìn, hiểu được mục tiêu của công ty và tạo nên chiến lược lâu dài cho công ty. Và đó chính là Mark Zuckerberg, anh dẫn dắt công ty bằng tầm nhìn và cảm hứng. Còn Sheryl Sandberg, là người hỗ trợ cho nhiệm vụ đó của Mark và đảm bảo nhiệm vụ ấy được thực hiện tốt. Để mô hình này hoạt động tốt, như ở Facebook, thì Sheryl và Mark đều sở hữu những kỹ năng mà người kia không có. Ở Facebook, Zuckerberg tập trung vào phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, bởi đó là điều anh làm tốt, còn Sandberg thì đảm bảo sự ổn định và kỷ luật trong công ty, để đảm bảo làm tốt tầm nhìn của Zuckerberg.
Trong lịch sử, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều sự thành công dựa trên những mô hình hợp tác này, như Hewlett và Packard, Sears và Roebuck, McGraw và Hill. Cũng có những ví dụ về sự hợp tác của 3 hay nhiều người hơn, như CollegeHumor, Warner Bros., và Johnson & Johnson.
Warner Bros. được thành lập từ 4 người anh em trong một gia đình Do Thái: Sam, Albert, Harry và Jack Warner. Sau khi khởi nghiệp đầu những năm 1900 trong lĩnh vực phân phối phim, họ bắt đầu tính đến chuyện sản xuất phim của riêng mình. Sam đã có ý tưởng sản xuất một bộ phim nhạc kịch dài. Mọi người đều nghĩ rằng đó là 1 ý tưởng điên rồ. Nhưng năm 1927, The Jazz Singer ra mắt và là một cú hit lớn, với doanh thu khoảng 3 triệu USD. Bộ phim ấy đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp phim và mang lại danh tiếng cho Warner Bros.
Steve Jobs đã từng nói: "Hình mẫu kinh doanh của tôi là the Beatles. Họ là 4 con người luôn bổ sung cho nhau. Và cách tôi nhìn kinh doanh cũng vậy, để kinh doanh tốt không chỉ cần một người, mà là một nhóm người". Steve Jobs và Steve Wozniak, những người sáng lập Apple, là những đối tác luôn bổ sung cho nhau. Wozniak là người sáng tạo, và Jobs là người "tìm cách biến chúng thành tiền". Khi Wozniak kể về sản phẩm đầu tiên của ông - một chiếc máy tính cá nhân - với Steve Jobs, Wozniak đã dự định cho ý tưởng ấy miễn phí. Nhưng Jobs đã dự đoán được tương lai và luôn mơ về biến thế giới tốt đẹp hơn nhờ những công nghệ thân thiện với con người, và ông đã thuyết phục Wozniak cùng lập nên Apple Computer.
Có thể thấy, hợp tác là 1 điều tuyệt vời. Mọi người thường muốn hợp tác cùng nhau. Họ muốn chia sẻ ý tưởng với những người có cùng suy nghĩ, họ tìm những góc nhìn và kinh nghiệm khác nhau để giúp biến ý tưởng trở thành hiện thực. Chính sự chia sẻ về giá trị, sở thích, và sự hợp tác lãnh đạo mạnh mẽ đã làm nên thành công cho các công ty như Larry Page và Sergey Brin của Google, Bill Gates và Paul Allen của Microsoft, Ben Cohen và Jerry Greenfield của Ben and Jerry's, Bill Bowerman và Phil Knight của Nike...
Theo Genk
Apple, Google rớt hạng 20 công ty đáng tin cậy Những hãng công nghệ Mỹ lấy được lòng tin của của người tiêu dùng nhất là HP, Amazon, IBM, eBay và Microsoft, trong khi hai tên tuổi hàng đầu về thiết bị di động lại không được đánh giá cao. Khảo sát thường niên Most Trusted Companies 2012 (Những công ty đáng tin cậy nhất 2012) được thực hiện bởi Viện Ponemon (Mỹ),...